Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì I (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khẳng định nào dưới đây không đúng?

  • A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.
  • B. Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu.
  • C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức, suy luận của con người,... về các sự vật, hiện tượng.
  • D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

Câu 2: Sóng âm không truyền được trong môi trường nào?

  • A. Chất rắn.
  • B. Chất rắn và chất lỏng.
  • C. Chân không.
  • D. Chất rắn, chất lỏng và chất khí.

Câu 3: Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng

  • A. Nhận thêm electron.
  • B. Nhường bớt electron.
  • C. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể.
  • D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.

Câu 4: Khi một người lái xe nhanh sẽ không gây ra hậu quả nào sau đây?

  • A. Có ít thời gian xử lí để tránh va chạm.
  • B. Khoảng cách tối thiểu để dừng xe càng lớn.
  • C. Vụ va chạm để lại hậu quả nặng nề.
  • D. Gây ô nhiễm môi trường càng lớn.

Câu 5: Góc tới là góc tạo bởi hai tia nào?

  • A. Tia sáng tới và tia phản xạ.
  • B. Tia sáng tới và mặt gương.
  • C. Tia sáng tới và pháp tuyến.
  • D. Tia phản xạ và pháp tuyến.

Câu 6: Một đơn vị khối lượng nguyên tử (1amu) theo định nghĩa có giá trị bằng

  • A. 1/12 khối lượng của nguyên tử carbon
  • B. 1/16 khối lượng của nguyên tử oxygen
  • C. 1/10 khối lượng của nguyên tử boron 
  • D. 1/32 khối lượng của nguyên tử sulfur

Câu 7: Phân tử là

  • A. phân tử do một hoặc nhiều nguyên tử kết hợp với nhau và mang đầy đủ tính chất của chất. 
  • B. hạt đại diện cho hợp chất, được tạo bởi nhiều nguyên tố hóa học.
  • C. hạt đại diện cho chất, được tạo bởi một nguyên tố hóa học.
  • D. hạt nhỏ nhất do các nguyên tố hóa học kết hợp với nhau tạo thành chất.

Câu 8: Đến nay người ta đã tìm được ra bao nhiêu nguyên tố hóa học?

  • A. 109.
  • B. 112.
  • C. 118.
  • D. 121.

Câu 9: Sóng âm dội lại khi gặp vật cản là

  • A. âm phản xạ.
  • B. âm tới.
  • C. siêu âm.
  • D. hạ âm.

Câu 10: Từ đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động ta không thể xác định được yếu tố nào dưới đây?

  • A. Quãng đường vật đi được.
  • B. Thời gian vật đã đi.
  • C. Tốc độ của vật chuyển động.
  • D. Khoảng cách của vật so với cây ven đường.

Câu 11: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Số … là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học”.

  • A. proton.
  • B. electron.
  • C. neutron.
  • D. neutron và electron.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ – dơ – pho – Bo?

  • A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử
  • B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron
  • C. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm
  • D. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành lớp electron 

Câu 13: Trong thí nghiệm tạo bóng với nguồn sáng rộng, kích thước bóng nửa tối thay đổi thế nào khi di chuyển màn chắn ra xa vật cản sáng?

  • A. tăng lên
  • B. giảm đi
  • C. không thay đổi
  • D. lúc đầu giảm đi, sau đó tăng lên

Câu 14: Phần lớn các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn là

  • A. kim loại.                  
  • B. phi kim.                   
  • C. khí hiếm.                                     
  • D. chất khí.

Câu 15: Vì sao ta nhìn thấy ảnh của một vật trong gương phẳng? 

  • A. Vì có ánh sáng truyền thẳng từ vật đến mắt ta 
  • B. Vì mắt ta chiếu ra những tia sáng đến gương rồi quay lại chiếu sáng vật 
  • C. Vì có ánh sáng từ vật truyền đến gương, phản xạ trên gương rồi truyền từ ảnh đến mắt ta. 
  • D. Vì có ánh sáng từ vật đi vòng ra sau gương rồi đến mắt ta 

Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng.
  • B. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng.
  • C. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố kim loại sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng.
  • D. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố hóa học sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 17: Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, ta quan sát thấy trên bức tường? 

  • A. Một vùng tối hình bàn tay 
  • B. Vùng sáng được chiếu sáng đầy đủ 
  • C. Một vùng bóng tối tròn 
  • D. Một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn.

Câu 18: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong thời gian 40 phút. Vận tốc của học sinh đó là: 

  • A. 19,44 m/s 
  • B. 15 m/s 
  • C. 1,5 m/s 
  • D. 2/3 m/s

Câu 19: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ?

  • A. Thước, cổng quang điện và đồng hồ bấm giây.
  • B. Cổng quang điện và đồng hồ bấm giây.
  • C. Thước và đồng hồ đo thời gian hiện số.
  • D. Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.

Câu 20: Có một đường cao tốc vừa mới được xây dựng gần một trường học. Hàng ngày học sinh phải chịu ô nhiễm tiếng ồn, vì điều kiện chưa đổi được trường về vị trí khác nên người ta đã có những phương án để chống lại những tiếng ồn đó như sau. Phương pháp nào là tốt nhất? 

  • A. Xây tường chắn để ngăn cách. 
  • B. Thay hệ thống cửa bằng cửa kính và đóng lại khi cần.
  • C. Trang bị cho mỗi học sinh một mũ chống ồn để bịt tai. 
  • D. Che cửa bằng các màn vải.

Câu 21: Trong chất cộng hoá trị, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Hoá trị của nguyên tố là đại lượng biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tố khác có trong phân tử.
  • B. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H liên kết với nguyên tố đó.
  • C. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H và nguyên tử O liên kết với
  • nguyên tố đó.
  • D. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử O liên kết với nguyên tố đó nhân với 2.

Câu 22: Các kim loại kiềm trong nhóm IA đều có số electron lớp ngoài cùng là bao nhiêu?

  • A. 1.                             
  • B. 2.                             
  • C. 3.                                     
  • D. 7.

Câu 23: Một người đứng trước gương phẳng và tiến lại gần gương thêm 10 cm, khoảng cách giữa người này và ảnh tạo bởi gương

  • A. tăng thêm 10 cm.
  • B. giảm đi 10 cm.
  • C. tăng thêm 20 cm.
  • D. giảm đi 20 cm.

Câu 24: Một âm thoa thực hiện 512 dao động mỗi giây thì sóng âm do nó phát ra có tần số bao nhiêu?

  • A. 512 Hz.
  • B. 8,5 Hz.
  • C. 1024 Hz.
  • D. 256 Hz.

Câu 25: Phân tử (X) được tạo bởi nguyên tố carbon và nguyên tố oxygen. Khối lượng phân tử (X) là

  • A. 28 amu.                                                         
  • B. 32 amu.
  • C. 44 amu.                                                         
  • D. 28 amu hoặc 44 amu.

Câu 26: Có các phát biểu sau:

(a) Tất cả các chất ion đều ở thể rắn.

(b) Tất cả các chất ion đều tan trong nước tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện.

(c) Khi đun sodium chloride rắn ở nhiệt độ cao sẽ được sodium chloride lỏng dẫn điện.

(d) Đường tinh luyện và muối ăn đều là chất rắn tan được trong nước tạo dung dịch dẫn điện.

Số phát biểu đúng là

  • A. 1. 
  • B. 2. 
  • C. 3. 
  • D. 4.

Câu 27: Nguyên tử X có tổng số hạt là 58, trong đó số hạt proton là 19. Số electron lớp ngoài cùng của X là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 28: Một bạn học sinh nghe âm phát ra từ hai chiếc loa: loa A và loa B. Biết rằng âm do lao A phát ra có tần số lớn hơn 100 Hz so với âm do loa B phát ra. Nhận xét nào dưới đây là đúng?

  • A. Bạn học sinh đó nghe thấy âm do loa A phát ra cao hơn loa B.
  • B. Bạn học sinh đó nghe thấy âm do loa B phát ra cao hơn loa A.
  • C. Bạn học sinh đó nghe thấy âm do loa A phát ra to hơn loa B.
  • D. Bạn học sinh đó nghe thấy âm do loa B phát ra to hơn loa A.

Câu 29: Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học nào sau đây? 

Câu 30: Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp lóe sáng đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng 15 giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng 340 m/s. 

  • A. 5100 m
  • B. 5000 m 
  • C. 5200 m 
  • D. 5300 m

Câu 31: Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

  • A. Thực hiện kế hoạch.
  • B. Hình thành giả thuyết.
  • C. Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.
  • D. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

Câu 32: Bạn A đi bộ từ nhà đến thư viện lấy sách với tốc độ không đổi là 0,5 m/s. Biết quãng đường đến thư viện là 0,6 km. Hỏi A đi mất bao nhiêu lâu?

  • A. 10 phút
  • B. 20 phút
  • C. 30 phút
  • D. 40 phút

Câu 33: Tai con người có thể nghe được những âm có mức cường độ âm trong khoảng nào? 

  • A. Từ 0 dB đến 1000 dB. 
  • B. Từ 10 dB đến 100 dB. 
  • C. Từ -10 dB đến 100dB. 
  • D. Từ 0 dB đến 130 dB.

Câu 34: Đá vôi có thành phần chính là calcium carbonate. Phân tử calcium carbonate gồm một nguyên tử calcium, một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen. Khối lượng phân tử calcium carbonate là (biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: Ca = 40 amu, C = 12 amu, O = 16 amu)

  • A. 68 amu.
  • B. 84 amu.
  • C. 100 amu.
  • D. 133 amu.

Câu 35: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Trong hợp chất tạo bởi C và H, hoá trị của nguyên tố C luôn bằng IV vì một nguyên tử C luôn liên kết với 4 nguyên tử H.
  • B. Trong chất cộng hoá trị, nguyên tố H luôn có hoá trị bằng I.
  • C. Trong hợp chất, nguyên tố O luôn có hoá trị bằng II.
  • D. Trong hợp chất, nguyên tố N luôn có hoá trị bằng III.

Câu 36: Dùng quy tắc “3 giây” để ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68 km/h. 

  • A. 46,67m
  • B. 68m 
  • C. 56,67m
  • D. 32m

Câu 37: Nhà Quang cách nhà Nam 210 m. Quang đi bộ sang nhà Nam hết thời gian 2,5 phút. Quang đi với tốc độ là

  • A. 4,8 km/h.
  • B. 1,19 m/s.
  • C. 4,8 m/phút.
  • D. 1,4 m/s.

Câu 38: Bước nào sau đây cần làm trước bước hình thành giả thuyết khi nghiên cứu một vấn đề khoa học tự nhiên?

  • A. Thực hiện kế hoạch.
  • B. Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.
  • C. Kết luận.
  • D. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

Câu 39: Phân tử nước gồm một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen. Khi hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử nước, nguyên tử oxygen góp chung bao nhiêu electron với mỗi nguyên tử hygrogen?

  • A. Nguyên tử oxygen góp chung 4 electron với mỗi nguyên tử hygrogen.
  • B. Nguyên tử oxygen góp chung 3 electron với mỗi nguyên tử hygrogen.
  • C. Nguyên tử oxygen góp chung 2 electron với mỗi nguyên tử hygrogen.
  • D. Nguyên tử oxygen góp chung 1 electron với mỗi nguyên tử hygrogen.

Câu 40: Chiếu một tia sáng tới chếch một góc 20$^{o}$ vào một gương phẳng ta được tia sáng phản xạ tạo với tia sáng tới một góc

Chiếu một tia sáng tới chếch một góc 20o vào một gương phẳng ta được tia sáng phản xạ tạo với tia sáng tới một góc

  • A. 40$^{o}$
  • B. 70$^{o}$
  • C. 80$^{o}$
  • D. 140$^{o}$

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác