Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì I (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chức năng quan trọng của dao động kí là gì?

  • A. Tự động đo thời gian.
  • B. Đo chuyển động của một vật trên quãng đường.
  • C. Biến đổi tín hiệu âm truyền tới thành tín hiệu điện.
  • D. Hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian.

Câu 2: Bạn Lan thấy rằng việc nảy mầm từ hạt đậu xanh và hạt đậu đen là khác nhau. Theo em, đâu không phải kĩ năng bạn Lan cần thực hiện để tìm hiểu sự giống và khác nhau của hai loại hạt đậu nói trên?

  • A. Quan sát.
  • B. Đo.
  • C. Dự báo.
  • D. Phân loại.

Câu 3: Điều nào sau đây mô tả đầy đủ thông tin nhất về proton?

  • A. Proton là một hạt vô cùng nhỏ và mang điện tích âm.
  • B. Proton là một hạt vô cùng nhỏ, mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử.
  • C. Proton là một hạt không mang điện và được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử.
  • D. Proton là một hạt mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử.

Câu 4: Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi tia sáng gặp gương phẳng? 

  • A. Góc phản xạ lớn hơn góc tới 
  • B. Góc phản xạ nhỏ hơn góc tới 
  • C. Góc phản xạ bằng góc tới 
  • D. Góc phản xạ bằng nửa góc tới

Câu 5: Vật phát ra âm cao hơn khi nào?

  • A. Khi vật dao động mạnh hơn.
  • B. Khi vật dao động chậm hơn.
  • C. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn.
  • D. Khi tần số dao động lớn hơn.

Câu 6: Hạt nhân một nguyên tử flourine có 9 proton và 10 neutron. Khối lượng của nguyên tử flourine xấp xỉ bằng

  • A. 9 amu.
  • B. 10 amu.
  • C. 19 amu.
  • D. 28 amu.

Câu 7: Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của âm? 

  • A. Độ đàn hồi của nguồn âm. 
  • B. Biên độ dao động của nguồn âm. 
  • C. Tần số của nguồn âm. 
  • D. Đồ thị dao động của nguồn âm.

Câu 8: Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo

  • A. độ dài quãng đường và thời gian vật đi hết quãng đường đó.
  • B. độ dài quãng đường mà vật đó phải đi.
  • C. thời gian mà vật đó đi hết quãng đường.
  • D. quãng đường và hướng chuyển động của vật.

Câu 9: Cho các nguyên tử được kí hiệu bởi các chữ cái và số proton trong mỗi nguyên tử như sau:

Nguyên tửSố proton
X5
Y8
Z18
T5

Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là

  • A. X và T.
  • B. X và Y.
  • C. Y và Z.
  • D. Z và T.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng.
  • B. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố phi kim sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng.
  • C. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố kim loại sẽ nhận thêm electron để có đủ 8 electron ở lớp electron ngoài cùng.
  • D. Để tạo ion dương thì nguyên tử của nguyên tố hóa học sẽ nhường các electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 11: Hãy sắp xếp các thao tác theo thứ tự đúng khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian.

(1) Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.

(2) Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.

(3) Nhấn nút START để bắt đầu đo thời gian.

Thứ tự đúng của các bước là

  • A. (1), (2), (3).
  • B. (3), (1), (2).
  • C. (1), (3), (2).
  • D. (3), (2), (1).

Câu 12: Khi đo tốc độ của bạn Nam trong cuộc thi chạy 200 m, em sẽ đo khoảng thời gian

  • A. Từ lúc bạn Nam lấy đà đến lúc về đích.
  • B. Từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc bạn Nam về đích.
  • C. Bạn Nam chạy 100 m rồi nhân đôi.
  • D. Bạn Nam chạy 400 m rồi chia đôi.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về định luật phản xạ ánh sáng?

  • A. Góc phản xạ bằng góc tới.
  • B. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới.
  • C. Tia phản xạ luôn song song với tia tới.
  • D. Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến bằng góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến.

Câu 14: Khi điều chỉnh nút âm lượng (volume) trên loa là ta đang điều chỉnh đặc trưng nào của sóng âm phát ra?

  • A. Biên độ âm.
  • B. Tần số âm.
  • C. Tốc độ truyền âm.
  • D. Môi trường truyền âm.

Câu 15: Trong phân tử KCl, nguyên tử K (potassium) và nguyên tử Cl (chlorine) liên kết với nhau bằng liên kết

  • A. cộng hóa trị.
  • B. ion.
  • C. kim loại.
  • D. phi kim.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

  • A. Nhạc âm là do nhiều nhạc cụ phát ra.
  • B. Tạp âm là các âm có tần số không xác định. 
  • C. Độ cao của âm là một đặc tính của âm. 
  • D. Âm sắc là một đặc tính của âm.  

Câu 17: Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo

  • A. Độ dài quãng đường và thời gian vật đi hết quãng đường đó.
  • B. Độ dài quãng đường mà vật đó phải đi.
  • C. Thời gian mà vật đó đi hết quãng đường.
  • D. Quãng đường và hướng chuyển động của vật.

Câu 18: Phân tử nước gồm một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen. Khi hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử nước, nguyên tử oxygen góp chung bao nhiêu electron với mỗi nguyên tử hygrogen?

  • A. Nguyên tử oxygen góp chung 4 electron với mỗi nguyên tử hygrogen.
  • B. Nguyên tử oxygen góp chung 3 electron với mỗi nguyên tử hygrogen.
  • C. Nguyên tử oxygen góp chung 2 electron với mỗi nguyên tử hygrogen.
  • D. Nguyên tử oxygen góp chung 1 electron với mỗi nguyên tử hygrogen.

Câu 19: Ảnh ảo là

  • A. Ảnh không thể nhìn thấy được.
  • B. Ảnh tưởng tượng, không tồn tại trong thực tế.
  • C. Ảnh không thể hứng được trên màn nhưng có thể nhìn thấy được.
  • D. Ảnh luôn ngược chiều với ảnh thật.

Câu 20: Trường hợp nào dưới đây nên sử dụng thước đo và đồng hồ bấm giờ để đo tốc độ của vật?

  • A. Đo tốc độ của viên bi chuyển động trên bàn.
  • B. Đo tốc độ bơi của vận động viên.
  • C. Đo tốc độ rơi của vật trong phòng thí nghiệm.
  • D. Đo tốc độ bay hơi của nước.

Câu 21: Trong chất cộng hoá trị, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Hoá trị của nguyên tố là đại lượng biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tố khác có trong phân tử.
  • B. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H liên kết với nguyên tố đó.
  • C. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H và nguyên tử O liên kết với
  • nguyên tố đó.
  • D. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử O liên kết với nguyên tố đó nhân với 2.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khoảng cách an toàn giữa các xe đang lưu thông trên đường?

  • A. Khoảng cách an toàn là khoảng cách đủ để phản ứng, không đâm vào xe trước khi gặp tình huống bất ngờ.
  • B. Khoảng cách an toàn tối thiểu được quy định bởi Luật Giao thông đường bộ.
  • C. Tốc độ chuyển động càng cao thì khoảng cách an toàn phải giữ càng lớn.
  • D. Khi trời mưa hoặc thời tiết xấu, lái xe nên giảm khoảng cách an toàn.

Câu 23: Hai xe lửa chuyển động trên các đường ray song song, cùng chiều với cùng vận tốc. Một người ngồi trên xe lửa thứ nhất sẽ: 

  • A. Đứng yên so với xe lửa thứ hai. 
  • B. Đứng yên so với mặt đường. 
  • C. Chuyển động so với xe lửa thứ hai. 
  • D. Chuyển động ngược lại.

Câu 24: Trục hoành Ot trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để

  • A. Biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp.
  • B. Biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ xích thích hợp.
  • C. Biểu diễn tốc độ theo một tỉ lệ xích thích hợp.
  • D. Biểu diễn độ dời theo một tỉ lệ xích thích hợp.

Câu 25: Camera của thiết bị bắn tốc độ ghi và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,25 s. Tốc độ của ô tô là

  • A. 20 m/s.
  • B. 0,05 m/s.
  • C. 20 km/h.
  • D. 0,05 km/h.

Câu 26: Trục hoành Ot trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để

  • A. Biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp.
  • B. Biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ xích thích hợp.
  • C. Biểu diễn tốc độ theo một tỉ lệ xích thích hợp.
  • D. Biểu diễn độ dời theo một tỉ lệ xích thích hợp.

Câu 27: Sự phản xạ âm có thể gây ảnh hưởng cho người nghe, như khi đang ở trong nhà hát, trong phòng hòa nhạc. Vì vậy, trong phòng hòa nhạc, trong nhà hát người ta thường làm tường có đặc điểm như thế nào?

  • A. Làm tường sần sùi để giảm tiếng vanng.
  • B. Làm tường sần sùi để tăng tiếng vang.
  • C. Làm tường phẳng và nhẵn để giảm tiếng vang.
  • D. Làm tường phẳng và nhẵn để tăng tiếng vang.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Trong các hợp chất, hydrogen thường có hóa trị I và oxygen thường có hóa trị II;
  • B. Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với các nguyên tử khác trong phân tử;
  • C. Trong phân tử hợp chất hai nguyên tố, tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố này bằng tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố kia;
  • D. Lưu huỳnh chỉ có hóa trị IV.

Câu 29: Công thức hóa học của iron(III) oxide là Fe2O3. Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Iron(III) oxide do hai nguyên tố Fe, O tạo ra.
  • B. Trong một phân tử iron(III) oxide có hai nguyên tử Fe, ba nguyên tử O.
  • C. Khối lượng phân tử iron(III) oxide là 160 amu.
  • D. Trong phân tử iron(III) oxide tỉ lệ số nguyên tử Fe : O là 3 : 2.

Câu 30: Chỉ ra phát biểu sai.

Ảnh của một vật qua gương phẳng ...

  • A. là ảnh ảo, kích thước luôn bằng kích thước vật.
  • B. là ảnh ảo, kích thước càng lớn khi vật càng gần gương phẳng.
  • C. là ảnh ảo, đối xứng với vật qua gương phẳng.
  • D. là ảnh ảo, khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng bằng khoảng cách từ vật tới gương phẳng.

Câu 31: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong thời gian 40 phút. Vận tốc của học sinh đó là: 

  • A. 19,44 m/s 
  • B. 15 m/s 
  • C. 1,5 m/s 
  • D. 2/3 m/s

Câu 32: Một đoàn tàu hoả đi từ ga A đến ga B cách nhau 30 km trong 45 phút. Tốc độ của đoàn tàu là

  • A. 40 km/h.
  • B. 50 km/h.
  • C. 55 km/h.
  • D. 60 km/h.

Câu 33: Một ô tô chuyển động trên đoạn đường đầu với tốc độ 54 km/h trong 20 phút, sau đó tiếp tục chuyển động trên đoạn đường kế tiếp với tốc độ 60 km/h trong 30 phút. Tổng quãng đường ô tô đi được trong 50 phút tính từ lúc bắt đầu chuyển động là

  • A. 18 km.
  • B. 30 km.
  • C. 48 km.
  • D. 110 km.

Câu 34: Một người đứng trước gương phẳng và tiến lại gần gương thêm 10 cm, khoảng cách giữa người này và ảnh tạo bởi gương

  • A. tăng thêm 10 cm.
  • B. giảm đi 10 cm.
  • C. tăng thêm 20 cm.
  • D. giảm đi 20 cm.

Câu 35: Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp lóe sáng đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng 15 giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng 340 m/s. 

  • A. 5100 m
  • B. 5000 m 
  • C. 5200 m 
  • D. 5300 m

Câu 36: Một máy bay bay với tốc độ 800 km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh Nếu đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1 400 km thì thời gian bay của máy bay là

  • A. 1 giờ 20 phút.
  • B. 1 giờ 30 phút.
  • C. 1 giờ 45 phút.
  • D. 2 giờ.

Câu 37: Camera của thiết bị “bắn tốc độ” ghi và tính được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 10 m là 0,56 s. Tốc độ của ô tô là bao nhiêu? 

  • A. 64,3 (km/h)
  • B. 60,3 (km/h) 
  • C. 34,3 (km/h) 
  • D. 30,3 (km/h)

Câu 38: Bảng số liệu dưới đây mô tả chuyển động của một ca nô trong hành trình từ 6 h đến 8 h.

Thời điểm6 h 006 h 307 h 007 h 308 h 00
Thời gian chuyển động (h)00,51,01,52,0
Quãng đường s (km)015304560

Trong các phát biểu dưới đây phát biểu nào sai?

  • A. Giờ xuất phát của ca nô là lúc 6 h.
  • B. Mỗi giờ ca nô chuyển động được quãng đường 30 km.
  • C. Tốc độ của ca nô trên cả quãng đường 60 km là 30 km/h.
  • D. Thời gian để ca nô đi được hết quãng đường 60 km là 8 h.

Câu 39: Trên quãng đường AB có đặt một thiết bị bắn tốc độ, hai vạch mốc cách nhau 8 m, tốc độ giới hạn là 45 km/h. Khoảng thời gian phương tiện giao thông đi giữa hai vạch mốc là bao nhiêu để không vượt quá tốc độ cho phép?

  • A. Nhỏ hơn 0,64 s.
  • B. Lớn hơn 0,64 s.
  • C. Lớn hơn 0,7 s.
  • D. Nhỏ hơn 0,7 s.

Câu 40: Một chiếc ô tô được phát hiện bởi thiết bị bắn tốc độ, thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 và vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,2 s. Nếu tốc độ giới hạn là 22 m/s thì nhận xét nào dưới đây là đúng?

  • A. Tốc độ của ô tô là 20 m/s và ô tô không vượt tốc độ.
  • B. Tốc độ của ô tô là 25 m/s và ô tô có vượt tốc độ.
  • C. Tốc độ của ô tô là 28 m/s và ô tô có vượt tốc độ.
  • D. Tốc độ của ô tô là 18 m/s và ô tô không vượt tốc độ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác