Trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì I (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bề mặt nào dưới đây không thể xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng?
A. Mặt vải thô.
- B. Nền đá hoa.
- C. Giấy bạc.
- D. Mặt bàn thủy tinh.
Câu 2: Vàng và carbon có tính chất khác nhau vì vàng là nguyên tố kim loại còn carbon là nguyên tố
A. phi kim.
- B. đơn chất.
- C. hợp chất.
- D. khí hiếm.
Câu 3: Khi em nghe được tiếng nói to của mình vang lại trong hang động nhiều lần, điều đó có ý nghĩa gì?
- A. Trong hang động có mối nguy hiểm.
- B. Có người ở trong cũng đang nói to.
C. Tiếng nói của em gặp vật cản bị phản xạ và lặp lại.
- D. Sóng âm truyền đi trong hang quá nhanh.
Câu 4: Thiết bị bắn tốc độ sử dụng trong giao thông gồm
A. Camera và máy tính.
- B. Thước và máy tính.
- C. Đồng hồ và máy tính.
- D. Camera và đồng hồ.
Câu 5: Khi vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập không cần thiết phải thực hiện các kĩ năng nào sau đây?
- A. quan sát, phân loại.
- B. phân tích, dự báo.
C. đánh trận, đàm phán.
- D. báo cáo và thuyết trình.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây có phản xạ khuếch tán?
- A. Ánh sáng chiếu đến mặt gương.
- B. Ánh sáng chiếu đến mặt hồ phẳng lặng.
C. Ánh sáng chiếu đến mặt hồ gợn sóng.
- D.Ánh sáng chiếu đến tấm bạc láng, phẳng.
Câu 7: Điều nào sau đây mô tả đầy đủ thông tin nhất về proton?
- A. Proton là một hạt vô cùng nhỏ và mang điện tích âm.
B. Proton là một hạt vô cùng nhỏ, mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử.
- C. Proton là một hạt không mang điện và được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử.
- D. Proton là một hạt mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử.
Câu 8: Hiện tượng ánh sáng khi gặp mặt gương phẳng bị hắt lại theo một hướng xác định là hiện tượng:
- A. Tán xạ ánh sáng
- B. Khúc xạ ánh sáng
- C. Nhiễu xạ ánh sáng
D. Phản xạ ánh sáng
Câu 9: Nguyên tử luôn trung hòa về điện nên:
A. số hạt proton = số hạt electron
- B. số hạt proton = số hạt neutron
- C. số hạt electron = số hạt neutron
- D. số hạt proton = số hạt electron = số hạt neutron
Câu 10: Trục hoành Ot trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để
- A. Biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp.
B. Biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ xích thích hợp.
- C. Biểu diễn tốc độ theo một tỉ lệ xích thích hợp.
- D. Biểu diễn độ dời theo một tỉ lệ xích thích hợp.
Câu 11: Bạn Lan thấy rằng việc nảy mầm từ hạt đậu xanh và hạt đậu đen là khác nhau. Theo em, đâu không phải kĩ năng bạn Lan cần thực hiện để tìm hiểu sự giống và khác nhau của hai loại hạt đậu nói trên?
- A. Quan sát.
- B. Đo.
C. Dự báo.
- D. Phân loại.
Câu 12: Có các phát biểu sau:
(a) Cách biểu diễn công thức hoá học của kim loại và khí hiếm giống nhau.
(b) Công thức hoá học của các đơn chất phi kim trùng với kí hiệu nguyên tố
hoá học.
(c) Dựa vào công thức hoá học, ta luôn xác định được hoá trị các nguyên tố.
(d) Các chất có cùng khối lượng phân tử thì có cùng công thức hoá học.
Số phát biểu đúng là
- A. 1.
B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 13: Nguyên tố nào giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người?
- A. Helium.
- B. Photphorus.
C. Iodine.
- D. Calcium.
Câu 14: Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để phân biệt phân tử của đơn chất với phân tử của hợp chất?
A. Nguyên tử của cùng nguyên tố hay khác nguyên tố.
- B. Màu sắc của phân tử.
- C. Số lượng nguyên tử trong phân tử.
- D. Kích thước của phân tử.
Câu 15: Khi xác định hóa trị, hóa trị của nguyên tố nào được lấy làm đơn vị?
A. Hydrogen.
- B. Sulfur.
- C. Nitrogen.
- D. Carbon.
Câu 16: Từ đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động ta không thể xác định được yếu tố nào dưới đây?
- A. Quãng đường vật đi được.
- B. Thời gian vật đã đi.
- C. Tốc độ của vật chuyển động.
D. Khoảng cách của vật so với cây ven đường.
Câu 17: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau đây.
Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng và truyền trong không gian thành những …
A. Chùm sáng.
- B. Tia sáng.
- C. Ánh sáng.
- D. Năng lượng.
Câu 18: Tại một nơi, có xảy ra nhật thực một phần, khi đó:
- A. Người ở đó không nhìn thấy Mặt Trăng
B. Người ở đó chỉ nhìn thấy một phần Mặt Trời.
- C. Ở đó nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng
- D. Người ở đó không nhìn thấy Mặt Trăng lẫn Mặt Trời
Câu 19: Tên gọi của các cột trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì?
- A. Chu kì.
- B. Họ.
- C. Loại.
D. Nhóm.
Câu 20: Phần lớn các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn là
A. kim loại.
- B. phi kim.
- C. khí hiếm.
- D. chất khí.
Câu 21: Một ô tô chuyển động thẳng đều trên đoạn đường từ địa điểm M đến địa điểm N với thời gian dự tính là t. Nếu tăng vận tốc của ô tô lên 1,5 lần thì thời gian t
A. Giảm 2/3 lần
- B. Tăng 4/3 lần
- C. Giảm 3/4 lần
- D. Tăng 3/2 lần
Câu 22: Vận tốc cho biết gì?
1. Tính nhanh hay chậm của chuyển động
2. Quãng đường đi được
3. Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian
4. Tác dụng của vật này lên vật khác
- A. I; II và III
- B. II; III và IV
- C. Cả I; II; III và IV
D. I và III .
Câu 23: Vật phát ra âm cao hơn khi nào?
- A. Khi vật dao động mạnh hơn.
- B. Khi vật dao động chậm hơn.
- C. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn.
D. Khi tần số dao động lớn hơn.
Câu 24: Phân tử (X) được tạo bởi một nguyên tử nguyên tố Carbon và hai nguyên tử của nguyên tố oxygen. Khối lượng phân tử (X) là:
- A. 28 amu
- B. 30 amu
- C. 32 amu
D. 44 amu
Câu 25: Vùng tối là vùng
A. không nhận được ánh sáng từ nguồn truyền tới.
- B. nhận được một phần ánh sáng từ nguồn truyền tới.
- C. nhận được toàn bộ ánh sáng từ nguồn truyền tới.
- D. cản trở ánh sáng truyền tới vật.
Câu 26: Trong chất cộng hoá trị, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hoá trị của nguyên tố là đại lượng biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tố khác có trong phân tử.
- B. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H liên kết với nguyên tố đó.
- C. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H và nguyên tử O liên kết với
- nguyên tố đó.
- D. Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử O liên kết với nguyên tố đó nhân với 2.
Câu 27: Pháp tuyến là
A. Đường thẳng vuông góc với gương tại điểm tới.
- B. Đường thẳng song song với gương.
- C. Đường thẳng trùng với tia sáng tới.
- D. Đường thẳng vuông góc với tia sáng tới.
Câu 28: Chọn đáp án sai.
A. Quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đoạn thẳng gọi là tia sáng.
- B. Có 3 loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kỳ.
- C. Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai đoạn thẳng giới hạn chùm sáng, có mũi tên chỉ đường truyền của ánh sáng.
- D. Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng và truyền trong không gian thành những chùm sáng.
Câu 29: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử oxygen và hydrogen trong phân tử nước được hình thành bằng cách
- A. nguyên tử oxygen nhận electron, nguyên tử hydrogen nhường electron.
- B. nguyên tử oxygen nhường electron, nguyên tử hydrogen nhận electron.
C. nguyên tử oxygen và nguyên tử hydrogen góp chung electron.
- D. nguyên tử oxygen và nguyên tử hydrogen góp chung proton.
Câu 30: Ở điều kiện thường, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Tất cả các hợp chất ở thể rắn đều là chất ion.
- B. Chất cộng hóa trị luôn ở thể rắn.
- C. Chất chỉ có liến kết cộng hóa trị là chất cộng hóa trị và luôn ở thể khí.
D. Hợp chất có chứa kim loại thường là chất ion.
Câu 31: Có một đường cao tốc vừa mới được xây dựng gần một trường học. Hàng ngày học sinh phải chịu ô nhiễm tiếng ồn, vì điều kiện chưa đổi được trường về vị trí khác nên người ta đã có những phương án để chống lại những tiếng ồn đó như sau. Phương pháp nào là tốt nhất?
- A. Xây tường chắn để ngăn cách.
B. Thay hệ thống cửa bằng cửa kính và đóng lại khi cần.
- C. Trang bị cho mỗi học sinh một mũ chống ồn để bịt tai.
- D. Che cửa bằng các màn vải.
Câu 32: Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự phản xạ ánh sáng?
- A. Ánh sáng mặt trời tạo ra hiện tượng quang hợp.
B. Ánh sáng mặt trời phản chiếu trên mặt nước.
- C. Ánh sáng mặt trời làm pin quang điện hoạt động.
- D. Ánh sáng mặt trời làm nóng bếp mặt trời.
Câu 33: Trường hợp nào dưới đây xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng?
A. Ánh sáng chiếu tới mặt gương.
- B. Ánh chiếu tới tờ giấy.
- C. Ánh sáng chiếu tới tấm thảm len.
- D. Ánh sáng chiếu tới bức tường.
Câu 34: Môi trường nào sau đây truyền âm tốt nhất?
- A. Không khí.
- B. Nước.
- C. Gỗ.
D. Thép.
Câu 35: Tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha nhau là 0,85m. Tần số của âm là
- A. f = 85 Hz.
- B. f = 170 Hz.
C. f = 200 Hz.
- D. f = 255 Hz.
Câu 36: Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất?
- A. Trong 30 s, con lắc thực hiện được 1 500 dao động.
- B. Trong 10 s, mặt trống thực hiện được 1 000 dao động.
C. Trong 2 s, dây đàn thực hiện được 988 dao động.
- D. Trong 15 s, dây cao su thực hiện được 1 900 dao động.
Câu 37: Để xác định tính chất của ảnh do gương phẳng tạo ra, một nhóm học sinh đã tiến hành một thí nghiệm theo thứ tự như sau:
Học sinh A đặt một viên phấn thứ nhất trước một tấm kính phẳng và cả nhóm cùng nhìn vào tấm kính để quan sát ảnh của viên phấn.
Học sinh B lấy viên phấn thứ 2 đúng bằng viên phấn thứ nhất, đưa ra sau tấm kính và di chuyển nó đến khi các bạn nhìn thấy có trùng khít với ảnh của viên phấn thứ nhất trong tấm kính.
Dưới đây là các kết luận của các thành viên trong nhóm. Kết luận vào là sai?
A. Ảnh hứng được trên màn đặt sau tấm kính và có kích thước bằng vật.
- B. Ảnh của viên phấn thứ nhất là ảo.
- C. Kích thước ảnh của viên phấn thứ nhất bằng kích thước của viên phấn thứ nhất.
- D. Kích thước của ảnh bằng kích thước viên phấn thứ hai.
Câu 38: Phản xạ ánh sáng là hiện tượng
A. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi gặp bề mặt nhẵn bóng.
- B. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi gặp bề cong và nhám.
- C. ánh sáng tiếp tục truyền theo đường thẳng khi gặp bề mặt nhẵn bóng.
- D. ánh sáng tiếp tục truyền theo đường thẳng khi gặp bề cong và nhám.
Câu 39: Trên đoạn đường có biển báo này, phương tiện tham gia giao thông được đi với tốc độ tối đa là bao nhiêu km/h, tối thiểu là bao nhiêu km/h
A. Tối đa là 100 km/h, tối thiểu là 60 km/h
- B. Tối đa là 60 km/h, tối thiểu là 60 km/h
- C. Tối đa là 100 km/h, tối thiểu là 100 km/h
- D. Tối đa là 60 km/h, tối thiểu là 100 km/h
Câu 40: Một người nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm 5s. Cho rằng thời gian ánh sáng truyền từ chỗ phát ra tiếng sấm đến mắt ta là không đáng kể và tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Người đó đứng cách nơi phát ra tiếng sấm một khoảng là:
A. 1,7 km
- B. 68 km
- C. 850 m
- D. 68 m
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì I
Bình luận