Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì II (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguồn năng lượng cơ thể sinh vật giải phóng ra ngoài môi trường dưới dạng nào là chủ yếu?

  • A. Cơ năng.
  • B. Động năng.
  • C. Hóa năng.
  • D. Nhiệt năng.

Câu 2: Quang hợp là quá trình biến đổi

  • A. Nhiệt năng được biến đổi thành hóa năng
  • B. Quang năng được biến đổi thành nhiệt năng
  • C. Quang năng được biến đổi thành hóa năng
  • D.Hóa năng được biến đổi thành nhiệt năng

 Câu 3: Sản phẩm của quang hợp là

  • A. nước, carbon dioxide.
  • B. ánh sáng, diệp lục.
  • C. oxygen, glucose.
  • D. glucose, nước.

Câu 4: Bộ phận nào sau đây của hoa biến đổi thành quả?

  • A. Nhụy của hoa.
  • B. Tất cả các bộ phận của hoa.
  • C. Phôi và phôi nhũ được hình thành sau khi thụ tinh.
  • D. Bầu của nhụy.

Câu 5: Các vật có khả năng tự định hướng Bắc - Nam gọi là gì?

  • A. La bàn.
  • B. Nam châm.
  • C. Kim chỉ nam.
  • D. Vật liệu từ.

Câu 6: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm? 

  • A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm 
  • B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm 
  • C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm. 
  • D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm

Câu 7: Dựa vào sự tham gia của yếu tố đực và yếu tố cái, sinh sản được phân thành

  • A. 2 loại.
  • B. 3 loại.
  • C. 4 loại.
  • D. 5 loại.

Câu 8: Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá?

  • A. Chất hữu cơ và chất khoáng.
  • B. Nước và chất khoáng.
  • C. Chất hữu cơ và nước.
  • D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mạch rây?

  • A. Mạch rây có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân và lá.
  • B. Mạch rây gồm các tế bào sống, thiếu đi một số các bào quan.
  • C. Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ từ lá cung cấp cho các cơ quan của cây.
  • D. Trong cây, mạch rây vận chuyển các chất theo dòng đi xuống.

Câu 10: Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là

  • A. làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa.
  • B. làm cho cây lớn lên và to ra.
  • C. làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi.
  • D. hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.

Câu 11: Hoạt động hấp thu nước của cây chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào

  • A. Rễ
  • B. Thân 
  • C. Lá 
  • D. Chồi non

Câu 12: Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?

  • A. Vật liệu bị hút.
  • B. Vật liệu có từ tính.
  • C. Vật liệu có điện tính.
  • D. Vật liệu bằng kim loại.

Câu 13: Sinh sản vô tính là

  • A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt.
  • B. hình thức sinh sản ở tất cả các loại sinh vật.
  • C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.

Câu 14: Đặc điểm nào của lá giúp lá nhận được nhiều ánh sáng?

  • A. Phiến lá có dạng bản mỏng.
  • B. Lá có màu xanh.
  • C. Lá có cuống lá.
  • D. Lá có tính đối xứng.

Câu 15: Quang hợp và hô hấp tế bào khác nhau ở điểm nào?

  • A. Quang hợp giải phóng ATP, còn hô hấp tế bào dự trữ ATP.
  • B. Quang hợp sử dụng oxygen, còn hô hấp tế bào tạo ra oxygen.
  • C. Quang hợp giải phóng năng lượng, còn hô hấp tế bào tích trữ năng lượng.
  • D. Quang hợp sử dụng khí carbon dioxide, còn hô hấp tế bào tạo ra khí carbon dioxide.

Câu 16: Xung quanh vật nào sau đây có từ trường?

  • A. Bóng đèn đang sáng.
  • B. Cuộn dây đồng đang nằm trên kệ.
  • C. Thanh sắt đặt trên bàn.
  • D. Ti vi đang tắt.

Câu 17: Hô hấp tế bào là:

  • A. Quá trình chuyển hóa năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng trong tế bào.
  • B. Quá trình chuyển hóa năng lượng của các nguyên liệu vô cơ thành năng lượng trong tế bào.
  • C. Quá trình tổng hợp vật chất hữu cơ trong tế bào.
  • D. Quá trình chuyển hóa vật chất hữu cơ ngoài tế bào thành năng lượng trong tế bào.

Câu 18: Quá trình hô hấp tế bào thải ra môi trường

  • A. khí carbon dioxide.
  • B. khí oxygen.
  • C. khí nitrogen.
  • D. khí methane.

Câu 19: Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường? 

  • A. Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên 
  • B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam
  • C. Đặt ở đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc – Nam 
  • D. Đặt ở đó một kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc - Nam 

Câu 20: Tại sao thời kỳ mang thai không có trứng chín và rụng?

  • A. Vì khi nhau thai được hình thành thì thể vàng tiết ra hormone progesterone ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
  • B. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hóc môn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hormone progesterone ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
  • C. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hormone kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
  • D. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hormone progesterone ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên

Câu 21: Cơ thể chúng ta thông thường bổ sung nước bằng cách

  • A. qua thức ăn và đồ uống.
  • B. qua tiêu hóa và hô hấp.
  • C. qua sữa và trái cây.
  • D. qua thức ăn và sữa.

Câu 22: Thức ăn từ ngoài đi vào trong cơ thể thông qua

  • A. miệng.
  • B. thực quản.
  • C. dạ dày.
  • D. ruột non.

Câu 23: Vào mùa đông, một số cây có hiện tượng rụng lá nhằm

  • A. giảm sự thoát hơi nước, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
  • B. giảm sự trao đổi chất, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
  • C. giảm quá trình quang hợp, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
  • D. giảm quá trình hô hấp, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.

Câu 24: La bàn gồm các bộ phận là

  • A. kính bảo vệ, mặt số.
  • B. kính bảo vệ, kim nam châm, mặt số.
  • C. kim nam châm, kính bảo vệ.
  • D. nút bấm, mặt số, kính bảo vệ.

Câu 25: Cho mệnh đề sau: Sinh vật không thể sống nếu thiếu nước. Nếu mất đi (1) ……… lượng nước thì hoạt động trao đổi chất sẽ bị rối loạn và nếu mất (2) ………….. lượng nước sẽ dẫn đến tử vong. Do đó sinh vật luôn cần phải được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định của cơ thể.

Chỗ trống cần điền là

  • A. (1) 10%; (2) 21%.
  • B. (1) 15%; (2) 20%.
  • C. (1) 15%; (2) 21%.
  • D. (1) 10%; (2) 20%.

Câu 26: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc - Nam. Kết luận nào sau đây là đúng? 

  • A. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất
  • B. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường trùng với từ trường Trái Đất 
  • C. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm không tồn tại từ trường 
  • D. Không xác định được miền xung quanh nam châm nơi đặt kim nam châm có tồn tại từ trường hay không

Câu 27: Nam châm điện là ứng dụng của tính chất nào?

  • A. Từ trường xung quanh nam châm vĩnh cửu.
  • B. Từ trường xung quanh Trái Đất.
  • C. Từ trường xung quanh dòng điện.
  • D. Từ trường xung quanh thanh đồng.

Câu 28: Mô phân sinh là

  • A. nhóm các tế bào thực vật đã phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng.
  • B. nhóm các tế bào thực vật đã phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây phát triển.
  • C. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây phát triển.
  • D. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng.

Câu 29: Vì sao khi nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,... người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành?

  • A. Thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm.
  • B. Những cây đó có giá trị kinh tế cao.
  • C. Cành của các cây đó quá to nên không giâm cành được.
  • D. Khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng của các cây này kém vì mạch gỗ nhỏ.

Câu 30: Cung cấp điện vào hai đầu của đoạn dây dẫn, đặt kim nam châm sao cho trục của kim nam châm song song với trục của dây dẫn. Khi đóng mạch điện có hiện tượng gì xảy với kim nam châm?

  • A. Kim nam châm đứng yên.
  • B. Kim nam châm quay vòng tròn.
  • C. Kim nam châm chỉ hướng Bắc – Nam.
  • D. Kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu.

Câu 31: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật?

(1) Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào sinh vật.

(2) Cung cấp môi trường thuận lợi cho các phản ứng sinh hóa diễn ra.

(3) Cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động sống của cơ thể.

(4) Giúp tái tạo các tế bào và làm lành vết thương.

(5) Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển.

(6) Giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể sinh vật.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 32: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?

  • A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
  • B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó.
  • C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó.
  • D. Vì mỗi cực của thanh nam châm tự do luôn hướng về mỗi cực của Trái Đất.

Câu 33: Loài thực vật nào sau đây có thể thích nghi với môi trường khô hạn, thiếu nước kéo dài?

  • A. Sen.
  • B. Hoa hồng.
  • C. Ngô.
  • D. Xương rồng.

Câu 34: Tập tính bẩm sinh là những tập tính

  • A. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể
  • B. được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể hoặc đặc trưng cho loài
  • C. học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể
  • D. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài

Câu 35: Quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của động vật diễn ra ở

  • A. Hệ tuần hoàn
  • B. Hệ hô hấp
  • C. Hệ tiêu hóa
  • D. Hệ thần kinh

Câu 36: Cấu tạo nam châm điện bao gồm

  • A. ống dây dẫn và một thỏi sắt non lồng vào trong lòng ống dây.
  • B. ống dây dẫn và một thanh nam châm lồng vào trong lòng ống dây.
  • C. một ống nhựa và một lõi sắt non lồng vào trong lòng ống.
  • D. một ống nhựa và một thanh nam châm lồng vào trong lòng ống.

Câu 37: Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ trứng, giai đoạn phôi diễn ra ở

  • A. trong trứng đã thụ tinh.
  • B. trong cơ thể mẹ.
  • C. ngoài tự nhiên.
  • D. trong môi trường nước.

Câu 38: Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non? 

  • A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non 
  • B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu
  • C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện
  • D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi

Câu 39: Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất hữu cơ theo mạch rây từ lá đến các bộ phận khác của cây?

  • A. Mép lá có các giọt nước nhỏ vào những ngày độ ẩm không khí cao.
  • B. Khi cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân cây thì sau một thời gian, phần mép vỏ phía trên bị phình to.
  • C. Lá cây bị héo quắt do Mặt Trời đốt nóng.
  • D. Nhựa rỉ ra từ gốc cây bị chặt bỏ thân.

Câu 40: Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do

  • A. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • B. sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • C. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • D. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác