Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì II (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ của từ trường Trái Đất có chiều

  • A. đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
  • B. đi từ Bắc bán cầu đến Nam bán cầu.
  • C. đi từ Đông bán cầu đến Tây bán cầu.
  • D. đi từ Tây bán cầu đến Đông bán cầu.

Câu 2: Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây?

  • A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
  • B. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây.
  • C. Thân cây uốn cong theo phía ngược lại với bờ ao.
  • D. Thân cây mọc thẳng nhận ánh sáng phân tán đều.

Câu 3: Vì sao có thể nói Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ?

  • A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
  • B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt thép mạnh hơn các vật làm bằng vật liệu khác.
  • C. Vì không gian bên trong và xung quanh Trái Đất tồn tại từ trường.
  • D. Vì trên bề mặt Trái Đất có nhiều mỏ đá nam châm.

Câu 4: Vai trò của tập tính đối với động vật là

  • A. tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.
  • B. tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.
  • C. tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật biến đổi được môi trường sống phù với với bản thân.
  • D. tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

Câu 5: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc - Nam. Kết luận nào sau đây là đúng? 

  • A. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất
  • B. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường trùng với từ trường Trái Đất 
  • C. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm không tồn tại từ trường 
  • D. Không xác định được miền xung quanh nam châm nơi đặt kim nam châm có tồn tại từ trường hay không

Câu 6: Từ trường Trái Đất mạnh nhất ở

  • A. vùng xích đạo.
  • B. vùng địa cực.
  • C. vùng đại dương.
  • D. vùng có nhiều quặng sắt.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Xung quanh nam châm luôn có từ trường.
  • B. Xung quanh nam châm luôn có từ trường. Khi có nam châm khác đặt trong từ trường này thì nam châm đó sẽ chịu tác dụng của từ trường.
  • C. Xung quanh nam châm luôn có từ trường. Khi có vật có tính chất từ đặt trong từ trường này thì sẽ chịu tác dụng của từ trường.
  • D. Chỉ khi nam châm A (hay vật được làm từ vật liệu từ) đặt gần một nam châm B thì lúc đó xung quanh nam châm B mới xuất hiện một từ trường và từ trường này tác dụng lực từ lên nam châm A (hay tác dụng lực từ lên vật được làm từ vật liệu từ).

Câu 8: Các vật liệu từ khi đặt trong từ trường sẽ

  • A. chịu tác dụng của lực từ.
  • B. chịu tác dụng của lực đàn hồi.
  • C. có dòng điện chạy qua.
  • D. phát sáng.

Câu 9: Phát triển của sinh vật là

  • A. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.
  • B. quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
  • C. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan ở các giai đoạn.
  • D. quá trình biến đổi hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.

Câu 10: Quá trình hô hấp tế bào thải ra môi trường

  • A. khí carbon dioxide.
  • B. khí oxygen.
  • C. khí nitrogen.
  • D. khí methane.

Câu 11: Sắp xếp các cấp độ tổ chức cấu tạo nên cơ thể từ bé đến lớn

  • A. Tế bào - Cơ quan - Hệ cơ quan - Mô - Cơ thể
  • B. Mô - Tế bào - Hệ cơ quan - Cơ quan - Cơ thể
  • C. Tế bào - Mô - Cơ quan - Hệ cơ quan - Cơ thể
  • D.  Mô - Tế bào - Cơ quan - Hệ cơ quan - Cơ thể

Câu 12: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết sự tồn tại của từ trường?

  • A. Nhiệt kế.
  • B. Đồng hồ.
  • C. Kim nam châm có trục quay.
  • D. Cân.

 Câu 13: Sản phẩm của quang hợp là

  • A. nước, carbon dioxide.
  • B. ánh sáng, diệp lục.
  • C. oxygen, glucose.
  • D. glucose, nước.

Câu 14: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì

  • A. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam.
  • B. cả hai nửa đều mất từ tính.
  • C. mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc – Nam.
  • D. mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gãy cùng tên.

Câu 15: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau? 

  • A. Khi hai cực Bắc để gần nhau 
  • B. Khi để hai cực khác tên gần nhau
  • C. Khi hai cực Nam để gần nhau 
  • D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau

Câu 16: Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì

  • A. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
  • B. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
  • C. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và tế bào có chức năng sinh sản.
  • D. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào có chức năng sinh sản.

Câu 17: Chọn phát biểu sai khi mô tả từ phổ của một nam châm thẳng.

  • A. Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong.
  • B. Các đường cong này nối từ cực này sang cực kia của thanh nam châm.
  • C. Các mạt sắt được sắp xếp dày hơn ở hai cực của nam châm.
  • D. Dùng mạt sắt hay mạt nhôm thì từ phổ đều có dạng như nhau.

Câu 18: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau? 

  • A. Khi hai cực Bắc để gần nhau 
  • B. Khi để hai cực khác tên gần nhau
  • C. Khi hai cực Nam để gần nhau 
  • D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau

Câu 19: Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển?

  • A. Hydrogen.
  • C. Nitrogen.
  • B. Oxygen.
  • D. Carbon dioxide.

Câu 20: Khi tăng độ lớn dòng điện chạy qua nam châm điện thì độ lớn lực từ của nam châm điện

  • A. giảm.
  • B. tăng.
  • C. không thay đổi.
  • D. luôn phiên tăng giảm.

Câu 21: Nước chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng cơ thể sinh vật?

  • A. 50%.
  • B. 60%.
  • C. 70%.
  • D. 80%.

Câu 22: Dinh dưỡng thực vật là

  • A. Ở thực vật, chất dinh dưỡng là các chất hữu cơ, được hấp thụ chủ yếu từ đất
  • B. Ở thực vật, chất dinh dưỡng là các chất khoáng, được hấp thụ chủ yếu từ không khí
  • C. Ở thực vật, chất dinh dưỡng là các chất khoáng, được hấp thụ chủ yếu từ đất
  • D. Ở thực vật, chất dinh dưỡng là các chất khoáng, được phân giải và hấp thụ trực tiếp từ sinh vật.

Câu 23: Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng?

  • A. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ.
  • B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ.
  • C. Con người, vật nuôi, cây trồng.
  • D. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ.

Câu 24: Khi hô hấp, quá trình trao đổi khí diễn ra như thế nào?

  • A. Lấy vào khí carbon dioxide, thải ra khí oxygen.
  • B. Lấy vào khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide.
  • C. Lấy vào khí carbon dioxide và hơi nước.
  • D. Lấy vào khí oxygen và hơi nước.

Câu 25: Trên thực tế, để thích nghi với điều kiện sống tại môi trường sa mạc, lá của cây xương rồng đã biến đổi thành gai. Vậy cây xương rồng quang hợp chủ yếu bằng bộ phận nào sau đây?

  • A. Lá cây.
  • B. Thân cây.
  • C. Rễ cây.
  • D. Gai của cây.

Câu 26: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?

  • A. Dùng kéo.
  • B. Dùng nam châm.
  • C. Dùng kìm.
  • D. Dùng panh.

Câu 27: Khi đưa cây đi trồng nơi khác, người ta thường làm gì để tránh cho cây không bị mất nước?

  • A. Nhúng ngập cây vào nước.
  • B. Tỉa bớt cành, lá.
  • C. Cắt ngắn rễ.
  • D. Tưới đẫm nước cho cây.

Câu 28: Cấu tạo của nam châm điện bao gồm: Ống dây dẫn, một thỏi sắt non lồng trong lòng ống dây, hai đầu dây nối với hai cực của nguồn điện, khi đổi cực của nguồn điện thì

  • A. Từ trường của nam châm điện đổi chiều.
  • B. Từ trường của nam châm điện mạnh lên.
  • C. Từ trường của nam châm điện yếu đi.
  • D. Xung quanh nam châm điện không có từ trường.

Câu 29: Quang hợp là quá trình biến đổi

  • A. Nhiệt năng được biến đổi thành hóa năng
  • B. Quang năng được biến đổi thành nhiệt năng
  • C. Quang năng được biến đổi thành hóa năng
  • D. Hóa năng được biến đổi thành nhiệt năng

Câu 30: Trong các thiết bị kể ra dưới đây, thiết bị nào có sử dụng nam châm điện? 

  • A. Bóng đèn dây tóc 
  • B. Bàn là điện 
  • C. Rơ le điện từ. 
  • D. La bàn 

Câu 31: Quá trình hô hấp có ý nghĩa

  • A. đảm bảo sự cân bằng oxygen và carbon dioxide trong khí quyển.
  • B. tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể sinh vật.
  • C. làm sạch môi trường.
  • D. chuyển hóa carbon dioxide thành oxygen.

Câu 32: Cơ quan thực hiện quá trình trao đổi khí chủ yếu ở thực vật là

  • A. khí khổng.
  • B. lục lạp.
  • C. ti thể.
  • D. ribosome.

Câu 33: Cho mệnh đề sau: Sinh vật không thể sống nếu thiếu nước. Nếu mất đi (1) ……… lượng nước thì hoạt động trao đổi chất sẽ bị rối loạn và nếu mất (2) ………….. lượng nước sẽ dẫn đến tử vong. Do đó sinh vật luôn cần phải được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định của cơ thể.

Chỗ trống cần điền là

  • A. (1) 10%; (2) 21%.
  • B. (1) 15%; (2) 20%.
  • C. (1) 15%; (2) 21%.
  • D. (1) 10%; (2) 20%.

Câu 34: Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ vị thành niên nên bổ sung nước theo tỉ lệ 40 mL/kg cân nặng. Dựa vào khuyến nghị trên, em hãy tính lượng nước mà một học sinh lớp 8 có cân nặng 50 kg cần uống trong một ngày.

  • A. 2 000 mL.
  • B. 1 500 mL.
  • C. 1000 mL.
  • D. 3 000 mL.

Câu 35: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước như thế nào? 

  • A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm 
  • B. Có độ mau thưa tùy ý 
  • C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm 
  • D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm 

Câu 36: Tại sao mùa hè nắng nóng nhiệt độ dưới bóng cây luôn mát mẻ và dễ chịu hơn?

  • A. Bóng cây giúp chắn tia nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên cơ thể
  • B. Bóng cây có nhiều tầng lá xếp chồng giúp ngăn cách nhiệt độ môi trường với nhiệt độ dưới tán cây
  • C. Khi nắng to khí khổng thoát hơi nước giúp điều hòa nhiệt độ cho cây, khiến nhiệt độ dưới bóng cây luôn thấp hơn nhiệt độ môi trường 1 - 2$^{o}$C
  • D. Màu xanh kích thích thị giác kiến chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu hơn

Câu 37: Cung cấp điện vào hai đầu của đoạn dây dẫn, đặt kim nam châm sao cho trục của kim nam châm song song với trục của dây dẫn. Khi đóng mạch điện có hiện tượng gì xảy với kim nam châm?

  • A. Kim nam châm đứng yên.
  • B. Kim nam châm quay vòng tròn.
  • C. Kim nam châm chỉ hướng Bắc – Nam.
  • D. Kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu.

Câu 38: Trong quá trình học bài khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật, bạn Lan làm thí nghiệm như sau: Trồng hai cây con vào hai hộp chứa mùn cưa (A và B). Ở hộp A, tưới nước cho cây bình thường, còn hộp B không tưới nước mà đặt cốc giấy có thể thấm nước ra ngoài. Hằng ngày, bổ sung nước vào cốc để nước từ trong cốc thấm dần ra mùn cưa. Gạt lớp mùn cưa và nhấc thẳng cây lên. Quan sát hướng mọc của rễ cây non trong các hộp. Theo em hiện tượng gì đã xảy ra?

  • A. Rễ cây non của 2 cây tại hộp A và hộp B đều mọc giống nhau đều hướng xuống đáy hộp.
  • B. Rễ cây non của 2 cây tại hộp A và hộp B đều ngưng sinh trưởng.
  • C. Rễ cây non tại hộp A hướng xuống đáy hộp và hộp B hướng tới vị trí cốc nước.
  • D. Rễ cây non tại hộp A hướng xuống đáy hộp và hộp B bị ngưng sinh trưởng.

Câu 39: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mạch gỗ?

  • A. Mạch gỗ là các tế bào sống, có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng.
  • B. Mạch gỗ gồm các tế bào chết, có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng.
  • C. Mạch gỗ gồm các tế bào chết, vận chuyển chất hữu cơ và nước cung cấp cho các cơ quan.
  • D. Mạch gỗ là các tế bào sống, có thành tế bào dày, có đầy đủ các bào quan.

Câu 40: Những ý nào dưới đây nói về đặc điểm của sinh sản vô tính ở sinh vật?

(1) Cá thể sống đơn lẻ có thể tạo ra cơ thể mới.

(2) Sinh sản vô tính tạo ra cơ thể mới tồn tại tốt ở các môi trường sống luôn thay đổi.

(3) Sinh sản vô tính tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cơ thể ban đầu.

(4) Sinh sản vô tính tạo ra số lượng lớn cơ thể mới trong một thời gian ngắn.

(5) Không có sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái.

(6) Sinh sản vô tính tạo ra các cơ thể mới thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.

  • A. (1), (3), (4), (5), (6).
  • B. (1), (2), (3), (5).
  • C. (1), (2), (4), (6).
  • D. (1), (2), (3), (4), (5).

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác