Trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì II (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì
- A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
- B. dễ nhân giống, nhanh và nhiều.
- C. để tránh sâu, bệnh gây hại.
D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Câu 2: Thông thường, các khí khổng nằm tập trung ở bộ phận nào của lá?
A. Biểu bì lá.
- B. Gân lá.
- C. Tế bào thịt lá.
- D. Trong khoang chứa khí.
Câu 3: Nguồn năng lượng cơ thể sinh vật giải phóng ra ngoài môi trường dưới dạng nào là chủ yếu?
- A. Cơ năng.
- B. Động năng.
- C. Hóa năng.
D. Nhiệt năng.
Câu 4: Sản phẩm của quang hợp là
- A. nước, carbon dioxide.
- B. ánh sáng, diệp lục.
C. oxygen, glucose.
- D. glucose, nước.
Câu 5: Chiều của đường sức từ của một thanh nam châm cho ta biết
- A. Chiều chuyển động của thanh nam châm.
- B. Chiều của từ trường Trái Đất.
- C. Chiều quay của thanh nam châm khi treo vào sợi dây.
D. Tên các từ cực của nam châm.
Câu 6: Phát triển của sinh vật là
A. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.
- B. quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
- C. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan ở các giai đoạn.
- D. quá trình biến đổi hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.
Câu 7: Khi tách tế bào ra khỏi cơ thể thì tế bào
- A. ngừng lớn lên
B. sẽ chết
- C. phát triển bình thường
- D. phát triển mạnh hơn
Câu 8: Nguồn gốc của oxi thoát ra từ quang hợp là:
A. từ phân tử nước H2O
- B. từ Glucose
- C. từ phân tử CO2
- D. từ phân tử ATP
Câu 9: Cây trồng hấp thu các chất khoáng chủ yếu dưới dạng
- A. Tinh thể
B. Các muối hòa tan
- C. Các hợp chất hữu cơ
- D. Các hợp chất vô cơ
Câu 10: Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non?
- A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non
B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu
- C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện
- D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi
Câu 11: Biện pháp nào sau đây là hợp lí để bảo vệ sức khỏe hô hấp ở người?
- A. Tập luyện thể thao với cường độ mạnh mỗi ngày.
- B. Ăn thật nhiều thức ăn có chứa glucose để cung cấp nguyên liệu cho hô hấp.
C. Tập hít thở sâu một cách nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày.
- D. Để thật nhiều cây xanh trong phòng ngủ.
Câu 12: Sắp xếp các bộ phận sau theo đúng thứ tự của cơ quan hô hấp ở người: phổi, khí quản, khoang mũi, thanh quản, phế quản.
- A. Khoang mũi, khí quản, thanh quản, phế quản, phổi.
B. Khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.
- C. Khoang mũi, phế quản, khí quản, thanh quản, phổi.
- D. Khoang mũi, phổi, khí quản, thanh quản, phế quản.
Câu 13: Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển?
- A. Hydrogen.
- C. Nitrogen.
- B. Oxygen.
D. Carbon dioxide.
Câu 14: Về mặt năng lượng, hô hấp tế bào và quang hợp có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. Năng lượng từ Mặt Trời được sử dụng trong quá trình quang hợp và được lưu trữ trong các liên kết của các phân tử glucose. Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng này được biến đổi thành các phân tử ATP. Các phân tử ATP này là nguồn năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
- B. Năng lượng chuyển hóa trong quá trình hô hấp tế bào được sử dụng để cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp.
- C. Quang hợp và hô hấp cùng thực hiện nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng.
- D. Năng lượng không tham gia vào quá trình quang hợp và hô hấp tế bào.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mạch rây?
A. Mạch rây có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân và lá.
- B. Mạch rây gồm các tế bào sống, thiếu đi một số các bào quan.
- C. Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ từ lá cung cấp cho các cơ quan của cây.
- D. Trong cây, mạch rây vận chuyển các chất theo dòng đi xuống.
Câu 16: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc - Nam. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất
- B. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường trùng với từ trường Trái Đất
- C. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm không tồn tại từ trường
- D. Không xác định được miền xung quanh nam châm nơi đặt kim nam châm có tồn tại từ trường hay không
Câu 17: Điều nào dưới đây không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng của động vật?
A. Thức ăn làm tăng khả năng thích ứng với điều kiện sống bất lợi của môi trường.
- B. Thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể.
- C. Thức ăn cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.
- D. Thức ăn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
Câu 18: Vì sao khi nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,... người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành?
A. Thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm.
- B. Những cây đó có giá trị kinh tế cao.
- C. Cành của các cây đó quá to nên không giâm cành được.
- D. Khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng của các cây này kém vì mạch gỗ nhỏ.
Câu 19: Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu, rơle điện từ có tác dụng từ?
- A. Làm bật một lò xo đàn hồi gõ vào chuông
B. Đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu
- C. Làm cho cánh cửa mở đập mạnh vào chuông
- D. Làm cho cánh cửa rút chốt hãm cần rung chuông
Câu 20: Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì
- A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố quan trọng là oxygen và hydrogen.
B. nước là thành phần chủ yếu của mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất và duy trì sự sống.
- C. nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
- D. nước là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
Câu 21: Tự thụ phấn là sự thụ phấn giữa
- A. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài.
B. hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây.
- C. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác loài.
- D. tế bào hạt phấn của cây này với tế bào trứng của cây khác.
Câu 22: Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật?
A. Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả.
- B. Sáo học nói tiếng người.
- C. Trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng.
- D. Khỉ tập đi xe đạp.
Câu 23: La bàn gồm các bộ phận là
- A. kính bảo vệ, mặt số.
B. kính bảo vệ, kim nam châm, mặt số.
- C. kim nam châm, kính bảo vệ.
- D. nút bấm, mặt số, kính bảo vệ.
Câu 24: Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà còn non có đặc điểm hình thái
A. sinh lý rất khác với con trưởng thành
- B. cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý
- C. cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành
- D. cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành
Câu 25: Cảm ứng của động vật là
- A. khả năng cơ thể động vật phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
- B. khả năng cơ thể động vật tiếp nhận với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
- C. khả năng cơ thể động sinh vật tiếp nhận và biến đổi thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
D. khả năng cơ thể động vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Câu 26: Cho mệnh đề sau: … là những chất hay hợp chất hóa học được cơ thể sinh vật lấy từ bên ngoài vào, tham gia đổi mới các thành phần của tế bào hoặc kiến tạo tế bào, tham gia các phản ứng hóa học trong cơ thể, tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống.
Điền từ thích hợp vào chỗ … là
- A. chất khoáng.
B. chất dinh dưỡng.
- C. chất đường bột.
- D. nước.
Câu 27: Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất hữu cơ theo mạch rây từ lá đến các bộ phận khác của cây?
- A. Mép lá có các giọt nước nhỏ vào những ngày độ ẩm không khí cao.
B. Khi cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân cây thì sau một thời gian, phần mép vỏ phía trên bị phình to.
- C. Lá cây bị héo quắt do Mặt Trời đốt nóng.
- D. Nhựa rỉ ra từ gốc cây bị chặt bỏ thân.
Câu 28: Vi sao chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn?
- A. Giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn
B. Cần cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng cho cơ thể
- C. Cần phối hợp hợp lí các loại thức ăn để tránh gây ngộ độc
- D. Giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn
Câu 29: Sinh sản hữu tính là
A. hình thức sinh sản có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử.
- B. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố đực tạo nên hợp tử.
- C. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố cái tạo nên hợp tử.
- D. hình thức sinh sản có sự kết hợp của tế bào đực và tế bào cái tạo nên hợp tử.
Câu 30: Vai trò của hoạt động phân chia xảy ra trong tế bào là:
- A. Cung cấp vật chất và năng lượng cho các hoạt động sống khác của tế bào.
B. Tạo nên những tế bào mới, là cơ sở cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
- C. Giúp tế bào tích lũy vật chất, chuẩn bị cho phân chia.
- D. Thu nhận và phản ứng trước những kích thích vật lí, hóa học của môi trường quanh tế bào đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của tế bào.
Câu 31: Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm 2 giai đoạn chính. Đó là
A. giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
- B. giai đoạn phôi và giai đoạn tiền phôi.
- C. giai đoạn tiền phôi và giai đoạn hậu phôi.
- D. giai đoạn phôi và giai đoạn trung gian.
Câu 32: Trong điều khiển sinh sản ở động vật, những biện pháp nào thúc đẩy trứng chín nhanh và chín hàng loạt?
- A. Sử dụng hormone hoặc thay đổi yếu tố môi trường.
- B. Nuôi cấy phôi, thụ tinh nhân tạo.
- C. Nuôi cấy phôi, thay đổi các yếu tố môi trường.
D. Sử dụng hormone.
Câu 33: Cho đoạn thông tin sau: Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ (1) …………. Cơ thể đa bào gồm nhiều tế bào phân hóa thành các (2) …………, (3) ………… khác nhau cùng phối hợp thực hiện tất cả các hoạt động sống của cơ thể.
Các từ cần điền là
- A. (1) cơ quan; (2) mô; (3) tế bào.
B. (1) tế bào; (2) mô; (3) cơ quan.
- C. (1) mô; (2) cơ quan; (3) tế bào.
- D. (1) mô; (2) tế bào; (3) cơ quan.
Câu 34: Tại sao thời kỳ mang thai không có trứng chín và rụng?
A. Vì khi nhau thai được hình thành thì thể vàng tiết ra hormone progesterone ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
- B. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hóc môn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hormone progesterone ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
- C. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hormone kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
- D. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hormone progesterone ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
Câu 35: Trong quá trình học bài khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật, bạn Lan làm thí nghiệm như sau: Trồng hai cây con vào hai hộp chứa mùn cưa (A và B). Ở hộp A, tưới nước cho cây bình thường, còn hộp B không tưới nước mà đặt cốc giấy có thể thấm nước ra ngoài. Hằng ngày, bổ sung nước vào cốc để nước từ trong cốc thấm dần ra mùn cưa. Gạt lớp mùn cưa và nhấc thẳng cây lên. Quan sát hướng mọc của rễ cây non trong các hộp. Theo em hiện tượng gì đã xảy ra?
- A. Rễ cây non của 2 cây tại hộp A và hộp B đều mọc giống nhau đều hướng xuống đáy hộp.
- B. Rễ cây non của 2 cây tại hộp A và hộp B đều ngưng sinh trưởng.
C. Rễ cây non tại hộp A hướng xuống đáy hộp và hộp B hướng tới vị trí cốc nước.
- D. Rễ cây non tại hộp A hướng xuống đáy hộp và hộp B bị ngưng sinh trưởng.
Câu 36: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn để thử mà chỉ có một kim nam châm. Cách nào sau đây kiểm tra được pin có còn điện hay không?
- A. Đưa kim nam châm lại gần cực dương của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện
- B. Đưa kim nam châm lại gần cực âm của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện
C. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện.
- D. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm không lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu lệch khỏi vị ví ban đầu đó thì cục pin hết điện.
Câu 37: Các hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh?
(1) Rửa tay trước khi ăn.
(2) Ăn chín, uống sôi.
(3) Ăn thịt, cá tái để không bị mất chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến.
(4) Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu.
(5) Vừa ăn vừa tranh thủ đọc sách, xem ti vi để tiết kiệm thời gian.
(6) Ăn tối muộn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể khi ngủ.
- A. (1), (2), (3), (4), (5), (6).
- B. (1), (2), (3), (5), (6).
C. (1), (2), (4).
- D. (1), (2), (5), (6).
Câu 38: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?
- A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm
- B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm
C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm.
- D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm
Câu 39: Vào mùa hè, ta thường nghe thấy tiếng ếch nhái kêu. Tiếng kêu của ếch nhái nhằm mục đích gì? Thể hiện tập tính gì ở động vật?
A. Mục đích kêu gọi bạn tình. Đây là tập tính sinh sản.
- B. Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính kiếm ăn.
- C. Mục đích bắt mồi. Đây là tập tính kiếm ăn.
- D. Mục đích chiến thắng tình địch. Đây là tập tính kêu gọi bạn tình.
Câu 40: Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì
- A. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
B. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
- C. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và tế bào có chức năng sinh sản.
- D. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào có chức năng sinh sản.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì II
Bình luận