Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì II (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

  • A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.
  • B. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.
  • C. Khi hai cực Nam để gần nhau.
  • D. Khi để hai cực khác tên gần nhau.

Câu 2:  Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?

  • A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
  • B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.
  • C. Có thể hút các vật bằng sắt.
  • D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.

Câu 3: Ta có thể quan sát từ phổ của một nam châm bằng cách rải các

  • A. Vụn nhôm vào trong từ trường của nam châm.
  • B. Vụn sắt vào trong từ trường của nam châm.
  • C. Vụn nhựa vào trong từ trường của nam châm.
  • D. Vụn của bất kỳ vật liệu nào vào trong từ trường của nam châm.

Câu 4: Trong quá trình quang hợp, cây xanh chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng nào sau đây?

  • A. Cơ năng.
  • B. Quang năng.
  • C. Hóa năng.
  • D. Nhiệt năng.

Câu 5: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn để thử mà chỉ có một kim nam châm. Cách nào sau đây kiểm tra được pin có còn điện hay không? 

  • A. Đưa kim nam châm lại gần cực dương của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện 
  • B. Đưa kim nam châm lại gần cực âm của pin, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện 
  • C. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện. 
  • D. Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm không lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu lệch khỏi vị ví ban đầu đó thì cục pin hết điện.

Câu 6: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với

  • A. sự chuyển hóa của sinh vật.
  • B. sự biến đổi các chất.
  • C. sự trao đổi năng lượng.
  • D. sự sống của sinh vật.

Câu 7: Sắp xếp các bộ phận sau theo đúng thứ tự của cơ quan hô hấp ở người: phổi, khí quản, khoang mũi, thanh quản, phế quản.

  • A. Khoang mũi, khí quản, thanh quản, phế quản, phổi.
  • B. Khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.
  • C. Khoang mũi, phế quản, khí quản, thanh quản, phổi.
  • D. Khoang mũi, phổi, khí quản, thanh quản, phế quản.

Câu 8: La bàn gồm các bộ phận là

  • A. kính bảo vệ, mặt số.
  • B. kính bảo vệ, kim nam châm, mặt số.
  • C. kim nam châm, kính bảo vệ.
  • D. nút bấm, mặt số, kính bảo vệ.

Câu 9: Nhóm các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật là

  • A. gió, nước, hormone.
  • B. gió, nước, thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm.
  • C. gió, nước, thức ăn, hormone.
  • D. thức ăn, nhiệt độ, con người.

Câu 10: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc - Nam. Kết luận nào sau đây là đúng? 

  • A. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất
  • B. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường trùng với từ trường Trái Đất 
  • C. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm không tồn tại từ trường 
  • D. Không xác định được miền xung quanh nam châm nơi đặt kim nam châm có tồn tại từ trường hay không

Câu 11: Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình trao đổi chất được động vật thải ra môi trường?

  • A. Oxygen.
  • B. Carbon dioxide.
  • C. Chất dinh dưỡng.
  • D. Vitamin.

Câu 12: Cách nào dưới đây không làm thay đổi lực từ của nam châm điện?

  • A. Thay đổi cường độ dòng điện chạy qua ống dây.
  • B. Thay đổi số vòng dây của nam châm điện.
  • C. Thay đổi chiều dài ống dây của nam châm điện.
  • D. Thay đổi chiều dòng điện của nam châm.

Câu 13: Trong các nhóm thực vật sau, nhóm nào là nhóm chỉ gồm hoa lưỡng tính?

  • A. Hoa cải, hoa bưởi, hoa cam.
  • B. Hoa mướp, hoa bí, hoa ngô.
  • C. Hoa cải, hoa bí, hoa ngô.
  • D. Hoa mướp, hoa bí, hoa cam.

Câu 14: Cho các mệnh đề sau:

1. Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau.

2. Phát triển là cơ sở cho sinh trưởng, sinh trưởng làm thay đổi và thúc đẩy phát triển.

3. Cây ra lá là sự phát triển của thực vật.

4. Con gà tăng từ 1,2 kg đến 3 kg là sự sinh trưởng của động vật.

Số mệnh đề đúng là

  • A. 1.
  • B. 4.
  • C. 3.
  • D. 2.

Câu 15: Tại sao thời kỳ mang thai không có trứng chín và rụng?

  • A. Vì khi nhau thai được hình thành thì thể vàng tiết ra hormone progesterone ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
  • B. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hóc môn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hormone progesterone ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
  • C. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hormone kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
  • D. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hormone progesterone ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên

Câu 16: Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các sinh vật nhằm

  • A. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
  • B. duy trì sự phát triển của sinh vật.
  • C. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật.
  • D. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại.

Câu 17: Quang hợp và hô hấp tế bào có mối quan hệ với nhau như thế nào?

  • A. Oxygen được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào và được sử dụng trong quá trình quang hợp.
  • B. Khí carbon dioxide và nước thải ra do hô hấp tế bào được sử dụng trong quá trình quang hợp.
  • C. Năng lượng được giải phóng trong quá trình quang hợp được sử dụng trong quá trình hô hấp tế bào.
  • D. Glucose sử dụng trong quá trình hô hấp tế bào để cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể được phân hủy trong quá trình quang hợp.

Câu 18: Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non? 

  • A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non 
  • B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu
  • C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện
  • D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi

Câu 19: Trao đổi khí ở sinh vật là

  • A. sự trao đổi các chất ở cơ thể với môi trường.
  • B. sự trao đổi các chất ở môi trường với cơ thể.
  • C. sự trao đổi các chất ở thể khí giữa cơ thể và môi trường.
  • D. sự trao đổi các chất ở rắn giữa cơ thể và môi trường.

Câu 20: Bạn Lan trồng 2 cây đỗ. Một cây ở chậu A trong môi trường cát. Một cây ở chậu B trong môi trường đất. Các điều kiện về độ ẩm, ánh sáng, chế độ tưới nước giữa 2 chậu A và B đều như nhau. Bạn Lan tiến hành thí nghiệm trên nhằm mục đích chứng minh

  • A. ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình sinh trưởng của cây đỗ.
  • B. ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây đỗ.
  • C. ảnh hưởng của điều kiện trồng cây đến sinh trưởng của cây đỗ.
  • D. ảnh hưởng của giá thể trồng cây đến sinh trưởng của cây đỗ.

Câu 21: Về mặt năng lượng, hô hấp tế bào và quang hợp có mối quan hệ với nhau như thế nào?

  • A. Năng lượng từ Mặt Trời được sử dụng trong quá trình quang hợp và được lưu trữ trong các liên kết của các phân tử glucose. Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng này được biến đổi thành các phân tử ATP. Các phân tử ATP này là nguồn năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
  • B. Năng lượng chuyển hóa trong quá trình hô hấp tế bào được sử dụng để cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp.
  • C. Quang hợp và hô hấp cùng thực hiện nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng.
  • D. Năng lượng không tham gia vào quá trình quang hợp và hô hấp tế bào.

Câu 22: Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì

  • A. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
  • B. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
  • C. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và tế bào có chức năng sinh sản.
  • D. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào có chức năng sinh sản.

Câu 23: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

  • A. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
  • B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
  • C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền
  • D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài

Câu 24: Cho các dữ kiện sau:

(1) …………. có thể tự tổng hợp chất hữu cơ cần thiết bằng cách quang hợp khi có ánh sáng.(2) ………….. không thể tổng hợp chất hữu cơ mà phải lấy chất hữu cơ có sẵn trong thức ăn làm nguyên liệu tổng hợp chất cần thiết cho cơ thể.Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện các dữ kiện trên.

  • A. (1) Thực vật, (2) Động vật.
  • B. (1) Động vật, (2) Thực vật.
  • C. (1) Thực vật, (2) Nguyên sinh vật.
  • D. (1) Động vật, (2) Nguyên sinh vật.

Câu 25: Hiện tượng thân cây cong về phía nguồn sáng thuộc kiểu cảm ứng nào sau đây?

  • A. Tính hướng nước.
  • B. Tính hướng sáng.
  • C. Tính hướng tiếp xúc.
  • D. Tính hướng hóa.

Câu 26: Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ vị thành niên nên bổ sung nước theo tỉ lệ 40 mL/kg cân nặng. Dựa vào khuyến nghị trên, em hãy tính lượng nước mà một học sinh lớp 8 có cân nặng 50 kg cần uống trong một ngày.

  • A. 2 000 mL.
  • B. 1 500 mL.
  • C. 1000 mL.
  • D. 3 000 mL.

Câu 27: Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do

  • A. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • B. sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • C. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • D. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

Câu 28: Vào mùa đông, một số cây có hiện tượng rụng lá nhằm

  • A. giảm sự thoát hơi nước, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
  • B. giảm sự trao đổi chất, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
  • C. giảm quá trình quang hợp, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.
  • D. giảm quá trình hô hấp, giúp cây không bị khô héo trong mùa có khí hậu khắc nghiệt.

Câu 29: Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ con, giai đoạn phôi diễn ra ở

  • A. trong trứng đã thụ tinh.
  • B. trong cơ thể mẹ.
  • C. ngoài tự nhiên.
  • D. trong môi trường nước.

Câu 30: Cho đoạn thông tin sau: Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ (1) …………. Cơ thể đa bào gồm nhiều tế bào phân hóa thành các (2) …………, (3) ………… khác nhau cùng phối hợp thực hiện tất cả các hoạt động sống của cơ thể.

Các từ cần điền là

  • A. (1) cơ quan; (2) mô; (3) tế bào.
  • B. (1) tế bào; (2) mô; (3) cơ quan.
  • C. (1) mô; (2) cơ quan; (3) tế bào.
  • D. (1) mô; (2) tế bào; (3) cơ quan.

Câu 31: Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì

  • A. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
  • B. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
  • C. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và tế bào có chức năng sinh sản.
  • D. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào có chức năng sinh sản.

Câu 32: Ở cóc, mùa sinh sản vào khoảng tháng 4 hằng năm. Sau sinh sản, khối lượng hai buồng trứng ở cóc giảm. Sau tháng 4, nếu nguồn dinh dưỡng dồi dào, khối lượng buồng trứng tăng, cóc có thể đẻ tiếp lứa thứ hai trong năm. Yếu tố môi trường nào đã ảnh hưởng đến sinh sản của loài cóc trên?

  • A. Nhiệt độ.
  • B. Mùa sinh sản.
  • C. Thức ăn.
  • D. Hormone.

Câu 33: Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ trứng, giai đoạn phôi diễn ra ở

  • A. trong trứng đã thụ tinh.
  • B. trong cơ thể mẹ.
  • C. ngoài tự nhiên.
  • D. trong môi trường nước.

Câu 34: Mô phân sinh là

  • A. nhóm các tế bào thực vật đã phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng.
  • B. nhóm các tế bào thực vật đã phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây phát triển.
  • C. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây phát triển.
  • D. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng.

Câu 35: Ở thực vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bao nhiêu quá trình dưới đây?

a) Sinh trưởng.

b) Thụ phấn.

c) Quang hợp.

d) Thoát hơi nước.

e) Phát triển.

g) Ra hoa.

h) Hình thành quả.

  • A. 6.
  • B. 3.
  • C. 7.
  • D. 4.

Câu 36: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?

  • A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
  • B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó.
  • C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó.
  • D. Vì mỗi cực của thanh nam châm tự do luôn hướng về mỗi cực của Trái Đất.

Câu 37: Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình

  • A. lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường.
  • B. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải ra O2 từ cơ thể ra môi trường.
  • C. lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường.
  • D. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí O2 và CO2 ra ngoài môi trường.

Câu 38: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm? 

  • A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm 
  • B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm 
  • C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm. 
  • D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm

Câu 39: Quá trình thoát hơi nước không có ý nghĩa nào trong các đáp án sau đây?

  • A. Tạo động lực cho sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây.
  • B. Điều hòa nhiệt độ bề mặt lá.
  • C. Giúp khuếch tán khí CO2 vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp.
  • D. Giúp khuếch tán khí O2 từ trong lá ra ngoài môi trường.

Câu 40: Những ý nào dưới đây nói về đặc điểm của sinh sản vô tính ở sinh vật?

(1) Cá thể sống đơn lẻ có thể tạo ra cơ thể mới.

(2) Sinh sản vô tính tạo ra cơ thể mới tồn tại tốt ở các môi trường sống luôn thay đổi.

(3) Sinh sản vô tính tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cơ thể ban đầu.

(4) Sinh sản vô tính tạo ra số lượng lớn cơ thể mới trong một thời gian ngắn.

(5) Không có sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái.

(6) Sinh sản vô tính tạo ra các cơ thể mới thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.

  • A. (1), (3), (4), (5), (6).
  • B. (1), (2), (3), (5).
  • C. (1), (2), (4), (6).
  • D. (1), (2), (3), (4), (5).

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác