Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì II (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 7 chân trời học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?

  • A. Mọi nam châm luôn có hai cực.
  • B. Có thể có nam châm hai cực và nam châm một cực.
  • C. Một nam châm có thể có hai cực cùng tên và hai cực khác tên.
  • D. Cực Bắc của thanh nam châm luôn có từ tính mạnh hơn cực Nam nên kim nam châm luôn chỉ hướng Bắc.

Câu 2: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm? 

  • A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm 
  • B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm 
  • C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm. 
  • D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm

Câu 3: Chiều của đường sức từ của một thanh nam châm cho ta biết

  • A. Chiều chuyển động của thanh nam châm.
  • B. Chiều của từ trường Trái Đất.
  • C. Chiều quay của thanh nam châm khi treo vào sợi dây.
  • D. Tên các từ cực của nam châm.

Câu 4: Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì

  • A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố quan trọng là oxygen và hydrogen.
  • B. nước là thành phần chủ yếu của mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất và duy trì sự sống.
  • C. nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
  • D. nước là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

Câu 5: Ta có thể quan sát từ phổ của một nam châm bằng cách rải các

  • A. Vụn nhôm vào trong từ trường của nam châm.
  • B. Vụn sắt vào trong từ trường của nam châm.
  • C. Vụn nhựa vào trong từ trường của nam châm.
  • D. Vụn của bất kỳ vật liệu nào vào trong từ trường của nam châm.

Câu 6: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc - Nam. Kết luận nào sau đây là đúng? 

  • A. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất
  • B. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường trùng với từ trường Trái Đất 
  • C. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm không tồn tại từ trường 
  • D. Không xác định được miền xung quanh nam châm nơi đặt kim nam châm có tồn tại từ trường hay không

Câu 7: Nam châm điện là ứng dụng của tính chất nào?

  • A. Từ trường xung quanh nam châm vĩnh cửu.
  • B. Từ trường xung quanh Trái Đất.
  • C. Từ trường xung quanh dòng điện.
  • D. Từ trường xung quanh thanh đồng.

Câu 8: Trên thực tế, để thích nghi với điều kiện sống tại môi trường sa mạc, lá của cây xương rồng đã biến đổi thành gai. Vậy cây xương rồng quang hợp chủ yếu bằng bộ phận nào sau đây?

  • A. Lá cây.
  • B. Thân cây.
  • C. Rễ cây.
  • D. Gai của cây.

Câu 9: Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào dưới đây?

  • A. Mùa hè, nhiệt độ cao, độ ẩm trung bình.
  • B. Mùa thu, nhiệt độ trung bình, độ ẩm trung bình.
  • C. Mùa đông, nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp.
  • D. Mùa xuân, nhiệt độ trung bình, độ ẩm cao.

Câu 10: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc - Nam. Kết luận nào sau đây là đúng? 

  • A. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất
  • B. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường trùng với từ trường Trái Đất 
  • C. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm không tồn tại từ trường 
  • D. Không xác định được miền xung quanh nam châm nơi đặt kim nam châm có tồn tại từ trường hay không

Câu 11: Cây trồng nào dưới đây cần nhiều phân đạm hơn những cây còn lại?

  • A. Củ đậu.
  • B. Lạc.
  • C. Cà rốt.
  • D. Rau muống.

Câu 12: Về mặt năng lượng, hô hấp tế bào và quang hợp có mối quan hệ với nhau như thế nào?

  • A. Năng lượng từ Mặt Trời được sử dụng trong quá trình quang hợp và được lưu trữ trong các liên kết của các phân tử glucose. Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng này được biến đổi thành các phân tử ATP. Các phân tử ATP này là nguồn năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
  • B. Năng lượng chuyển hóa trong quá trình hô hấp tế bào được sử dụng để cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp.
  • C. Quang hợp và hô hấp cùng thực hiện nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng.
  • D. Năng lượng không tham gia vào quá trình quang hợp và hô hấp tế bào.

Câu 13: Vì sao có thể nói Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ?

  • A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
  • B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt thép mạnh hơn các vật làm bằng vật liệu khác.
  • C. Vì không gian bên trong và xung quanh Trái Đất tồn tại từ trường.
  • D. Vì trên bề mặt Trái Đất có nhiều mỏ đá nam châm.

Câu 14: Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình trao đổi chất được động vật thải ra môi trường?

  • A. Oxygen.
  • B. Carbon dioxide.
  • C. Chất dinh dưỡng.
  • D. Vitamin.

Câu 15: Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng?

  • A. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào.
  • B. Đó là quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành carbon dioxide, nước và giải phóng năng lượng.
  • C. Nguyên liệu cho quá trình hô hấp là chất hữu cơ và oxygen.
  • D. Đó là quá trình chuyển hóa năng lượng rất quan trọng của tế bào.

Câu 16: Để chế tạo một nam châm điện mạnh ta cần điều kiện gì? 

  • A. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép 
  • B. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non
  • C. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có ít vòng, lõi bằng sắt non 
  • D. Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây có ít vòng, lõi bằng thép

Câu 17: Phân bón có vai trò gì đối với thực vật?

  • A. Cung cấp các nguyên tố khoáng cho các hoạt động sống của cây.
  • B. Đảm bảo cho quá trình thoát hơi nước diễn ra bình thường.
  • C. Tạo động lực cho quá trình hấp thụ nước ở rễ.
  • D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho các sinh vật sống trong đất phát triển.

Câu 18: Thiết bị nào dưới đây sử dụng nam châm điện?

  • A. Tủ lạnh.
  • B. Máy lọc nước.
  • C. Chuông điện.
  • D. Bóng đèn điện.

Câu 19: Khi chúng ta thở ra thì

  • A. cơ liên sườn ngoài co.
  • B. cơ hoành co.
  • C. thể tích lồng ngực giảm.
  • D. thể tích lồng ngực tăng.

Câu 20: Cây xanh tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ sử dụng năng lượng ánh sáng trong quá trình nào sau đây?

  • A. Hóa tổng hợp
  • B. Hóa phân li
  • C. Quang tổng hợp
  • D. Quang phân li

Câu 21: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính

  • A. học được
  • B. bẩm sinh
  • C. hỗn hợp
  • D.vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp

Câu 22: Ở cây Hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của

  • A. mô phân sinh cành.
  • B. mô phân sinh bên.
  • C. mô phân sinh lóng.
  • D. mô phân sinh đỉnh.

Câu 23: Nguồn năng lượng cơ thể sinh vật giải phóng ra ngoài môi trường dưới dạng nào là chủ yếu?

  • A. Cơ năng.
  • B. Động năng.
  • C. Hóa năng.
  • D. Nhiệt năng.

Câu 24: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật?

(1) Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào sinh vật.

(2) Cung cấp môi trường thuận lợi cho các phản ứng sinh hóa diễn ra.

(3) Cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động sống của cơ thể.

(4) Giúp tái tạo các tế bào và làm lành vết thương.

(5) Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển.

(6) Giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể sinh vật.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 25: Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non? 

  • A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non 
  • B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu
  • C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện
  • D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi

Câu 26: Quá trình trao đổi chất của con người thải ra môi trường những chất nào?

  • A. Khí carbon dioxide, nước tiểu, mô hôi.
  • B. Khí oxygen, nước tiểu, mồ hôi, nước mắt.
  • C. Khí oxygen, khí carbon dioxide, nước tiểu.
  • D. Khí oxygen, phân, nước tiểu, mồ hôi.

Câu 27: Tập tính bẩm sinh là những tập tính

  • A. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể
  • B. được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể hoặc đặc trưng cho loài
  • C. học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể
  • D. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài

Câu 28: Các chất dinh dưỡng được biến đổi trong hệ tiêu hóa sẽ được hấp thụ vào cơ thể người qua

  • A. Máu
  • B. Thành dạ dày
  • C. Dịch tiêu hóa
  • D. Ruột già

Câu 29: Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm

  • A. khí oxygen và glucose.
  • B. glucose và nước.
  • C. khí carbon dioxide, nước và năng lượng ánh sáng.
  • D. khí carbon dioxide và nước.

Câu 30: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là trường hợp ấu trùng phát triển

  • A. hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành
  • B. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành
  • C. chưa hoàn thiện, qua một lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành
  • D. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành

Câu 31: Khi kiểm tra hai loài vi khuẩn khác nhau, các nhà khoa học nhận thấy loài X luôn tạo ra khí carbon dioxide và nước trong quá trình hô hấp tế bào, còn loài Y luôn tạo ra alcohol ethylic và carbon dioxide. Kết luận nào sau đây có thể được đưa ra từ những quan sát này?

  • A. Chỉ có loài Y là sinh vật hiếu khí.
  • B. Chỉ có loài Y là sinh vật kị khí.
  • C. Cả hai loài X và Y đều là sinh vật hiếu khí.
  • D. Cả hai loài X và Y đều là sinh vật kị khí.

Câu 32: Cho các nhận định sau:

1. Khi hô hấp, sinh vật hấp thụ khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

2. Khi quang hợp, thực vật thu nhận oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

3. Khuếch tán là sự di chuyển các phân tử khí từ vùng có nồng độ phân tử khí cao sang vùng có nồng độ phân tử khí thấp.

4. Trao đổi khí diễn ra nhanh khi diện tích khuếch tán lớn.

5. Bề mặt trao đổi khí thường có xu hướng hẹp và mỏng

Số nhận định đúng là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 33: Cho các dữ kiện sau:

(1) …………. có thể tự tổng hợp chất hữu cơ cần thiết bằng cách quang hợp khi có ánh sáng.(2) ………….. không thể tổng hợp chất hữu cơ mà phải lấy chất hữu cơ có sẵn trong thức ăn làm nguyên liệu tổng hợp chất cần thiết cho cơ thể.Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện các dữ kiện trên.

  • A. (1) Thực vật, (2) Động vật.
  • B. (1) Động vật, (2) Thực vật.
  • C. (1) Thực vật, (2) Nguyên sinh vật.
  • D. (1) Động vật, (2) Nguyên sinh vật.

Câu 34: Nhân tố bên trong điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là

  • A. vật chất di truyền.
  • B. thức ăn.
  • C. ánh sáng.
  • D. nước.

Câu 35: Trong quá trình học bài khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật, bạn Lan làm thí nghiệm như sau: Trồng hai cây con vào hai hộp chứa mùn cưa (A và B). Ở hộp A, tưới nước cho cây bình thường, còn hộp B không tưới nước mà đặt cốc giấy có thể thấm nước ra ngoài. Hằng ngày, bổ sung nước vào cốc để nước từ trong cốc thấm dần ra mùn cưa. Gạt lớp mùn cưa và nhấc thẳng cây lên. Quan sát hướng mọc của rễ cây non trong các hộp. Theo em hiện tượng gì đã xảy ra?

  • A. Rễ cây non của 2 cây tại hộp A và hộp B đều mọc giống nhau đều hướng xuống đáy hộp.
  • B. Rễ cây non của 2 cây tại hộp A và hộp B đều ngưng sinh trưởng.
  • C. Rễ cây non tại hộp A hướng xuống đáy hộp và hộp B hướng tới vị trí cốc nước.
  • D. Rễ cây non tại hộp A hướng xuống đáy hộp và hộp B bị ngưng sinh trưởng.

Câu 36: Cho ví dụ sau: Khi chạm tay vào cốc nước nóng thì tay ta rụt lại. Em hãy cho biết kích thích từ môi trường trong ví dụ trên là gì và phản ứng của cơ là gì để trả lời kích thích?

  • A. Khi đó kích thích từ môi trường là cốc nước và phản ứng trả lời là rụt tay lại.
  • B. Khi đó kích thích từ môi trường là nhiệt độ và phản ứng trả lời là rụt tay lại.
  • C. Khi đó kích thích từ môi trường là cốc nước và phản ứng trả lời là cảm giác nóng.
  • D. Khi đó kích thích từ môi trường là nhiệt độ và phản ứng trả lời là cảm giác nóng.

Câu 37: Trong các nhóm thực vật sau, nhóm nào là nhóm chỉ gồm hoa đơn tính

  • A. Hoa cải, hoa bưởi, hoa cam.
  • B. Hoa mướp, hoa bí, hoa ngô.
  • C. Hoa cải, hoa bí, hoa ngô.
  • D. Hoa mướp, hoa bí, hoa cam.

Câu 38: Trong điều khiển sinh sản ở động vật, những biện pháp nào thúc đẩy trứng chín nhanh và chín hàng loạt?

  • A. Sử dụng hormone hoặc thay đổi yếu tố môi trường.
  • B. Nuôi cấy phôi, thụ tinh nhân tạo.
  • C. Nuôi cấy phôi, thay đổi các yếu tố môi trường.
  • D. Sử dụng hormone.

Câu 39: Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ con, giai đoạn phôi diễn ra ở

  • A. trong trứng đã thụ tinh.
  • B. trong cơ thể mẹ.
  • C. ngoài tự nhiên.
  • D. trong môi trường nước.

Câu 40: Cho các dữ liệu sau:

Cột ACột B
1. Yếu tố bên ngoàia. Ánh sáng
b. Đặc điểm của loài
c. Nhiệt độ
2. Yếu tố bên trongd. Hormone sinh sản
e. Chất dinh dưỡng
f. Nước

Hãy ghép cột A với cột B sao cho hợp lí nhất

  • A. 1 - b, d và 2 - a, c, e, f.
  • B. 1 - a, c, e, f và 2 - b, d.
  • C. 1 - b, d, e và 2 - a, c, f.
  • D. 1 - a, c và 2 - b, d, f, e.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác