Trắc nghiệm Khoa học 5 kết nối Ôn tập chủ đề 1: Chất (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học 5 kết nối tri thức Ôn tập chủ đề 1: Chất (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1:Biện pháp nào dưới đây là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống xói mòn đất?
- A. Xây bờ kè.
- B. Trồng thảm cỏ.
- C. Phun thuốc trừ sâu đúng liều lượng.
D. Trồng cây gây rừng.
Câu 2:Nguyên nhân nào không dẫn đến việc lượng rác thải xả ra môi trường ngày càng nhiều?
- A. Sự gia tăng dân số.
- B. Công nghiệp phát triển.
- C. Hệ thống quản lí rác thải không hiệu quả.
D. Xây dựng khu vực xử lí chất thải ở khu công nghiệp.
Câu 3:Cơ quan nào có trách nhiệm giám sát và quản lí vấn đề ô nhiễm đất tại Việt Nam?
- A. Bộ Y tế.
B. Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- C. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- D. Bộ Quốc phòng.
Câu 4:Cốc nào dưới đây không đựng dung dịch?
- A. Cốc nước cam.
- B. Cốc nước đường.
C. Cốc nước có dầu ăn.
- D. Cốc nước muối.
Câu 5: Ô nhiễm đất không do nguyên nhân nào dưới đây?
- A. Không xử lí chất thải trước khi xả ra môi trường.
- B. Sử dụng phân bón hóa học trong thời gian dài.
- C. Do các hiện tượng tự nhiên như núi lửa phun trào, nhiễm phèn,…
D. Hiệu ứng nhà kính.
Câu 6:Dung dịch nước muối 0,9% được dùng để làm gì?
A. Làm sạch vết thương.
- B. Nấu ăn.
- C. Tẩy rửa vết bẩn.
- D. Làm sạch dầu mỡ.
Câu 7:Người dân ở vùng ven biển làm cách nào để sản xuất muối từ nước biển?
- A. Đun nóng dung dịch nước biển.
B. Phơi nước biển trên các cánh đồng muối.
- C. Trộn đều dung dịch nước biển và muối.
- D. Chưng cất nước biển.
Câu 8:Thực hiện thí nghiệm tách muối ra khỏi dung dịch muối không cần chuẩn bị dụng cụ gì sau đây?
- A. Muối ăn.
- B. Cốc nến.
- C. Kiềng sắt.
D. Đường trắng.
Câu 9: Que kem ở nhiệt độ của tủ đông có trạng thái
A. rắn.
- B. lỏng.
- C. khí.
- D. rắn và lỏng.
Câu 10: Hỗn hợp được tạo thành từ
A. hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau, tính chất của các chất không thay đổi sau khi trộn.
- B. chất rắn và chất lỏng hoặc chất lỏng với chất lỏng hòa tan và phân bố đều vào nhau.
- C. hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau và phân bố đều vào nhau.
- D. chất rắn và chất lỏng hoặc chất lỏng với chất lỏng, tính chất của các chất không thay đổi sau khi trộn.
Câu 11: Thành phần nào có nhiều nhất trong đất?
- A. Nước.
- B. Không khí.
C. Chất khoáng.
- D. Mùn và một số thành phần khác.
Câu 12: Không có hình dạng nhất định và chiếm khoảng không gian không xác định là đặc điểm của chất ở trạng thái nào?
A. Khí.
- B. Rắn.
- C. Lỏng.
- D. Lỏng và khí.
Câu 13:Để chống gỉ đinh sắt, người ta thường làm gì?
A. Sơn hoặc bôi dầu mỡ lên đinh sắt.
- B. Dùng hết đinh sắt khi sử dụng.
- C. Ngâm đinh sắt trong muối.
- D. Rắc bột lên đinh sắt.
Câu 14:Đinh sắt khi bị gỉ nặng có thể bị
- A. phồng lên và không sử dụng được nữa.
B. gãy và không sử dụng được nữa.
- C. xuất hiện bọt khí xung quanh.
- D. trở lại trạng thái ban đầu.
Câu 15:Chất hay dụng cụ nào sau đây có thể tham gia vào sự biến đổi hóa học của chất?
- A. Bút chì.
B. Đường.
- C. Cát.
- D. Bóng đèn.
Câu 16:Khi cho bột nở vào giấm ăn sẽ xảy ra hiện tượng gì?
A. Xuất hiện bọt khí.
- B. Nóng lên.
- C. Bột nở cứng lại.
- D. Giấm ăn có vị ngọt.
Câu 17: Đất được hình thành từ đâu?
- A. Sự đứt gãy của các tầng địa chất.
B. Do đá bị phá vỡ sau một quá trình lâu dài.
- C. Các dung nham của núi lửa.
- D. Xác động vật và thực vật.
Câu 18: Thành phần nào của đất đảm bảo cho cây sống và phát triển?
- A. Chất khoáng và mùn.
- B. Mùn và nước.
- C. Không khí và chất khoáng.
D. Không khí và nước.
Câu 19:Nước hoa thường là chất lỏng dễ bay hơi, có mùi thơm và được đóng vào bình xịt thủy tinh để sử dụng. Vì sao khi mở lọ nước hoa, ta thấy nước hoa vơi dần và ngửi được mùi thơm?
- A. Vì nước hoa có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí.
- B. Vì nước hoa có thể chiếm khoảng không gian xác định.
C. Vì nước hoa chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
- D. Vì nước hoa có hình dạng không xác định.
Câu 20:Bình ô-xi được dùng trong y tế để hỗ trợ bệnh nhân có vấn đề về hô hấp. Tại sao người ta có thể nạp khí ô-xi vào bình chứa?
A. Ở nhiệt độ rất thấp, khí ô-xi chuyển thành dạng lỏng và được nạp vào bình chứa.
- B. Ở nhiệt độ rất cao, khí ô-xi chuyển thành dạng lỏng và được nạp vào bình chứa.
- C. Ở nhiệt độ rất thấp, khí ô-xi chuyển thành dạng rắn và được nạp vào bình chứa.
- D. Ở nhiệt độ rất cao, khí ô-xi chuyển thành dạng rắn và được nạp vào bình chứa.
Câu 21: Các chất có thể tồn tại ở trạng thái
A. rắn, lỏng, khí.
- B. rắn, lỏng, chân không.
- C. lỏng, khí.
- D. rắn, khí.
Câu 22:Hoạt động nào dưới đây giúp làm thay đổi chất dinh dưỡng, làm tăng chất khoáng và mùn cho đất?
- A. Vun xới đất.
- B. Xây dựng hệ thống dẫn nước tưới cho cây.
C. Bón phân.
- D. Tạo rãnh thoát nước.
Câu 23: Đâu không phải là sự biến đổi hóa học?
- A. Đinh sắt bị gỉ.
- B. Giấy bị cháy.
C. Nước bay hơi.
- D. Gạo nấu thành cơm.
Câu 24: Đất bị xói mòn sẽ trở nên
A. khô cằn, kém màu mỡ, mất chất dinh dưỡng.
- B. đa dạng sinh vật, tăng năng suất cây trồng.
- C. phì nhiêu, lẫn nhiều tạp chất có lợi cho cây trồng.
- D. nhiều sỏi đá, tạo thành các dải cát.
Câu 25:Ruộng bậc thang có các mặt ruộng nhỏ có tác dụng gì trong việc bảo vệ môi trường đất?
- A. Tăng các thành phần có lợi trong đất.
- B. Gia tăng năng suất cây trồng.
C. Giữ được bùn, nước và chất dinh dưỡng cho đất.
- D. Giúp cho cây đứng vững.
Xem toàn bộ: Giải Khoa học 5 Kết nối bài 6: Ôn tập chủ đề Chất
Bình luận