Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 11 Chân trời bài 19 Carboxyluc acid

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 19 Carboxyluc acid - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Số đồng phân axit ứng với công thức C4H8O2 là

  • A. 2.   
  • B. 3.   
  • C. 4.   
  • D. 6.

Câu 2: Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp:

(1) Lên men giấm ancol etylic.

(2) Oxi hóa không hoàn toàn anđehit axetic.

(3) Oxi hóa không hoàn toàn butan.

(4) Cho metanol tác dụng với cacbon oxit.

Trong những phản ứng trên, số phản ứng tạo axit axetic là

  • A. 1.   
  • B. 2.   
  • C. 3.   
  • D. 4.

Câu 3: Axit oxalic có vị chua của

  • A. giấm.    
  • B. chanh.   
  • C. me.   
  • D. khế.

Câu 4: A và B là 2 axit cacboxylic đơn chức. Trộn 1,2 gam A với 5,18 gam B được hỗn hợp X. Để trung hòa hết X cần 90 ml dung dịch NaOH 1M. A, B lần lượt là

  • A.  Axit propionic, axit axetic.  
  • B. Axit axetic, axit propionic.
  • C. Axit acrylic, axit propionic. 
  • D. Axit axetic, axit acrylic.

Câu 5: Dãy số gồm các chất có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái qua phải là:

  • A. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
  • B. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.
  • C. CH3CHO, C2H6, C2H5OH, CH3COOH.
  • D. C2H6, CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.

Câu 6: Cho 0,1 mol axit hữu cơ X tác dụng với 11,5 gam hỗn hợp Na và K thu được 21,7 gam chất rắn và thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Công thức cấu tạo của X là

  • A. (COOH)2.
  • B. CH3COOH.
  • C. CH2(COOH)2.
  • D. CH2=CHCOOH.

Câu 7: Trung hòa hoàn toàn 1,8 gam một axit hữu cơ đơn chức bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng được 2,46 gam muối khan. Axit là

  • A.  HCOOH.
  • B. CH2=CHCOOH. 
  • C. CH3CH2COOH.
  • D. CH3COOH.

Câu 8: Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là

  • A. CnH2nO2.   
  • B. CnH2n+2O2.
  • C. CnH2n+1O2.      
  • D. CnH2n-1O2.

Câu 9: Để trung hòa 0,2 mol hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic cần 200 gam dung dịch NaOH 6%. X gồm có

  • A. 2 axit cùng dãy đồng đẳng.  
  • B. 1 axit đơn chức, 1 axit hai chức.     
  • C. 2 axit đa chứC. 
  • D. 1 axit đơn chức, 1 axit đa chức.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn x mol axit cacboxylic E, thu được y mol CO2 và z mol H2O (với z = y – x). Cho x mol E tác dụng với NaHCO3 (dư) thu được y mol CO2. Tên gọi của E là

  • A. axit oxalic.      
  • B. axit acrylic.
  • C. axit ađipic.      
  • D. axit fomic.

Câu 11: Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

  • A. Cu, CuO, HCl.
  • B. NaOH, Cu, NaCl.
  • C. Na, NaCl, CuO.
  • D. NaOH, Na, CaCO3.

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam một axit cacboxylic no (mạch cacbon hở và không phân nhánh), thu được 1,344 lít khí CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O. Giá trị của m là:

  • A. 0,6.
  • B. 1,46.
  • C. 2,92.
  • D. 0,73.

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn a gam axit cacboxylic không no, đơn chức, mạch hở trong gốc hidrocacbon có chứa 2 liên kết p còn lại là liên kết d thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 1,8 (g) H2O. Giá trị của a là:

  • A. 3,5. 
  • B. 11,2.
  • C. 8,4.
  • D. 7,0.

Câu 14: Dung dịch axit axetic không phản ứng được với

  • A. Mg.   
  • B. NaOH.
  • C. NaHCO3.   
  • D. NaNO3.

Câu 15: Trung hòa 400 ml dung dịch axit axetic 0,5M bằng dung dịch NaOH 0,5M. Thể tích dung dịch NaOH cần dùng là          

  • A. 100 ml.             
  • B. 200 ml.             
  • C. 300 ml.             
  • D. 400 ml.

Câu 16: A là axit no hở, công thức CxHyOz. Mối quan hệ giữa x, y và z là

  • A. y = 2x – z + 2.
  • B. y = 2x.
  • C. y= 2x – z.
  • D. y = 2x + z – 2.

Câu 17: Axit acrylic (CH2=CH-COOH) không có khả năng phản ứng với dung dịch

  • A. Na2CO3.      
  • B. Br2.
  • C. NaCl.   
  • D. Ca(HCO3)2.

Câu 18: Ngày 2/4/ 2019, trang web của thành phố Osaka đã đăng tải thông tin về việc thu hồi sản phẩm tương ớt Chin-su nhập khẩu từ Việt Nam chứa axit benzoic – một hóa chất bị cấm sử dụng trong tương ớt Nhật Bản.Công thức phân tử của axit benzoic là

  • A. C6H6O2
  • B. C7H8O2
  • C. C7H6O
  • D. C7H6O2

Câu 19: Axit malonic có công thức là

  • A. CH3-COOH.      
  • B. CH2=CH-COOH.
  • C. C6H5-COOH.      
  • D. HOOC-CH2-COOH.

Câu 20: Cho 0,15 mol axit hữu cơ X tác dụng với 4,25 gam hỗn hợp Na và K thu được 13,1 gam chất rắn và thấy thoát ra 1,68 lít khí H2 (đktc). Công thức cấu tạo của X là

  • A. HCOOH
  • B. CH3COOH       
  • C. C2H5COOH     
  • D. CH2=CHCOOH

Câu 21: Để trung hòa a mol axit cacboxylic A cần 2a mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn a mol A thu được 3a mol CO2. A có công thức phân tử là

  • A. C3H4O2
  • B. C3H6O2
  • C. C6H10O4.          
  • D. C3H4O4.

Câu 22: Cho axit axetic có nồng độ x% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH có nồng độ 10% thì thu được dung dịch muối có nồng độ 10,25%. Vậy x có giá trị là: 

  • A. 20% 
  • B. 16% 
  • C. 17%
  • D. 15%

Câu 23: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là:

  • A. 10,12
  • B. 6,48
  • C. 8,10
  • D. 16,20

Câu 24: Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 (dư) thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O (đktc). Giá trị của y là

  • A. 0,2.   
  • B. 0,3.   
  • C. 0,6.   
  • D. 0,8.

Câu 25: Trung hòa 3,88 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacbocylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 5,2 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là

  • A. 2,24 lít.   
  • B. 4,48 lít.
  • C. 1,12 lít.   
  • D. 3,36 lít.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác