Soạn giáo án Hóa học 11 chân trời sáng tạo bài 19: Carboxylic acid

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hóa học 11 bài 19: Carboxylic acid - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 19: CARBOXYLIC ACID

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm về carboxylic acid.
  • Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số acid theo danh pháp thay thế (C1 - C5) và một vài acid thường gặp theo tên thông thường.
  • Trình bày được đặc điểm cấu tạo và hình dạng phân tử acetic acid.
  • Nêu và giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ sôi, tính tan) của carboxylic acid.
  • Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của carboxylic acid: Thể hiện tính acid (Phản ứng với chất chỉ thị, phân ứng với kim loại, oxide kim loại, base, muối) và phản ứng ester hóa.
  • Thực hiện được thí nghiệm về phản ứng của acetic acid (hoặc citric acid) với quỳ tím, sodium carbonate (hoặc calcium carbonate), magnesium; điều chế ethyl acetate (hoặc quan sát qua video thí nghiệm), mô tả được các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của carboxylic acid.
  • Trình bày được ứng dụng của một số carboxylic acid thông dụng và phương pháp điều chế carboxylic acid (điều chế acetic acid bằng phương pháp lên men giấm và phản ứng oxi hóa alkane)
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về cấu trúc của carboxylic acid, cách gọi tên, những đặc điểm vật lí, tính chất hóa học, những ứng dụng quan trọng của carboxylic acid và cách điều chế.
  • Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về cấu trúc, danh pháp, tính chất của carboxylic acid, các ứng dụng. Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm, liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống.

Năng lực hóa học:

  • Nhận thức hoá học:
    • Nêu được khái niệm về carboxylic acid.
    • Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số acid theo danh pháp thay thế (C1 - C5) và một vài acid thường gặp theo tên thông thường.
    • Trình bày được đặc điểm cấu tạo và hình dạng phân tử acetic acid.
    • Nêu và giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí, tính chất hoá học cơ bản của carboxylic acid.
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hoá học:
    • Thực hiện được thí nghiệm về phản ứng của acetic acid (hoặc citric acid) với quỳ tím, sodium carbonate (hoặc calcium carbonate), magnesium; điều chế ethyl acetate (hoặc quan sát qua video thí nghiệm),
    • Mô tả được các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của carboxylic acid.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
    • Nêu được ứng dụng của một số carboxylic acid thông dụng
    • Tìm hiểu về phương pháp điều chế acetic acid bằng phương pháp lên men giấm và ứng dụng của phản ứng
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cần thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực nghiệm.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học (nếu cần).
  • Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm trong SGK.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV đưa câu hỏi khởi động, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đặt vấn đề: “Một số loại côn trùng như kiến, ong,... dù rất nhỏ nhưng chỉ với một vết cắn, châm hoặc đốt lại có thể gây hại cho sức khỏe. Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì khi bị côn trùng đốt, nếu bôi nước vôi vào vết đốt thì vết thương sẽ mất đi và không còn cảm giác ngứa rát nữa. Vậy tại sao lại như vậy?”

GV dẫn dắt vào bài mới.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe, quan sát hình ảnh, suy nghĩ trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm HS đưa ra các câu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào bài học: “Trong nọc độc của một số côn trùng như: ong, kiến, muỗi… có chứa một lượng formic acid gây bỏng da và đồng thời gây rát, ngứa. Formic acid là một loại carboxylic acid. Vậy carboxylic acid là gì? Những tính chất nào đặc trưng cho carboxylic acid? Tại sao lại bôi nước vôi vào vết côn trùng đốt?... Để có giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu – Bài 19 Carboxylic acid”

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. KHÁI NIỆM - CẤU TRÚC - DANH PHÁP

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm, cấu trúc của carboxylic acid

  1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm, cấu trúc của carboxylic acid.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời CH thảo luận 1 trang 124.
  3. Sản phẩm học tập:
  • Khái niệm, cấu trúc của carboxylic acid
  • Công thức chung của carboxylic acid no, đơn chức
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 1 trang 124.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời CH thảo luận thảo luận 1 trang 124.

1. Quan sát hình 19.1, hãy nêu đặc điểm chung về cấu tạo của carboxylic acid, nêu đặc điểm khác về cấu tạo của carboxylic acid so với cấu tạo của aldehyde và ketone.

- GV hướng dẫn HS lập công thức chung của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở dựa vào định nghĩa dãy đồng đẳng

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận thảo luận 1

- HS lập công thức chung của aldehyde, ketone

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận thảo luận 1

- Đại diện 2 - 3 HS viết công thức chung của carboxylic acid

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về khái niệm, cấu trúc của carboxylic acid

1. KHÁI NIỆM - CẤU TRÚC - DANH PHÁP

* Tìm hiểu về khái niệm, cấu trúc của carboxylic acid

Trả lời CH thảo luận 1

Đặc điểm về cấu tạo carboxylic acid có chứa một hay nhiều nhóm carboxyl (- COOH) liên kết với carbon (hoặc hydrogen) trong phân tử

Điểm khác về cấu tạo của carboxylic acid so với cấu tạo aldehyde và ketone là aldehyde và ketone chỉ có nhóm carbonyl (-C=O) trong khi là nhóm carboxylic acid liên kết trực tiếp với nhóm hydroxyl (-OH) để tạo thành nhóm carboxyl (- COOH)

Kết luận:

Carboxylic acid là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm carboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với carbon (của gốc hydrocarbon hoặc của nhóm - COOH khác) hoặc nguyên tử hydrogen.

Công thức chung của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1COOH (n≥0) hoặc CmH2mO2 (m≥1)

 

Hoạt động 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo, hình dạng phân tử và tính chất của acetic acid

  1. Mục tiêu:
  • Trình bày được đặc điểm cấu tạo và hình dạng phân tử acetic acid.
  • Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí của acetic acid.
  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời CH
  2. Sản phẩm học tập:
  • Đặc điểm cấu tạo và hình dạng phân tử acetic acid.
  • Tính chất vật lí của acetic acid.
  • Câu trả lời cho các câu hỏi GV đưa ra
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời CH sau

1. Quan sát hình 19.2, hãy nêu đặc điểm cấu tạo, hình dạng phân tử acetic acid

2. Trình bày tính chất của acetic acid

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về đặc điểm cấu tạo, hình dạng phân tử và tính chất của acetic acid

1. KHÁI NIỆM - CẤU TRÚC - DANH PHÁP

* Tìm hiểu về khái niệm, cấu trúc của carboxylic acid

* Trình bày đặc điểm cấu tạo, hình dạng phân tử và tính chất của acetic acid

- Phân tử acetic acid gồm có nhóm -CH3 liên kết với nhóm -COOH, mang đầy đủ tính chất của carboxylic acid.

- Acetic acid nguyên chất là chất lỏng, mùi xốc, dễ gây bỏng da.

- Acetic acid đông đặc ở 16oC tạo thành tinh thể  giống nước đá gọi là “acetic acid băng”.

 

Hoạt động 3: Viết công thức cấu tạo và gọi tên một số carboxylic acid

  1. Mục tiêu:
  • Trình bày được quy tắc gọi tên carboxylic acid theo danh pháp thay thế,
  • Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số acid theo danh pháp thay thế (C1 - C5)
  • Nêu được tên thông thường một vài acid thường gặp.
  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát bảng 19.1, thảo luận nhóm, trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 126
  2. Sản phẩm học tập:
  • Cách gọi tên carboxylic acid
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 2 SGK trang 126
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- yêu cầu HS hoạt động nhóm đọc thông tin SGK và trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 126

2. Dựa vào bảng 19.1, rút ra cách gọi tên carboxylic acid theo danh pháp thay thế.

- HS tìm hiểu tên gọi thông thường của một số carboxylic acid

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận  2 SGK trang 126

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận  2 SGK trang 126

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về cách gọi carboxylic acid

GV lưu ý: Khi gọi tên

Mạch chính là mạch carbon dài nhất chứa nhóm -COOH

Đánh số 1 bắt đầu từ nguyên tử carbon có của nhóm -COOH

1. KHÁI NIỆM - CẤU TRÚC - DANH PHÁP

* Tìm hiểu về khái niệm, cấu trúc của carboxylic acid

* Trình bày đặc điểm cấu tạo, hình dạng phân tử và tính chất của acetic acid

* Viết công thức cấu tạo và gọi tên một số carboxylic acid

* Tên theo danh pháp thay thế :

Số chỉ vị trí nhánh - Tên nhánh + Tên hydrocarbon ứng với mạch chính (bỏ e ở cuối) oic acid

* Tên thông thường: Liên quan đến nguồn gốc tìm ra chúng.

H-COOH (formic acid);

CH3COOH (acetic acid);

C2H5COOH propionic acid);

CH2=CH-COOH (acrylic acid);

HOOC-COOH (oxalic acid);

C6H5COOH (benzoic acid)...

 

  1. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc điểm về trạng thái, nhiệt độ sôi và tính tan của carboxylic acid

  1. Mục tiêu: Nêu và giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ sôi, tính tan) của carboxylic acid.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát bảng 19.2, thảo luận nhóm, trả lời CH thảo luận 3, 4 SGK trang 127.
  3. Sản phẩm học tập:
  • Tính chất vật lí của carboxylic acid.
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 3, 4 SGK trang 127.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đọc thông tin SGK và trả lời CH thảo luận 3, 4 SGK trang 127.

3. So sánh nhiệt độ sôi của butanoic acid với nhiệt độ sôi của các chất trong bảng sau. Giải thích.

4. Vì sao acetic acid tan vô hạn trong nước?

- Yêu cầu HS tóm tắt tính chất vật lí của hợp chất carbonyl

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 3, 4 SGK trang 127.

- Tóm tắt tính chất vật lí của carboxylic acid.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 3, 4 SGK trang 127.

- 1 - 2 HS trình bày tính chất vật lí của carboxylic acid.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về tính chất vật lí của  carboxylic acid.

GV thông tin: Mỗi acid có vị chua riêng:

acetic acid có vị chua của giấm,

oxalic acid tạo vị chua của me,

citric acid tạo vị chua của chanh,...

2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

* Tìm hiểu đặc điểm về trạng thái, nhiệt độ sôi và tính tan của carboxylic acid

Trả lời CH thảo luận 3, 4 SGK

3. Nhiệt độ sôi của carboxylic acid cao hơn so với nhiệt độ sôi của các chất có cùng số nguyên tử carbon

Do carboxylic acid có khả năng tạo thành liên kết hydrogen bền vững hơn alcohol nên có nhiệt độ sôi cao hơn so với nhiệt độ sôi của alcohol tương ứng.

Giữa các phân tử aldehyde, ketone và hydrocarbon không có liên kết hydrogen nên có nhiệt độ sôi thấp hơn.

4. Nhờ khả năng tạo liên kết hydrogen với nước, các carboxylic acid đầu dãy như acetic acid tan vô hạn trong nước

Kết luận:

- Trạng thái: là chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường

- Nhiệt độ sôi của các acid tăng theo chiều tăng của phân tử khối và cao hơn nhiệt độ sôi của các alcohol, aldehyde, ketone có cùng số nguyên tử C vì có liên kết hydrogen giữa 2 phân tử hoặc nhiều phân tử.

- Tính tan: Độ tan của các acid giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối. Trong đó carboxylic acid đầu dãy như  formic acid, acetic acid,...tan vô hạn trong nước.

 

  1. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

3.1. Tính acid

Hoạt động 5: Thí nghiệm tính acid của carboxylic acid

  1. Mục tiêu:

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hóa học 11 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác