Soạn giáo án Hóa học 11 chân trời sáng tạo bài 3: Đơn chất nitrogen

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hóa học 11 bài 3: Đơn chất nitrogen - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 2. NITROGEN VÀ SULFUR

BÀI 3: ĐƠN CHẤT NITROGEN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phát biểu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nitrogen.
  • Giải thích được tính trơ của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ thường thông qua liên kết và giá trị năng lượng liên kết
  • Trình bày được sự hoạt động của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ cao đối với hydrogen, oxygen. Liên hệ được quá trình tạo và cung cấp nitrate cho đất từ nước mưa.
  • Giải thích được các ứng dụng của đơn chất nitrogen khí và lông trong sản xuất, trong hoạt động nghiên cứu.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về đơn chất nitrogen.
  • Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày được tính chất của đơn chất nitrogen.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập trong bài học.

Năng lực hóa học:

  • Nhận thức hoá học:
    • Phát biểu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nitrogen;
    • Trình bày sự hoạt động của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ cao đối với hydrogen, oxygen.
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hoá học: Giải thích tính trơ của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ thường thông qua liên kết và giá trị năng lượng liên kết.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
    • Giải thích các ứng dụng của đơn chất nitrogen khí và lỏng trong sản xuất, trong hoạt động nghiên cứu;
    • Liên hệ được quá trình tạo và cung cấp nitrate cho đất từ nước mưa.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cần thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học (nếu cần).
  • Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm trong SGK.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức trò chơi ô chữ, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV thông báo cách thức tổ chức trò chơi ô chữ:

- Có 8 câu hỏi tương ứng với 8 hàng ngang.

- Mỗi HS sẽ xung phong chọn hàng ngang để tìm câu trả lời.

- Từ khóa được tạo thành từ các chữ cái trong các ô hàng dọc được tô màu.

GV chiếu câu hỏi và đáp án tương ứng của từng câu.

Câu 1: Trong khí quyển, khí nitrogen phổ biến thứ mấy?

Câu 2: Trong bảng tuần hoàn, nguyên lô nitrogen ở chu kì nào?

Câu 3: Diêm tiêu Chile là dạng muối nào của sodium (Na)?

Câu 4: Đơn chất nào kết hợp với nitrogen tạo thành ammonia?

Câu 5: Thực phẩm được coi là giàu đạm khi có chứa nhiều hợp chất nào?

Câu 6: Ở điều kiện thường, nitrogen tồn tại ở thể nào?

Câu 7: Nguyên tử nitrogen nhận thêm ba electron có cấu hình giống khí hiếm nào?

Câu 8: Nguyên tố nitrogen ở nhóm nào trong bảng tuần hoàn?

Kết quả từ khóa là:………………

- GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của mình liên quan đến từ khóa vừa tìm được và so sánh với các bạn trong nhóm. GV dẫn dắt vào bài mới.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động để tìm từ khoá.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra các câu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Đáp án:

Từ khoá: Nitrogen

- GV đánh giá câu trả lời của HS, tuyên dương HS có câu trả lời đúng và trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Nitrogen là khí có hàm lượng lớn nhất trong không khí, có vai trò cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng. Nitrogen có tính chất gì và có những ứng dụng nào trong cuộc sống? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ  hơn về đơn chất nitrogen – Bài 3 Đơn chất nitrogen

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

Hoạt động 1: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên của nitrogen

  1. Mục tiêu: Phát biểu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nitrogen.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS lắng nghe, quan sát hình 3.1, đọc SGK, trả lời CH thảo luận 1,2.
  3. Sản phẩm học tập:
  • Trạng thái tự nhiên của nguyên tố nitrogen.
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 1,2 SGK trang 20.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời CH thảo luận 1,2 SGK trang 20:

1. Quan sát hình 3.1, cho biết trong không khí, khí nào chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất?

2. Ngoài đơn chất nitrogen thì nguyên tố nitrogen còn tồn tại ở những dạng nào? Lấy ví dụ.

 

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 1, 2

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 1,2

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết trạng thái tự nhiên của Nitrogen.

1. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

* Tìm hiểu trạng thái tự nhiên của nitrogen

Trả lời CH thảo luận 1, 2

1. Khí chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất là nitrogen (khoảng 78%)

 

 

 

 

 

 

2. Nitrogen còn tồn tại ở dạng hợp chất có nhiều trong khoáng vật sodium nitrate để còn gọi là diêm tiêu Natri

Ngoài ra nitrogen còn có trong thành phần của protein, nucleic acid,...và nhiều chất hữu cơ khác

Kết luận:

Trong tự nhiên, Nitrogen tồn tại ở dạng đơn chất (chiếm khoảng 78% Vkk) và hợp chất (NaNO3, protein, nucleic acid,...)

 

  1. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của nitrogen

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tính chất vật lí của nitrogen
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời CH thảo luận 3, 4 SGK trang 21
  3. Sản phẩm học tập:

Tính chất vật lí của nitrogen

Câu trả lời cho CH thảo luận 3, 4 SGK trang 21.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát hình 3.2 và trả lời CH thảo luận 3, 4 SGK trang 21

3. Quan sát hình 3.2, nêu hiện tượng xảy ra. Giải thích

4. Nitrogen nặng hay nhẹ hơn không khí. Tại sao?

-  Yêu cầu  HS đọc SGK tóm tắt tính chất vật lí của nitrogen.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 3,4 SGK trang 21

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 3,4 SGK trang 21

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết tính chất vật lí của nitrogen

2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

* Tìm hiểu tính chất vật lí của nitrogen

Trả lời CH thảo luận 3 SGK trang 21:

Hiện tượng: cây nến bị tắt khi cho vào lọ đựng N2

Giải thích: Do N2 không duy trì sự cháy

Trả lời CH thảo luận 4 SGK trang 21:

Nitrogen nhẹ hơn không khí do dN2/kk = 28/29 <1

Kết luận:

-         Ở điều kiện thường, N2 là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí.

-         Hoá lỏng ở  - 196oC; hoá rắn ở  - 210oC.

-         Tan rất ít trong nước

-         không duy trì sự cháy và sự hô hấp

 

  1. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của nitrogen

  1. Mục tiêu:
  • Trình bày được tính chất hóa học của nitrogen
  • Giải thích được tính trơ của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ thường thông qua liên kết và giá trị năng lượng liên kết
  • Trình bày được sự hoạt động của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ cao đối với hydrogen, oxygen.
  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát Hình 3.3; thảo luận và trả lời CH thảo luận 5,6 SGK trang 21.
  2. Sản phẩm học tập:
  • Tính chất hoá học của nitrogen.
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 5,6 SGK trang 21.
  1. Tổ chức hoạt động:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hóa học 11 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác