Soạn giáo án Hóa học 11 chân trời sáng tạo bài Ôn tập Chương 6

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hóa học 11 bài Ôn tập Chương 6 - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP CHƯƠNG 6

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ củng cố lại kiến thức về hợp chất carbonyl (aldehyde - ketone) - carboxylic acid.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực luyện tập các kiến thức đã học của chương
  • Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hệ thống hoá các nội dung kiến thức chương. Phối hợp giải các bài tập ôn tập chương
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được sơ đồ tư duy hợp lý logic

Năng lực hóa học:

  • Nhận thức hoá học: Hệ thống hoá được kiến thức về hợp chất carbonyl (aldehyde và ketone) và carboxylic acid bao gồm
    • trình bày được khái niệm, gọi được tên;
    • nêu được đặc điểm cấu tạo, đặc điểm về tính chất vật li của hợp chất carbonyl và carboxylic acid;
    • trình bày được tính chất hóa học cơ bản của hợp chất carbonyl;
    • nêu được carboxylic acid, ứng dụng và phương pháp;
    • trình bày phương pháp điểu chế hợp chất carbonyl và carboxylic acid.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
    • Nêu được ứng dụng của một số hợp chất carbonyl, carboxylic acid thông dụng;
    • Hiểu được tắm quan trọng của hợp chất carbonyl (aldehyde và ketone) và carboxylic acid trong việc giải thích một số ứng dụng trong đời sống hằng ngày của con người và thế giới tự nhiên;
    • Giải được các bài tập ôn tập chương.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Trung thực, biết phân tích, tổng hợp, cô đọng kiến thức khi tự thiết lập sơ đồ tư duy tổng kết chương.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Sơ đồ tư duy, câu hỏi/bài tập
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Sơ đồ tư duy theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức trò chơi, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức trò chơi “Công não”: “Có 4 câu hỏi các em hãy suy nghĩ và trả lời thật nhanh và chính xác.”

Câu 1:  Carboxylic acid làm quỳ tím chuyển màu gì?

Câu 2: Aldehyde bị khử bởi tác nhân khử [H] tạo thành alcohol bậc mấy?

Câu 3: Trong giấm ăn có thành phần chính là carboxylic acid?

Câu 4: Nêu cách điều chế hợp chất carbonyl

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra nhanh các đáp án.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Đáp án

Câu 1: Đỏ

Câu 2: Bậc I

Câu 3: Acetic acid

Câu 4:

- Acetaldehyde được điều chế từ C2H4.

- Acetone được điều chế từ cumene.

- GV đánh giá câu trả lời của HS, tuyên dương HS có câu trả lời đúng, nhanh nhất

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Qua trò chơi khởi động, chúng ta đã củng cố được một phần kiến thức của chương 6, để củng cố và luyện tập chương 6 chúng ta cùng nghiên cứu bài học này - Ôn tập chương 6

  1. HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Sử dụng sơ đồ tư duy, HS hệ thống hoá được kiến thức chương.
  3. Nội dung: HS trình bày sơ đồ tư duy đã chuẩn bị trước
  4. Sản phẩm học tập:
  • Sơ đồ tư duy kiến thức chương
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức lên bảng

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận cặp đôi kiểm tra chéo sơ đồ tư duy đa chuẩn bị ở nhà, chỉnh sửa, bổ sung nội dung (nếu cần)

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sơ đồ tư duy lên bảng theo sự hướng dẫn của GV

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết kiến thức chương 6

1. Hệ thống hoá kiến thức

 

 

Sơ đồ tư duy tham khảo

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Công thức cấu tạo của propanoic acid (propionic acid) là

  1. CH3-COOH. B. CH3CH(CH3)-COOH.
  2. CH3-CH2-COOH. D. CH3-CH2-CH2-COOH.

Câu 2: Tên gọi của CH3 – CH(C2H5) – CH2 – CHO là:

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hóa học 11 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác