Soạn giáo án Hóa học 11 chân trời sáng tạo bài 11: Cấu tạo hoá học hợp chất hữu cơ

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hóa học 11 bài 11: Cấu tạo hoá học hợp chất hữu cơ - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 11: CẤU TẠO HOÁ HỌC HỢP CHẤT HỮU CƠ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được nội dung thuyết cấu tạo hoá học trong hoá học hữu cơ.
  • Giải thích được hiện tượng đồng phân trong hóa học hữu cơ
  • Nêu được khái niệm chất đồng đẳng và dãy đồng đẳng.
  • Viết được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản (công thức cấu tạo đầy đủ, công thức cấu tạo thu gọn).
  • Nêu được chất đồng đẳng, chất đồng phân: dựa vào công thức cấu tạo cụ thể của các hợp chất hữu cơ
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về cấu tạo hoá học hợp chất hữu cơ.
  • Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày nội dung thuyết cấu tạo hoá học trong hoá học hữu cơ.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề về đồng đẳng, đồng phân trong hóa học hữu cơ.

Năng lực hóa học:

  • Nhận thức hoá học:
    • Trình bày được nội dung thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ.
    • Nêu được khái niệm chất đồng đẳng và dãy đồng đẳng.
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hoá học:
    • Giải thích được hiện tượng đồng phân trong hóa học hữu cơ
    • Nêu được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể của các hợp chất hữu cơ.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Viết được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản (công thức cấu tạo đầy đủ, công thức cấu tạo thu gọn).
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cần thận, trung thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học (nếu cần).
  • Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm trong SGK.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi khởi động, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đưa ra câu hỏi khởi động: “Ngay từ khi hóa học hữu cơ mới ra đời, các nhà khoa học đã nỗ lực nghiên cứu vấn đề thứ tự và cách thức liên kết của các nguyên tử trong phân tử, người ta gọi đó là cấu tạo hóa học. Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ được biểu diễn như thế nào?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi khởi động

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra các câu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào bài học:  “Các em vừa liệt kê ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để có giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu – Bài 11: Cấu tạo hoá học hợp chất hữu cơ 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. THUYẾT CẤU TẠO HOÁ HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ

  1. Mục tiêu: Trình bày được nội dung thuyết cấu tạo hoá học trong hoá học hữu cơ.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS lắng nghe, nghiên cứu SGK, quan sát hình 11.1 và bảng 11.1, trả lời CH thảo luận 1 - 3 SGK trang 61, 62.
  3. Sản phẩm học tập:
  • Nội dung thuyết cấu tạo hoá học trong hoá học hữu cơ.
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 1 - 3 SGK trang 61, 62.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời CH thảo luận 1 - 3 SGK trang 62.

1. So sánh cấu tạo hóa học của ethanol và dimethyl ether. Nhận xét về một số tính chất cơ bản của hai chất này dựa vào dữ liệu đã cung cấp trong ví dụ 1

 

 

 

 

 

2. Hãy cho biết dạng mạch carbon tương ứng với các chất có trong hình 11.1

3. Quan sát bảng 11.1 so sánh thành phần phân tử cấu tạo tạo hóa học và tính chất của các chất sau

a) CH4 và CCl4

b) CH3Cl và CHCl3

c) CH3OH, CH3CH2OH và CH3OCH3

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 1 - 3 SGK tr 61, 62.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 1 - 3 SGK tr 61, 62.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ

 

 

1. THUYẾT CẤU TẠO HOÁ HỌC

* Tìm hiểu thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ

Trả lời CH thảo luận 1-3

1. Ethanol và dimethyl ether giống nhau về công thức phân tử (C2H6O) nhưng khác nhau về công thức cấu tạo (ethanol có nhóm chức -OH, dimethyl ether có nhóm chức - O -.

⇒ NX: Một số tính chất cơ bản (TCVL, TCHH) của 2 chất này khác nhau.

2. Mạch carbon tương ứng với các chất có trong hình 11.1 lần lượt là: Mạch thẳng không nhánh, mạch thẳng có nhánh, mạch vòng không nhánh, mạch vòng có nhánh.

 

3. (Nội dung trả lời – bên dưới)

Kết luận:

Nội dung thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ

Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và thứ tự liên kết.

Trong phân tử hợp chất hữu cơ, carbon có hóa trị 4 và nguyên tử carbon có thể liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác hoặc liên kết với nhau tạo thành mạch carbon (vòng, không vòng, nhánh, không nhánh)

Tính chất của hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất, số lượng các nguyên tử) và cấu tạo hóa học (thứ tự liên kết các nguyên tử).

 

Nội dung trả lời CH thảo luận 3

  1. a) Giống: Tính chất có điểm tương tự (không tan trong nước).

Khác: Cấu tạo hoá học, cụ thế là khác về loại nguyên tử, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, thể khác nhau.

  1. b) Giống: Thành phần nguyên tổ gồm carbon, hydrogen và chlorine.

Khác cấu tạo hoá học, cụ thế là khác về loại nguyên tử; tính chất (nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, thể, ứng dụng).

  1. c) Giống: CH3OH, CH3CH2OH có cấu tạo tương tự nhau (thành phần nguyên tố gồm carbon, hydrogen, oxygen; đều có nhóm chức hydroxy) nên tính chất tương tự nhau; CH3CH2OH và CH3OCH3 cùng công thức phân tử.

Khác: CH3OH, CH3CH2OH chứa nhóm chức hydroxy (-OH); CH3OCH3 chứa nhóm chức ether (- O - ) nên tính chất khác nhau (thể, tính tan trong nước, tính chất hoá học).

 

Hoạt động 2: Biểu diễn cấu tạo phân tử của hợp chất hữu cơ

  1. Mục tiêu: Viết được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản (công thức cấu tạo đầy đủ, công thức cấu tạo thu gọn).
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời CH thảo luận 4, 5 SGK trang 62, 63
  3. Sản phẩm học tập:
  • Cấu tạo phân tử của một số hợp chất hữu cơ
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 4, 5 SGK trang 62, 63
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm (4 - 5 HS) yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời CH thảo luận 4, 5 SGK trang 62, 63

4. Cho biết ý nghĩa công thức phân tử và công thức cấu tạo

 

 

 

 

 

 

5. Công thức cấu tạo đầy đủ và công thức cấu tạo thu gọn khác nhau điểm gì?

 

 

 

GV hướng dẫn HS tóm tắt kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 4, 5 SGK tr 62, 63

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 4, 5 SGK tr 62, 63

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về cách biểu diễn cấu tạo phân tử của hợp chất hữu cơ

1. THUYẾT CẤU TẠO HOÁ HỌC

* Tìm hiểu thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ

* Biểu diễn cấu tạo phân tử của hợp chất hữu cơ

Trả lời CH thảo luận 4, 5 SGK

4. Công thức phân tử: Cho biết hợp chất hữu cơ có nguyên tổ hoá học nào, số lượng nguyên tử của từng nguyên tố.

- Công thức cấu tạo: Cho biết hợp chất hữu cơ có nguyên tổ hoá học nào, số lượng nguyên tử của từng nguyên tế, biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết của các nguyên tử trong phân tử.

5.

Công thức cấu tạo thu gọn không biểu diễn liên kết đơn giữa  nguyên tử Hydrogen và các nguyên tử khác.

Công thức cấu tạo đầy đủ, biểu diễn liên kết đơn giữa  nguyên tử Hydrogen và các nguyên tử khác.

Kết luận:

Cấu tạo của hợp chất hưuc cơ có thể biểu diễn dưới 3 dạng:

- CTCT đầy đủ: biểu diễn đầy đủ tất cả các liên kết trên một mặt phẳng.

- CTCT thu gọn: Các nguyên tử, nhóm nguyên tử cùng liên kết với một nguyên tử C được viết thành một nhóm

- CT khung phân tử: Dùng nét gạch để biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử C với nhau và nguyên tử C với nguyên tử khác (không phải H)

 

  1. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN

Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm chất đồng đẳng và dãy đồng đẳng

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hóa học 11 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác