Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 11 chân trời sáng tạo cuối học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 11 cuối học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phản ứng hoá học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra

  • A. chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
  • B. nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
  • C. nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
  • D. chậm, hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

Câu 2: Phương pháp chưng cất dùng để tách các chất

  • A. có nhiệt độ sôi khác nhau.
  • B. có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
  • C. có độ tan khác nhau. 
  • D. có khối lượng riêng khác nhau.

Câu 3: Cho quỳ tím vào dung dịch NH$_{3}$ thì dung dịch chuyển thành

  • A. Màu vàng.
  • B. Màu xanh.
  • C. Màu hồng.
  • D. Màu cam.

Câu 4: Trong dung dịch NH$_{3}$ (bỏ qua sự phân li của H$_{2}$O) có những phần tử nào?

  • A. H$^{+}$, $NH_{2}^{-}$.
  • B. $NH_{4}^{+}$, OH$^{-}$, H$_{2}$O.
  • C. $NH_{4}^{+}$, OH$^{-}$, NH$_{3}$, H$_{2}$O.
  • D. H$^{+}$, OH$^{-}$, NH$_{3}$, H$_{2}$O.

Câu 5: Giả sử dung dịch các chất sau: HCl; Na$_{2}$SO$_{4}$, NaOH, KCl đều có nồng độ 0,01M. Dung dịch sẽ chuyển sang màu hồng khi nhỏ chất chỉ thị phenolphtalein vào là

  • A. HCl.
  • B. Na$_{2}$SO$_{4}$.
  • C. NaOH.
  • D. KCl.

Câu 6: Cho hình vẽ thí nghiệm dùng để phân tích hợp chất hữu cơ X như hình vẽ.

c

Hãy cho biết hiện tượng dung dịch nước vôi trong bị vẩn đục, chứng tỏ hợp chất hữu cơ X có chứa nguyên tố nào?

  • A. C.
  • B. H.
  • C. C và H.
  • D. C và N.

Câu 7: Chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?

  • A. KCN.
  • B. Al$_{4}$C$_{3}$.
  • C. CaCO$_{3}$.
  • D. CH$_{3}$COOH.

Câu 8: Chất không phân li ra ion khi hòa tan trong nước là

  • A. CaCl$_{2}$.
  • B. HClO.
  • C. Ca(OH)$_{2}$.
  • D. C$_{2}$H$_{5}$OH.

Câu 9: Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là

  • A. Than hoạt tính.
  • B. Muối ăn.
  • C. Đá vôi.
  • D. Thạch cao.

Câu 10: Để phân biệt dung dịch NH$_{4}$Cl và dung dịch CuCl$_{2}$ ta dùng dung dịch

  • A. HCl.
  • B. H$_{2}$SO$_{4}$.
  • C. NaNO$_{3}$.
  • D. NaOH.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Lưu huỳnh là một nguyên tố phi kim, chỉ có tính oxi hoá.
  • B. Khi tham gia phản ứng, lưu huỳnh thể hiện tính oxi hoá hoặc tính khử.
  • C. Ở điều kiện thường, lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước.
  • D. Ở điều kiện thường, lưu huỳnh tồn tại dạng phân tử tám nguyên tử (S8).

Câu 12: Nhiệt độ sôi của rượu (thành phần chính là ethanol) là 78 °C và của nước là 100 °C. Phương pháp nào có thể tách rượu ra khỏi nước?

  • A. Cô cạn. 
  • B. Lọc.   
  • C. Bay hơi.   
  • D. Chưng cất.

Câu 13: Dung dịch Ba(OH)$_{2}$ có pH = 13 thì nồng độ của Ba(OH)$_{2}$ là

  • A. 0,05M.
  • B. 0,1M.
  • C. 0,01M.
  • D. 0,005M.

Câu 14: Người ta thường dùng các bình bằng thép để đựng và chuyên chở dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$  đặc vì

  • A. dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$  đặc bị thụ động hoá trong thép.
  • B. dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$  đặc không phản ứng với sắt ở nhiệt độ thường.
  • C. dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$  đặc không phản ứng với kim loại ở nhiệt độ thường.
  • D. thép có chứa các chất phụ trợ không phản ứng với dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$  đặc.

Câu 15: Chất khí (X) tan trong nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ và khí (X) có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí (X) là

  • A. NH$_{3}$.
  • B. CO$_{2}$.  
  • C. SO$_{2}$.  
  • D. O$_{3}$.

Câu 16: Một dung dịch có pH = 11,7. Nồng độ ion hydrogen (H$^{+}$) của dung dịch là

  • A. 2,3 M.            
  • B. 11,7 M.            
  • C. 5,0.10$^{-3}$ M.              
  • D. 2,0.10$^{-12}$ M.

Câu 17: Xác định pH của dung dịch thu được sau khi thêm 25,0 mL dung dịch NaOH 0,1 M vào 50,0 mL dung dịch HCl 0,1 M.

  • A. 1,06
  • B. 1,48
  • C. 1,62
  • D. 2,09

Câu 18: Phân tích 0,58 gam một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) tìm được %C = 62,06; % H = 10,34. Vậy khối lượng oxygen trong hợp chất X là

  • A. 0,08 gam.
  • B. 0,16 gam.
  • C. 0,09 gam.
  • D. 0,14 gam.

Câu 19: Pent-1-ene và dipentyl ether đồng thời được sinh ra khi đun nóng pentan-1-ol với dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ đặc. Biết rằng nhiệt độ sôi của pentan-1-ol, pent-1-ene và dipentyl ether lần lượt là 137,8 °C, 30,0 °C và 186,8 °C. Từ hỗn hợp phản ứng, các chất được tách khỏi nhau bằng phương pháp chưng cất. Các phân đoạn thu được (theo thứ tự từ trước đến sau) trong quá trình chưng cất lần lượt là

  • A. pentan-1-ol, pent-1-ene và dipentyl ether.
  • B. pent-1-ene, pentan-1-ol và dipentyl ether.
  • C. dipentyl ether, pent-1-ene và pentan-1-ol.
  • D. pent-1-ene, dipentyl ether và pentan-1-ol.

Câu 20: Một mẫu dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ (gọi là mẫu A) được phân tích bằng cách thêm 50,0 mL dung dịch NaOH 0,213 M vào 100 mL dung dịch mẫu A rồi lắc đều. Sau khi phản ứng xảy ra, người ta thấy trong hỗn hợp dung dịch còn dư ion OH$^{-}$. Phần ion dư này cần 13,21 mL HCl 0,103 M để trung hoà. Tính nồng độ mol L$^{-1}$ của mẫu A.

  • A. 0,0928 M
  • B. 0,0232 M
  • C. 0,0464 M
  • D. 0,0696 M

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác