Trắc nghiệm HĐTN 6 kết nối tri thức kì II
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi xây dựng một sản phẩm tuyên truyền, yêu cầu về ngôn ngữ phải như thế nào?
- A. Tha thiết, chân thành.
- B. Nghiêm túc, cứng rắn.
C. Mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu.
- D. Cả A và B đều đúng.
Câu 2: Những ai có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng?
- A. Chỉ người từ 18 tuổi trở lên
B. Tất cả những ai có nhu cầu tham gia
- C. Chỉ dành cho những người có chức quyền trong xã hội
- D. Chỉ dành cho những người có kinh tế ổn định
Câu 3: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử văn minh khi nói, cười nơi công cộng?
- A. Tranh luận gay gắt trong thư viện.
B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.
- C. Kể chuyện với bạn khi ngồi trên xe bus và phá lên cười rất to.
- D. Cãi nhau to tiếng khi mẹ gọi điện hỏi bao giờ đi chơi với bạn về.
Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
Mỗi chúng ta có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào những hoạt động ấy. Đó là thể hiện .... của chúng ta với cộng đồng
- A. sức mạnh
- B. sức lực
C. trách nhiệm
- D. ý thức
Câu 5: Trong các bước sau đây, đâu là bước quan trọng nhất để làm một sản phẩm tuyên truyền?
- A. Suy nghĩ, lựa chọn loại sản phẩm.
- B. Xây dựng nội dung cho sản phẩm.
- C. Thực hiện tạo sản phẩm.
D. Tất cả các bước đều quan trọng như nhau.
Câu 6: Bạn Khánh rất chăm học nhưng thời gian rảnh chơi điện tử, bố mẹ đề nghị làm giúp việc nhà thì tỏ thái độ không thích vì cho rằng việc nhà là của người lớn. Em có suy nghĩ như thế nào về thái độ của bạn Khánh?
A. Không đồng tình với thái độ của Khánh
- B. Đồng tình với thái độ của Khánh.
- C. Làm với thái độ thờ ơ
- D. Vẫn làm nhưng không có trách nhiệm.
Câu 7: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử thiếu văn minh khi nói, cười nơi công cộng?
A. Cãi nhau to tiếng trên đường.
- B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.
- C. Đi nhẹ, nói khẽ trong thư viện.
- D. Ra chỗ vắng người để nghe điện thoại khi đang ngồi cùng bạn.
Câu 8: Em làm việc nhà như thế nào để hiệu quả?
- A. Chủ động, tự giác làm những công việc nhà phù hợp với lứa tuổi.
- B. Nhờ bố mẹ hướng dẫn những việc em chưa biết làm.
- C. Có kế hoạch khắc phục và thực hiện những việc nhà em ngại làm.
D. Tất cả những việc làm trên.
Câu 9: Đâu là trang phục phù hợp khi vào viếng lăng Bác?
- A. Áo hai dây.
- B. Váy ngắn trên đầu gối.
- C. Áo hở vai.
D. Áo cộc hoặc dài tay, quần hoặc váy dưới gối.
Câu 10: Em đã chủ động, tự giác thực hiện công việc trong gia đình?
- A. Ăn uống
- B. Vệ sinh cá nhân
C. Sắp xếp đồ đạc trong nhà
- D. Học bài.
Câu 11: Đâu không phải là lễ hội truyền thống quê em?
- A. Lễ hội chùa hương
- B. Lễ hội Gò Đống Đa
C. Tổ chức các trò chơi mạo hiểm
- D. Hội thi hát dân ca quan họ.
Câu 12: Em cảm thấy như thế nào khi chủ động làm việc nhà?
A. Vui vẻ, thoải mái
- B. Khó chịu, vất vả
- C. Mất thời gian
- D. Mệt mỏi.
Câu 13: Em làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?
- A. không tham gia các hoạt động
- B. chỉ tham gia lễ hội yêu thích
- C. tuyên truyền, lôi kéo mọi người không tham gia
D. tự hào và tham gia tích cực vào các hoạt động lễ hội
Câu 14: Em có thể chủ động, tự giác thực hiện công việc nào trong gia đình?
A. Nấu cơm cho gia đình
- B. Ăn uống
- C. Vệ sinh cá nhân
- D. Học bài.
Câu 15: Đâu là lễ hội truyền thống quê em?
A. Giỗ tổ Hùng Vương
- B. Tổ chức múa , hát
- C. Tổ chức liên hoan
- D. Thi diễn văn nghệ
Câu 16: Đâu không phải là hành động thể hiện sự phù hợp khi giao tiếp?
- A. Lời nói lịch sự, tế nhị
- B. Thể hiện thái độ tôn trọng
C. Nói khoa trương, thiếu tôn trọng.
- D. Tránh những lời nói, hành vi làm tổn thương người khác.
Câu 17: Hành động nào sau đây không góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?
A. Buôn bán động vật hoang dã
- B. Không vứt rác bừa bãi ở bãi biển
- C. tham gia trồng cây, gây rừng
- D. Thu gom rác trên bãi biển
Câu 18: Khi giao tiếp với thầy, cô giáo cần phải:
- A. Không nghe thầy cô nói
- B. Trả lời trống không
- C. Tỏ thái độ không muốn nghe.
D. Lắng nghe và trả lời lễ phép
Câu 19: Hành động nào sau đây thể hiện ý thức bảo vệ thiên nhiên?
- A. Tái chế vỏ chai đã qua sử dụng làm chậu trồng hoa.
- B. Phân loại rác trước khi đem vứt.
- C. Tham gia chương trình tình nguyện để vệ sinh tượng đài ở địa phương.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 20: Khi giao tiếp với người lớn cần phải:
- A. Không nghe mọi người nói
- B. Trả lời trống không
C. Chú ý lắng nghe và nói lễ phép
- D. Tỏ thái độ không thích.
Câu 21: Hành động nào sau đây là sai, gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên?
- A. Tổ chức tuyên truyền tại các trường học về ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
B. Vứt đầu thuốc lá ngay tại chỗ đang đứng.
- C. Tham gia cải tạo vườn trường.
- D. Vận động thu gom giấy vụn, vỏ chai lọ để tái chế.
Câu 22: Trong gia đình, Nam là anh lớn nhưng thường xuyên không có chung quan điểm, ý kiến với em trai nên hai anh em thường xuyên cãi nhau. Nếu là bạn của Nam, em sẽ khuyên Nam như thế nào?
- A. Tranh cãi gay gắt với Nam
- B. Tỏ ra thờ ơ với Nam
- C. Nam làm như vậy là đúng vì Nam là anh lớn luôn đúng
D. Khuyên Nam lắng nghe và bàn bạc vấn đề với em trai.
Câu 23: Hành động nào sau đay góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?
- A. Buôn bán động vật hoang dã
B. Không vứt rác bừa bãi ở bãi biển
- C. Vứt ra trên sông, suối
- D. Chặt phá cây cảnh
Câu 24: Hương thích diện quần áo đẹp. Hương luôn bực tức, giận dỗi với bố mẹ mỗi khi bố mẹ không mua quần áo, giày dép mới cho Hương. Nếu là bạn của Hương, em sẽ khuyên Hương điều gì?
- A. Tỏ thái độ gay gắt với Hương.
- B. Không chơi với Hương
C. Khuyên Hương phải biết chi tiêu hợp lí và yêu thương bố mẹ đi làm vất vả
- D. Tỏ thái độ thờ ơ với Hương.
Câu 25: Hiện tượng nào sau đây không phải là biến đổi khí hậu?
A. Ô nhiễm môi trường
- B. Hạn hán
- C. Lũ lụt
- D. Cháy rừng
Câu 26: Đâu là vấn đề nảy sinh trong gia đình em?
A. Mọi người trong gia đình không hiểu nhau
- B. Mọi người động viên, an ủi nhau
- C. Cùng trò chuyện sau bữa cơm tối
- D. Chăm sóc sức khoẻ khi bị ốm.
Câu 27: Hiện tượng nào sau đây là thiên tai?
- A. Cháy rừng
B. Động đất
- C. Ô nhiễm nước sông
- D. Chặt, phá rừng
Câu 28: Buổi chiều, Tuấn ngồi học trong nhà, thấy mẹ đi làm về, hai tay xách túi đồ nặng, trông rất mệt. Theo em, Tuấn nên làm gì?
- A. Tuấn coi như không thấy mẹ về
B. Ra giúp mẹ và hỏi thăm sức khoẻ của mẹ.
- C. Tuấn vẫn tiếp tục ngồi học
- D. Chạy ra và xem có đồ của mình trong đó không.
Câu 29: Hiện tượng nào sau đây là thiên tai?
- A. Cháy rừng
B. Động đất
- C. Ô nhiễm nước sông
- D. Chặt, phá rừng
Câu 30: Khi người thân làm sai một chuyện gì đó, em sẽ làm gì?
- A. Trách mắng khi người thân làm sai.
B. Động viên, giúp người thân nhận ra lỗi sai và sửa sai.
- C. Chế giễu, trêu trọc khi người thân làm sai
- D. Không trò chuyện.
Câu 31: Nhà Hà ở sát chân núi đất. Suốt tuần mưa to tầm tã không dứt khiến núi có nguy cơ bị sạt lở. Nếu là Hà, em sẽ cùng gia đình làm gì?
- A. Vẫn tiếp tục ở khu vực đó
- B. Gia cố lại nhà cửa và ở tại đó
- C. Đến gần các khu vực đá trượt lở.
D. Nhanh chóng sơ tán khỏi vùng đó theo hướng dẫn của chính quyền
Câu 32: Mỗi khi người thân đạt được thành công dù là nhỏ, mọi người luôn:
- A. trách mắng
- B. trêu trọc
C. khen ngợi
- D. động viên.
Câu 33: Để làm giảm biến đổi khí hậu cần phải:
A. bảo vệ rừng, tăng cường trồng và chăm sóc cây
- B. sử dụng nhiều các loại nhiên liệu
- C. xây dựng thêm nhiều các nhà máy công nghiệp
- D. sử dụng nhiều phương tiện giao thông.
Câu 34: Khi người thân trong gia đình gặp chuyện buồn, em sẽ làm gì?
A. An ủi, động viên
- B. Trách mắng
- C. Trêu trọc
- D. Không nói chuyện.
Câu 35: Em đã làm thế nào để làm giảm biến đổi khí hậu?
- A. Trông nhiều cây xanh
- B. Tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
- C. tuyên truyền mọi người trồng rừng và không sử dụng túi nilong,…
D. Tất cả những việc làm trên.
Câu 36: Sắp xếp nơi ở gọn gàng, ngăn nắp sẽ:
- A. mất thời gian khi sắp xếp
- B. khó tìm kiếm đồ dùng cá nhân
- C. ảnh hưởng, mất nhiều thời gian.
D. không gian thông thoáng, đẹp mắt.
Câu 37: Góc học tập của em được sắp xếp như thế nào?
- A. Cất giữ rất nhiều đồ chơi
- B. Cất giữ rất nhiều đồ lưu niệm
C. Gọn gàng, ngăn nắp, đúng vị trí.
- D. Không cần sắp xếp để tìm kiếm đồ dùng cho dễ dàng.
Câu 38: Sắp xếp nơi ở gọn gàng, ngăn nắp sẽ:
- A. mất thời gian khi sắp xếp
B. giúp chúng ta nhanh chóng tìm được những đồ dùng cá nhân khi cần
- C. ảnh hưởng, mất nhiều thời gian.
- D. khó tìm kiếm đồ dùng cá nhân của mình.
Câu 39: Bạn Quân sau khi học bài xong, hằng ngày bạn thường xuyên sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập của mình vào góc học tập đúng quy định. Em có suy nghĩ như thế nào với việc làm của bạn Quân không?
- A. Quân nên để nhiều sách vở ra góc học tập hơn
- B. Quân nên kê ghê ra chỗ khác ngồi đọc truyện.
- C. Không đồng ý với việc làm của Quân
D. Đồng ý với việc làm của Quân
Câu 40: Đâu không phải là việc làm sắp xếp nơi ở của em?
- A. Gấp, xếp chăn màn gọn gàng sau khi ngủ dậy
- B. Gấp quần, áo sau khi đã giặt phơi khô.
- C. Cất riêng từng loại trang phục theo quy định
D. Chăn, gối ngủ dậy không gấp để sau đó ngủ tiếp.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận