Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTN 6 kết nối tri thức kì II (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Những món quà tái chế từ vỏ chai nhựa được các bạn lớp 6A làm sẽ được gửi đi làm quà cho các em học sinh ở vùng sâu vùng xa. Theo em, việc làm đó có ý nghĩa gì?

  • A. Giảm ô nhiễm môi trường và rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường đến mọi người
  • B. Không có ý nghĩa gì cả
  • C. Kiếm thêm tiền từ việc làm quà tặng
  • D. Làm hạ nhân phẩm của các bạn.

Câu 2: Các hoạt động nào sau đây là hoạt động cộng đồng?

  • A. Tham gia ủng hộ cho Hội chữ Thập đỏ
  • B. Tham gia hiến máu tại Viện Huyết học Truyền máu TW
  • C. Tham gia thiện nguyện ở trường
  • D. Tất cả các hoạt động trên.

Câu 3: Ở lứa tuổi học sinh, các em có thể tham gia được những hoạt động thiện nguyện nào sau đây?

  • A. Quyên góp, ủng hộ quần áo, sách vở những bạn có hoàn cảnh khó khăn
  • B. Giúp các cụ già neo đơn làm việc nhà
  • C. Làm tuyên truyền về sự cần thiết phải tham gia các hoạt động thiện nguyện.
  • D. Tham gia tất cả những việc làm trên

Câu 4: Các việc làm em nên làm để ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung là gì?

  • A. Quyên góp sách vở, đồ dùng học tập
  • B. Quyên góp đồ chơi
  • C. Quyên góp vé xem phim
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 5: Đâu là những hoạt động thiện nguyện mà em có thể tham gia?

  • A. Quyên góp tiền tặng các bạn ở vùng bị lũ lụt.
  • B. Ủng hộ lương thựcm thực phẩm cho người dân vùng lũ lụt
  • C. Mua vé xem nghệ thuật do người khuyết tậ bán
  • D. Tham gia tất cả những hoạt động trên.
 

Câu 6: Khi được bố mẹ, người thân yêu cầu giúp việc nhà thì dù thích hay không thích cũng phải làm để thể hiện:

  • A. thái độ của mình với công việc.
  • B. trách nhiệm của người con và mộtt hành viên trong gia đình.
  • C. sở thích của bản thân mình
  • D. tính cách của bản thân.

Câu 7: Khi xếp hàng vào thang máy, hành động nào sau đây là hoàn toàn không nên?

  • A. Đứng đúng hàng.
  • B. Ra vào thang máy theo thứ tự.
  • C. Chen hàng để được vào thang máy trước.
  • D. Giữ khoảng cách phù hợp với người đúng trước và đứng sau.

Câu 8: Sáng chủ nhật, khi Liên ngủ dậy đã thấy mẹ đang nấu ăn sáng, bố đang rửa ấm chén, còn anh trai lau bàn ghế. Nếu là Liên, em sẽ làm gì?

  • A. Em sẽ đợi ăn sáng
  • B. Em sẽ ra tập thể dục
  • C. Em sẽ phụ giúp mọi người quét nhà, sắp xếp đồ đạc.
  • D. Em nghỉ ngơi và xem tivi.

Câu 9: Làm thế nào để nói, cười đủ nghe nơi công cộng?

  • A. Giữ khoảng cách phù hợp giữa người nói và người nghe.
  • B. Nói bằng âm lượng vừa đủ.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 10: Những việc làm cần chủ động, tự giác thực hiện ở gia đình?

  • A. Ăn cơm xong nhờ người khác cất dọn.
  • B. Chăm sóc cây trồng và vật nuôi.
  • C. Cây trồng trong nhà nhờ bố mẹ làm
  • D. Đưa, đón em đi học.

Câu 11: G là sinh viên năm nhất của một trường đại học. Ngoài giờ học, G thường xuyên tham gia vào các hoạt động tình nguyện do trường, địa phương tổ chức. Trong một lần đi tình nguyện, G bắt gặp một nhóm học sinh chuẩn bị ra về sau buổi cắm trại ven sông. Xung quanh đều là rác, vỏ hộp đồ ăn, lon nước uống,... nhưng không bạn nào có ý định thu dọn. Nếu là G trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?

  • A. Không quan tâm vì dù sao cũng không quen biết nhóm bạn đó.
  • B. Trực tiếp yêu cầu các bạn dọn dẹp để trả lại không gian sạch đẹp cho khu vực ven sông.
  • C. Liên hệ với phụ huynh, nhà trường nơi các bạn theo học để phản ánh nếu các bạn có thái độ không hợp tác.
  • D. Cả B và C đều được.

Câu 12: Em có thể chủ động, tự giác thực hiện công việc nào trong gia đình?

  • A. Ăn uống
  • B. Giặt quần áo.
  • C. Vệ sinh cá nhân
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 13: Người dân Việt Trì đã làm gì để giữ gìn và phát huy lễ hội?

  • A. không tổ chức lễ hội hằng năm.
  • B. Thỉnh thoảng tổ chức nhưng làm trong nhiều ngày liền
  • C. Hằng năm tổ chức lễ hội vào ngày 10 tháng 3 rất trang trọng.
  • D. Người dân rảnh lúc nào thì tổ chức lễ hội lúc đó.

Câu 14: Ý nghĩa của việc chủ động, tự giác làm việc nhà:

  • A. rèn luyện đức tính chăm chỉ, lao động
  • B. trách nhiệm với gia đình
  • C. thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ, yêu thương người thân.
  • D. tất cả các ý nghĩa trên.

Câu 15: Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chưc sở đâu?

  • A. Hà Nội
  • B. Việt  Trì (Phú Thọ)
  • C. Quê Bác (Nghệ An)
  • D. TP. Hồ Chí Minh

Câu 16: Nam đi học muộn nên cổng trường đã đóng. Đang lúng túng không biết làm thể nào thì Nam nhìn thấy bóng bác bảo vệ. Nam vội gọi bác và nói: “Bác mở cửa đi". Nếu ở trong tình huống của Nam, em sẽ nói gì với bác bảo vệ?

  • A. Bác ra mở cổng cho cháu vào học!
  • B. Bác bảo vệ ơi, hôm nay cháu bị đi học muộn, bác mở cổng cho cháu vào học. Cháu hứa lần sau sẽ không đi học muộn nữa.
  • C. Bác không mở cổng cháu chèo qua cổng để vào đấy.
  • D. Nếu bác không mở cổng cháu sẽ bỏ học hôm nay.

Câu 17: Khi quan sát canh quan thiên nhiên em có cảm nhận gì?

  • A. Tự hào, yêu quê hương, đất nước
  • B. Không có cảm nhận gì
  • C. Cảm thấy xấu hổ với bạn bè quốc tế
  • D. Cảm thấy buồn, lo lắng.

Câu 18: Hành vi phù hợp với ông bà, cha mẹ:

  • A. Không nghe lời ông bà, bố mẹ
  • B. Làm bông hoa và viết lời yêu thương tặng bố mẹ.
  • C. Không phụ giúp việc nhà với ông bà, bố mẹ.
  • D. Hay đòi mua đồ chơi

Câu 19: Chúng ta cần làm gì để giữ gìn và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của đất nước?

  • A. Tôn tạo cảnh quan
  • B. Tham gia chăm sóc
  • C. Bảo vệ cảnh quan
  • D. Tất cả những việc làm trên.

Câu 20: Lời nói phù hợp, thân thiện khi giao tiếp với bạn bè:

  • A. Bạn xấu quá, không xinh đẹp.
  • B. Đừng buồn nữa bạn ơi!
  • C. Bạn nói rất khó nghe.
  • D. Cứ khóc đi, không ai chơi với bạn nữa.

Câu 21: Em đã làm gì để thể hiện việc giữ gìn và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Vứt rác bừa bãi 
  • B. Vẽ tranh hoặc tự hào khi giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên
  • C. Thái độ thờ ơ 
  • D. Ngại ngùng khi giới thiệu về cảnh quan.

Câu 22: Nhà Hùng có hai anh em. Hùng là anh được giao việc nhà nhiều hơn em Hoa nền Hùng ấm ức, bực tức vì cho rằng bố mẹ chiều và thiên vị em Hoa. Nếu là bạn của Hùng, em sẽ khuyên Hùng điều gì?

  • A. Không chơi với Tùng nữa.
  • B. Khuyên bảo Tùng để nhận ra nhiệm vụ và vai trò của mình.
  • C. Tranh cãi gay gắt với Tùng.
  • D. Tỏ thái độ thờ ơ với Tùng.

Câu 23: Hành động nào sau đây góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Tuyên truyền mọi người không xả rác trên bãi biển
  • B. Sử dụng tài nguyên nước hớp lí
  • C. Thu gom rác ở những cảnh quan thiên nhiên
  • D. Tất cả những hành động trên.

Câu 24: Em trai của Tùng dành quá nhiều thời gian để chơi điện tử nên thường xuyên sao nhãng học hành và việc nhà đã được phân công. Nếu là Tùng, em sẽ làm gì?

  • A. Khuyên bảo em trai tập trung và việc học và cùng giúp việc nhà cho bố mẹ
  • B. Quát mắng em trai vì đã chơi điện tử.
  • C. Tranh cãi gay gắt với em trai.
  • D. Tỏ thái độ thờ ơ với em trai.

Câu 25:  HS thực hiện bảo tồn và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên nhằm mục đích:

  • A. khai thác các tài nguyên thiên nhiên
  • B. tham quan các cảnh quan thiên nhiên
  • C. góp phần làm cho phong cảnh ngày càng tươi đẹp và môi trường sống xanh – sạch – đẹp.
  • D. mang lại lợi ích cho con người.

Câu 26: Đâu là vấn đề nảy sinh trong gia đình em?

  • A. Chăm sóc sức khoẻ khi bị ốm.
  • B. Mọi người động viên, an ủi nhau
  • C. Cùng trò chuyện sau bữa cơm tối
  • D. Bố mẹ ít quan tâm đến con cái.

Câu 27: Thiên tai là gì?

  • A. Là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường và các hoạt động kinh tế- xã hội.
  • B. Là hiện tượng do con người gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường và các hoạt động kinh tế- xã hội.
  • C. Là hiện tượng tự nhiên xảy ra có quy luật gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường và các hoạt động kinh tế- xã hội.
  • D. Là hiện tượng do con người gây lên chỉ gây thiệt hại về tài sản, môi trường.

Câu 28: Em của Long học ngày càng tiến bộ, được cô giáo khen. Long nên động viên em của mình như thế nào?

  • A. Không vui vì em tiến bộ hơn mình.
  • B. Trêu trọc em
  • C. Khen ngợi và tặng quà để động viên em.
  • D. Trách mắng em.

Câu 29: Hiện tượng nào sau đây không phải là thiên tai?

  • A. Lũ lụt
  • B. Hạn hán
  • C. Cháy rừng
  • D. Mưa đá

Câu 30: Khi thành công được mọi người khen ngợi em cảm thấy như thế nào?

  • A. tự ti vào bản thân
  • B. không vui khi mọi người biết nhiều.
  • C. vui và có động lực phấn đấu.
  • D. thích khoa trương bản thân hơn.

Câu 31: Biến đổi khí hậu là gì?

  • A. Là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch  quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.
  • B. Là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.
  • C. Là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.
  • D. Là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, sinh quyển, thủy quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.

Câu 32: Khi em đạt kết quả học tập tốt, mọi người đều:

  • A. khen ngợi em
  • B. an ủi em
  • C. động viên em
  • D. trách mắng em.

Câu 33: Pao và các bạn đang trên đường đi học về, bỗng nhiên trời đổ mưa to, làm nước lũ ở đập tràn mà Pao phải đi qua dâng lên nhanh và chảy xiết. Một số bạn rủ Pao lội qua đập tràn về nhà kéo tối. Nếu là Pao, em sẽ làm gì?

  • A. Làm theo lời bạn lội qua đập
  • B. Không lội qua đập và tìm nơi trú ẩn an toàn.
  • C. Đứng đợi nước rút thì đi về nhà
  • D. Đến đập  nước lũ quan sát và lội qua.

Câu 34: Mỗi dịp sinh nhật của người thân trong gia đình, em thường làm gì?

  • A. khen ngợi
  • B. động viên
  • C. trêu đùa
  • D. Tặng quà.

Câu 35: Góc học tập là:

  • A. nơi cất giữ sách vở, đồ dùng học tập và học tập hằng ngày.
  • B. nơi để cất giữ trang phục, phụ kiện
  • C. nơi cất giữ đồ vật kỉ niệm
  • D. nơi cất giữ đồ dùng cá nhân

Câu 36: Cách sắp xếp nơi ở của mỗi người khác nhau do:

  • A. sở thích
  • B. điều kiện
  • C. thời gian
  • D. khả năng

Câu 37: Đâu không phải là việc làm sắp xếp nơi ở của em?

  • A. Gấp, xếp chăn màn gọn gàng sau khi ngủ dậy
  • B. Gấp quần, áo sau khi đã giặt phơi khô.
  • C. Cất riêng từng loại trang phục theo quy định
  • D. Chăn, gối ngủ dậy không gấp để sau đó ngủ tiếp.

Câu 38: Việc nên làm để nơi ở của em luôn gọn gàng, ngăn nắp

  • A. không cần gấp chăn màn
  • B. gấp quần áo gọn gàng và để đúng nơi quy định
  • C. để tất cả quần áo vào tủ không cần gấp
  • D. tiện đâu để luôn đồ dùng cá nhân ở đó

Câu 39: Góc học tập dùng để làm gì?

  • A. Cất giữ sách vở
  • B. Cất giữ đồ dùng học tập
  • C. Ngồi học tập hằng ngày
  • D. Tất cả các tác dụng trên.

Câu 40: Đâu là cách sắp xếp nơi ở của em gọn gàng, ngăn nắp?

  • A. Gấp quần áo gọn gàng và xếp đúng nơi quy định.
  • B. Sau khi ngủ dậy không gấp chăn, màn
  • C. Phơi khô quần áo không cần cất giữ
  • D. Đồ dùng cá nhân dùng xong để mỗi nơi một đồ

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều