Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTN 6 kết nối tri thức kì II (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Học sinh chúng ta có....tham gia các hoạt động của cộng đồng nhằm góp phần xây dựng cộng đồng ngày càng phát triển.

  • A. khả năng
  • B. trách nhiệm
  • C. quan tâm
  • D. đánh giá

Câu 2: Tại sao cần có mối quan hệ tốt đẹp với những người hàng xóm xung quanh mình?

  • A. vì họ mang lại nhiều lợi ích cho ta.
  • B. vì họ cùng tham gia các hoạt động cộng đồng và sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khi ta gặp khó khăn.
  • C. vì họ giúp đỡ khi ta cần.
  • D. vì họ luôn làm theo sở thích của ta.

Câu 3: Hoạt động thiện nguyện là:

  • A. hành động sự sẻ chia giữa người với người trong mọi hoàn cảnh.
  • B. hành động thể hiện được tình cảm cao đẹp giữa người với người
  • C. hành động thể hiện được tình cảm cao đẹp giữa người với người trong hoàn cảnh khó khăn.
  • D. lời nói thể hiện được tình cảm giữa người với người trong hoàn cảnh sung túc.

Câu 4: Để ủng hộ cho các bạn học sinh gặp khó khăn trong đợt lũ lụt miền Trung vừa rồi, Trung đem gom lại hết sách vở cũ, quần áo cũ vẫn còn mặc được đem đi quyên góp. Em suy nghĩ gì về việc làm của Trung?

  • A. Đồng tình với việc làm của Trung
  • B. Không đồng tình với việc làm của Trung
  • C. Không quan tâm vì không ảnh hưởng đến mình
  • D. Ủnh hộ nhưng với tâm thế không thoải mái.

Câu 5: Hoạt động thiện nguyện giúp cho:

  • A. những người có hoàn cảnh khó khăn tự tin vào cuộc sống, vượt qua khó khăn.
  • B. những người khó khăn sẽ nhanh chóng giàu có.
  • C. những người người no đủ sẽ càng đầy đủ hơn.
  • D. những người khó khăn sẽ tự ti vào bản thân mình.
 

Câu 6: Cứ sau 3 tháng theo điều kiện có thể hiến máu lại, Hà lại đến bệnh viện Huyết học máu TW để hiến máu với mong muốn có thể cứu giúp được nhiều người bệnh. Em thấy Hà là người như thế nào?

  • A. Hà là người sống tình cảm, có trách nhiệm
  • B. Hà là người không biết nghĩ
  • C. Hà là người vô tâm
  • D. Hà là người làm bất đắc dĩ.

Câu 7: Thấy có người chen ngang, không chịu xếp hàng khi mua vé tham quan, em nên làm gì?

  • A. Cũng chen hàng như họ để nhanh chóng mua được vé.
  • B. Trực tiếp góp ý, yêu cầu họ không chen ngang như vậy.
  • C. Đùn đẩy người phía trước để người chen hàng kia không có chỗ đứng mua vé.
  • D. Làm ngơ, coi như không nhìn thấy.

Câu 8: Để chăm sóc cây cảnh xanh tốt, em sẽ làm như thế nào?

  • A. chăm sóc cây với thái độ thờ ơ
  • B. chăm sóc cây theo suy nghĩ và hiểu biết của mình.
  • C. tìm hiểu và áp dụng các phương pháp chăm sóc,
  • D. tưới nước và bón phân thật nhiều

Câu 9: N đi siêu thị và thấy mọi người chen lấn, xô đẩy để mua hàng giảm giá. N cũng muốn mua món hàng đó vì thế đã chen vào để tranh giành với mọi người. Em có đồng tình với hành động của N không?

  • A. Không đồng tình vì N làm như vậy không chỉ gây ảnh hưởng đến trật tự mà còn có thể gây thương tích cho bản thân và những người xung quanh.
  • B. Đồng tình vì phải làm như vậy N mới có thể mua được món đồ mình muốn.
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Đáp án khác

Câu 10: Để trang trí nhà của mình đẹp và gọn gàng, em sẽ làm như thế nào?

  • A. trang trí theo sở thích
  • B. quan sát, tìm hiểu và trang trí theo không gian của gia đình
  • C. làm với thái độ thờ ơ
  • D. trang trí theo sở thích của mỗi người.

Câu 11: Cả gia đình chuẩn bị đi chùa vào đầu năm mới, mẹ nhắc hai chị em mặc áo dài, nhưng chị gái em không thích mặc và chọn mặc áo, váy ngắn. Em sẽ làm như thế nào trong tình huống này?

  • A. Mặc kệ không quan tâm vì dù sao cũng là sở thích của chị.
  • B. Khuyên chị nên lựa chọn trang phục kín đáo, nhã nhặn vì chùa là nơi linh thiêng.
  • C. Xuống mách với mẹ để mẹ xử lí.
  • D. Mang thêm một bộ đồ khác đề phòng trường hợp chị muốn thay.

Câu 12: Để nấu các món ăn ngon và đủ chất dinh dưỡng, em sẽ làm như thế nào?

  • A. nấu theo khẩu vị của riêng mình
  • B. nấu theo sở thích của mọi người
  • C. tìm hiểu và áp dụng các bí quyết
  • D. không nấu những món mà mình không thích.

Câu 13: Lễ hội đền Gióng được tổ chức ở đâu?

  • A. Lạng Sơn
  • B. Nghệ An
  • C. Chân núi Sóc (Sóc Sơn, Hà Nội)
  • D. Điện Biên

Câu 14: Để hoàn thành tốt việc nhà, đặc biệt chế biến món ăn và trang trí nhà cửa, mỗi chúng ta:

  • A. tìm hiểu và áp dụng bí quyết thực hiện để tạo ra sự hấp dẫn và kết quả tốt
  • B. làm nhanh chóng để hoàn thành
  • C. làm theo cảm tính 
  • D. lúc nào rảnh thì làm.

Câu 15: Lễ hội gò Đống Đa được tổ chức vào ngày 5 tháng Giêng hằng năm ở:

  • A. Đống Đa, Hà Nội
  • B. Hai Bà Trưng , Hà Nội
  • C. Sơn Tây , Hà Nội
  • D. Ba Vì Hà Nội

Câu 16: Khi giao tiếp với em nhỏ cần phải:

  • A. Quát, mắng em nhỏ
  • B. Không chú ý, vừa nghe vừa chơi game
  • C. Tỏ thái độ khinh thường
  • D. Nhẹ nhàng, dỗ dành em nhỏ.

Câu 17: Đâu không phải là cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước?

  • A. Bãi biển
  • B. Thác nước
  • C. Rộng bậc thang
  • D. Cố đô Huế

Câu 18: Rửa bát là việc bố mẹ phân công cho Minh. Do bận nên Minh đã nhờ em trai rửa bát hộ mình. Em Minh đã rất cố gắng rửa bát cho sạch, nhưng không may làm vỡ một cái bát. Minh nghe thấy tiếng bát vỡ, chạy ra xem và mắng: “Sao mà hậu đậu thế!”. Em Minh bật khóc. Nếu là Minh, em sẽ làm gì với em trai khi làm vỡ bát?

  • A. Nhẹ nhàng an ủi và hướng dẫn em để lần sau em không làm vỡ bát nữa.
  • B. Mắng em trai tiếp: “Có mỗi bát cũng không biết rửa”.
  • C. Mắng em và nói với bố mẹ em trai đánh vỡ bát.
  • D. Đánh em vì em đã không hoàn thành việc mình giao.

Câu 19: Đâu là cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng của nước ta:

  • A. Biển Nha Trang 
  • B. Thác bản dốc
  • C. Sa Pa
  • D. Tất cả các địa danh trên.

Câu 20: Hành vi nào sau đây phù hợp với thầy cô giáo ở trường?

  • A. Lễ phép, tôn trọng thầy cô
  • B. Nói trống không với thầy cô
  • C. Thái độ vô lễ
  • D. Thường xuyên nói chuyện trong giờ học.

Câu 21: Đâu là cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước?

  • A. Vịnh Hạ Long
  • B. Dân ca quan họ
  • C. Cồng chiêng Tây Nguyên
  • D. Cố đô Huế

Câu 22: Lời nói giao tiếp nào phù hợp với thầy cô giáo ở trường?

  • A. Không biết !
  • B. Em chào thầy cô ạ.
  • C. Chưa hiểu !
  • D. Không nghe rõ!

Câu 23: Để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, chúng ta cần phải làm gì?

  • A. Bỏ rác đúng nơi quy định, tham gia vệ sinh trường lớp, nơi công cộng.
  • B. Tham gia chăm sóc và giữ gìn các công trình công cộng.
  • C. Tuyên truyền trong cộng đồng về ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 24:  Những việc làm nào sau đây nên làm khi giải quyết vấn đề nảy sinh trong gia đình?

  • A. Lắng nghe suy nghĩ để thấu hiểu vấn đề.
  • B. Nhẹ nhàng khuyên bảo nhau
  • C. Góp ý chân thành, quan tâm.
  • D. Tất cả những việc làm trên.

Câu 25: Việc không nên làm để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là:

  • A. không xả rác xuống bãi biển
  • B. tuyên truyền mọi người cùng thực hiện
  • C. ủng hộ mọi người chặt những cây to ở rừng
  • D. bảo vệ động vật hoang dã

Câu 26: Việc nào sau đây không nên làm khi giải quyết vấn đề nảy sinh trong gia đình?

  • A. Tranh cãi nhau
  • B. bàn bạc và tìm cách giải quyết vấn đề.
  • C. Tỏ thái độ chân thành và tiếp thu ý kiến
  • D. Lắng nghem suy nghĩ để thấu hiểu vấn đề.

Câu 27: Việc không nên làm để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là:

  • A. tích cực bảo vệ và chăm sóc cây
  • B. tuyên truyền mọi người không xả rác bừa bãi
  • C. tham gia tuyên truyền viên nhỏ tuổi bảo vệ môi trường
  • D. săn bắt động vật hoang dã ở rừng

Câu 28: Việc nào sau đây nên làm khi giải quyết vấn đề nảy sinh trong gia đình?

  • A. Tranh cãi nhau
  • B. Trách mắng nhau.
  • C. Đổ lỗi cho nhau.
  • D. Lắng nghe suy nghĩ để thấu hiểu vấn đề.

Câu 29: Tác động nào sau đây không phải do biến đổi khí hậu?

  • A. Làm gia tăng các bệnh về hô hấp
  • B. Làm tăng tốc độ sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn, vi rut
  • C. Làm cho Trái Đất có không khí trong lành.
  • D. Tầng ôzon bị phá huỷ gây ra các bệnh về mắt

Câu 30: Những hành động nào sau đây em nên làm khi động viên, chăm sóc người thân trong gia đình?

  • A. Hỏi thăm sức khoẻ mọi người thường xuyên
  • B. Chăm sóc các thành viên trong gia đình khi ốm đau
  • C. Quan tâm đến sở thích và cảm xúc của mọi người
  • D. Tất cả những việc làm trên.

Câu 31: Phong và các bạn đang trên đường đi học về, bỗng nhiên trời đổ mưa to, làm nước lũ ở đập tràn mà Phong phải đi qua dâng lên nhanh và chảy xiết. Một số bạn rủ Phong lội qua đập tràn về nhà kéo tối. Nếu là Phong, em sẽ làm gì?

  • A. Làm theo lời bạn lội qua đập
  • B. Không lội qua đập và tìm nơi trú ẩn an toàn.
  • C. Đứng đợi nước rút thì đi về nhà
  • D. Đến đập nước lũ quan sát và lội qua.

Câu 32: Sắp đến sinh nhật của bố, Mai băn khoăn chưa biết sẽ làm gì để thể hiện tình yêu thương đối với bố. Em hãy tư vấn giúp bạn Mai cách thể hiện tình yêu thương với bố.

  • A. Tặng quà sinh nhật cho bố
  • B. Trò chuyện cùng bố
  • C. Đi chơi vùng với bố
  • D. Coi như quên sinh nhật bố.

Câu 33: Đâu là khoản tiền mà một học sinh như em có thể nhận được?

  • A. Tiền mừng tuổi.
  • B. Tiền thưởng.
  • C. Tiền tiêu vặt.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 34: Bạn Thành có 50 000đ tiết kiệm, Thành đang rất thích cuốn truyện tranh nhưng bút viết cũng đang bị hỏng không có để viết. Vậy nếu là Thành em sẽ làm như thế nào để chi tiêu hợp lí?

  • A. Mượn bạn tiền để mua cả bút và truyện tranh.
  • B. Xin tiền bố mẹ để mua cả truyện tranh và bút
  • C. Em sẽ mua truyện tranh trước vì rất thích nó.
  • D. Em sẽ dành tiền mua bút trước, nếu dư thì mua truyện tranh.

Câu 35: Em tìm hiểu thời gian xảy ra bão và cấp độ của bão bằng cách nào là chính xác nhất?

  • A. Theo dõi dự bão thời tiết trên tivi hoặc đài
  • B. Tìm hiểu thông tin trên các trang mạng
  • C. Tìm hiểu qua bạn bè ở lớp
  • D. Tìm hiểu qua mọi người xung quanh

Câu 36: Khi quyết định mua bất cứ mặt hàng nào chúng ta cần:

  • A. tìm hàng bán rẻ nhất không cần chất lượng.
  • B. tìm hiểu thông tin của các mặt hàng muốn mua để có thể lựa chọn mua được hàng giá tiết kiệm nhất.
  • C. mua hàng đắt nhất là hàng tốt nhất.
  • D. không cần tìm hiểu, mua theo ý thích.

Câu 37:  Trước khi có bão xảy ra, sẽ làm gì để bảo vệ bản thân?

  • A. Không cần chuẩn bị bất cứ thứ gì.
  • B. Cần gia cố nhà cửa, cây cối, dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc mem
  • C. Chỉ cần chuẩn bị thuốc mem
  • D. Chỉ cần chuẩn bị lương thực

Câu 38: Chi tiêu hợp lí khi số tiền của mình bị hạn chế là:

  • A. việc lựa chọn ưu tiên cho những khoản chi tiêu trong gia đình.
  • B. biết thu thập thông tin để có thể chi tiêu tiết kiệm nhất.
  • C. việc lựa chọn ưu tiên cho những khoản chi, biết thu thập thông tin để có thể chi tiêu tiết kiệm nhất.
  • D. việc chi tiêu trong gia đình phải hết sức tiết kiệm.

Câu 39: Khi bị ngập lụt, em cần làm gì?

  • A. Không làm gì cả.
  • B. Cần di chuyển nhanh đến nơi cao và vững chắc
  • C. Cố vượt qua khu vực ngập lũ
  • D. Không cần người trợ giúp

Câu 40: Quan sát nơi ở trong em trong gia đình, em chưa vận dụng được để:

  • A. Xác định những chỗ chưa gọn gàng
  • B. Sắp xếp đồ dùng cá nhân của em gọn gàng
  • C. Cất quần áo đúng nơi quy định.
  • D. Trang trí nơi sinh hoạt cá nhân cho phù hợp.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều