Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTN 6 kết nối tri thức kì I (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Bạn H có khả năng đá bóng rất giỏi, đã được nhà trường đề cư vào đội tuyển bóng đá của Quận. Như vậy, khả năng đá bóng giỏi của bạn H đã

  • A. nhà trường và Quận không tôn trọng
  • B. nhà trường và Quận lên án
  • C. được nhà trường và Quận trân trọng
  • D. nhà trường và Quận phê bình.

Câu 2: Những việc em có thể làm  được là:

  • A. hát
  • B. múa
  • C. vẽ
  • D. cả ba việc làm trên.

Câu 3: Điều gì em cho là quan trọng nhất với mình?

  • A. Tiết kiệm
  • B. Trung thực
  • C. Nhút nhát
  • D. Lười biếng.

Câu 4: Đức tính đặc trưng của một con người là điểm tốt nổi bật nhất của một con người, thể hiện qua:

  • A. thía độ
  • B. hành vi
  • C. cách ứng xử
  • D. tất cả các biểu hiện trên.

Câu 5: Đâu không phải là gía trị của bản thân?

  • A. Trung thực
  • B. Nhân ái
  • C. Lo sợ
  • D. Trách nhiệm

Câu 6: Luôn tươi cười, chào hỏi và thân thiện với mọi người là người thể hiện đức tính:

  • A. vui vẻ, hoà đồng
  • B. thật thà, chân thành
  • C. kiên trì, siêng năng
  • D. tôn trọng đối phương

Câu 7: Chăm sóc dáng vẻ bề ngoài là

  • A. không cần thiết.
  • B. cần thiết.
  • C. không quan trọng.
  • D. làm cho có.

Câu 8:  Để xác định được đức tính đặc trưng của một người cần tìm hiểu qua:

  • A. suy nghĩ của họ
  • B. diện mạo cơ thể
  • C. hành động, cử chỉ
  • D. tính cách của họ

Câu 9: Cách chăm sóc dáng vẻ bề ngoài phù hợp với lứa tuổi:

  • A. mặc quần áo, trang phục gọn gàng
  • B. lựa chọn trang phục theo sở thích
  • C. lựa chọn trang phục không theo hoạt động
  • D. lựa chọn trang phục không cần theo lứa tuổi.

Câu 10: Trong gia đình Nam có em gái út nhưng rất thích đồ chơi của Nam, thường xuyên đòi đồ chơi của anh. Nam luôn nhường đồ chơi cho em nhỏ và giúp bố mẹ trông em. Vậy Nam thể hiện mình như thế nào?

  • A. Thể hiện mình đã lớn hơn.
  • B. Thể hiện mình thay đổi diện mạo cơ thể
  • C. Thay đôi cảm xúc bản thân
  • D. Thay đổi sinh hoạt đời sống hằng ngày.

Câu 11: Tư thế ngồi, đi, đứng: phải luôn giữ thẳng lưng, tranh làm cong vẹo cột sống, không hấp tấp, thể hiện:

  • A. tính cách của bản thân
  • B. chăm sóc dáng vẻ bề ngoài
  • C. cách ứng xử
  • D. suy nghĩ của bản thân.

Câu 12: Để rèn luyện, khắc phục những thay đổi của bản thân cần:

  • A. Sự trợ giúp của mọi người.
  • B. Ghi nhớ và rút kinh nghiệm trong sinh hoạt hằng ngày.
  • C. Giải quyết khúc mắc mang tính chủ quan
  • D. Ngại thay đổi bản thân.

Câu 13: Lựa chọn trang phục nào sau đây phù hợp với tập thể dục, thể thao?

  • A. Đồng phục nhà trường
  • B. Váy ngắn
  • C. Váy màu sắc sặc sỡ
  • D. Đồ bộ thể thao

Câu 14: Trong lứa tuổi đang phát triển cần:

  • A. không cần thay đổi bản thân quá nhiều
  • B. không cần hoàn thiện bản thân vì không ảnh hưởng đến cuộc sống
  • C. tự nhận thức được bản thên để phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm.
  • D. chỉ nhận thức được ưu điểm của bản thân.

Câu 15: Lựa chọn trang phục nào sau đây phù hợp với đi dã ngoại?

  • A. Đồng phục nhà trường
  • B. Quần áo thoải mái, dễ di chuyển
  • C. Váy màu sắc sặc sỡ
  • D. Đồ bộ bảo hộ

Câu 16: Đâu không phải là nội dung đặt trong phòng truyền thống nhà trường?

  • A. Lịch sử hình thành và phát triển của trường
  • B. Thành tích của nhà trường đạt được.
  • C. Mô hình khuôn viên trường
  • D. Sách vở, tài liệu các môn học.

Câu 17: Lựa chọn trang phục nào sau đây phù hợp với đi lao động ở trường?

  • A. Đồng phục nhà trường
  • B. Quần áo lao động, tối màu
  • C. Váy màu sắc sặc sỡ
  • D. Đồ bộ thể thao

Câu 18: Điều gì làm cho em thấy nhớ nhất ở phòng truyền thống nhà trường?

  • A. Khu vực trưng bày các giải, huy chương đạt được trong các thành tích học tập, hoạt động thể thao.
  • B. Nhiều mô hình phục vụ các môn học
  • C. Các thầy cô hiệu trưởng qua các năm
  • D. Nhiều sách thuộc các môn học hấp dẫn.

Câu 19: Trước khi có bão xảy ra, sẽ làm gì để bảo vệ bản thân?

  • A. Không cần chuẩn bị bất cứ thứ gì.
  • B. Cần gia cố nhà cửa, cây cối, dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc mem
  • C. Chỉ cần chuẩn bị thuốc mem
  • D. Chỉ cần chuẩn bị lương thực

Câu 20: Nơi cất giữ và trưng bày những thành tích của nhà trường đã đạt được ở 

  • A. Phòng truyền thống
  • B. Thư viện của trường
  • C. Hội đồng sư phạm
  • D. Phòng Hiệu trưởng

Câu 21: Khi thấy biểu hiện có dông, sét, em sẽ làm gì?

  • A. Đi ra ngoài thu dọn đồ đạc
  • B. Vẫn sử dụng các thiết bị điện
  • C. Không nên ra đường, nếu đnag ở ngoài đường thì tìm nơi trú ẩn an toàn
  • D. Đang di chuyển trên đường, trú tại các gốc cây gần nhất.

Câu 22: Khi gặp vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè chúng ta im lặng, không nói để các bạn hiểu sẽ dẫn đến:

  • A. tình bạn tốt đẹp hơn
  • B. mất đoàn kết tình bạn
  • C. bị bạn đố kị
  • D. bị các bạn bắt nạt.

Câu 23: Khi bị ngập lụt, em cần làm gì?

  • A. Không làm gì cả.
  • B. Cần di chuyển nhanh đến nơi cao và vững chắc
  • C. Cố vượt qua khu vực ngập lũ
  • D. Không cần người trợ giúp

Câu 24: Khi gặp vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè, chúng ta cần:

  • A. giải thích và nói chuyện với bạn để hiểu nhau.
  • B. im lặng, không cần giải thích.
  • C. đi nói xấu bạn với mọi người
  • D. không chơi với bạn đó nữa.

Câu 25: Khi gặp mưa lũ, em cần chuẩn bị những gì cho bản thân?

  • A. quần áo
  • B. sách vở
  • C. Áo mưa, học bơi lội
  • D. Xem dự báo thời tiết

Câu 26: Nêu những vướng mắc mà lứa tuổi các em thường gặp phải trong quan hệ bạn bè?

  • A. Bị bạn nói xấu
  • B. Bị bạn bắt nạt
  • C. Bạn lôi kéo làm những việc không nên.
  • D. Gặp phải tất cả những vướng mắc trên.

Câu 27: Hằng ngày, Mai phải đạp xe qua một cánh đồng để tới trường. Chiều nay, trong lúc đang đi học về, bất ngờ một cơn dông sét xảy ra. Nếu là Mai, em cần làm gì để tự bảo vệ bản thân?

  • A. Nhanh chóng di chuyển đến nơi có nhà ở để trú ẩn.
  • B. Tiếp tục di chuyển trên đường về nhà.
  • C. Tìm những nơi có cây lớn để trú ẩn
  • D. Trú ẩn tại các khu vực có cột điện

Câu 28: Khi thay đổi môi trường học tập mới, các em cần thực hiện những việc làm và tự điều chỉnh, thay đổi bản thân để:

  • A. Tham gia nhiều hoạt động của trường, lớp
  • B. Thích nghi mới môi trường và vượt qua những khó khăn.
  • C. Học theo phương pháp học cũ
  • D. Không thích nghi được với môi trường mới.

Câu 29: Nhà Hà ở sát chân núi đất. Suốt tuần mưa to tầm tã không dứt khiến núi có nguy cơ bị sạt lở. Nếu là Hà, em sẽ cùng gia đình làm gì?

  • A. Vẫn tiếp tục ở khu vực đó
  • B. Gia cố lại nhà cửa và ở tại đó
  • C. Đến gần các khu vực đá trượt lở.
  • D. Nhanh chóng sơ tán khỏi vùng đó theo hướng dẫn của chính quyền

Câu 30: Sự khác biệt ở trường THCS với trường Tiểu học như thế nào?

  • A. không có môn học mới.
  • B. nhiều kiến thức và môn học mới
  • C. Ít thầy cô và bạn bè
  • D. Môn học nhẹ nhàng không nhiều kiến thức.

Câu 31: Góc học tập của em nếu được thay đổi vị trí em có muốn thay đổi như thế nào?

  • A. Sắp xếp sách vở, đồ dùng ngăn nắp, đúng nơi quy định
  • B. Chỉ để đồ chơi ở góc học tập
  • C. Chỉ cất quần áo ở góc học tập
  • D. Để sách vở kèm với đồ chơi .

Câu 32: Những việc học sinh lớp 6 nên làm phù hợp với môi trường học tập mới?

  • A. Thay đổi chế độ dinh dưỡng, phương pháp học.
  • B. Ngại học hỏi từ thầy cô, bạn bè
  • C. Không muốn làm quen với các bạn mới lạ
  • D. Học tập không theo thời gian biểu.

Câu 33: Góc học tập của em được sắp xếp như thế nào?

  • A. Cất giữ rất nhiều đồ chơi
  • B. Cất giữ rất nhiều đồ lưu niệm
  • C. Gọn gàng, ngăn nắp, đúng vị trí.
  • D. Không cần sắp xếp để tìm kiếm đồ dùng cho dễ dàng.

Câu 34: Những việc học sinh lớp 6 nên làm phù hợp với môi trường học tập mới?

  • A. Học tuỳ ý thời gian, không cần thời gian biểu.
  • B. Chủ động học hỏi kinh nghiệm thầy cô, anh chị lớp trên.
  • C. Học theo phương pháp học ở Tiểu học.
  • D. Không hỏi thầy cô, bạn bè khi chưa hiểu bài.

Câu 35: Em sẽ thiết kế góc học tập của mình như thế nào?

  • A. Sắp xếp sách vở, đồ dùng ngăn nắp
  • B. Trang trí góc học tập đầy đủ ánh sáng
  • C. Trang trí học tập để ngồi học thấy thoải mái, dễ chịu.
  • D. Tất cả các thiết kế trên.

Câu 36: Việc làm nào sau đây nên làm với bạn bè:

  • A. Đố kị, ganh đua với bạn khi bạn được điểm cao.
  • B. Khó chịu và không vui khi bạn góp ý với mình.
  • C. Cảm thông và giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.
  • D. Nói lời gây tổn thương cho bạn

Câu 37: Việc làm không nên khi sắp xếp nơi ở của em?

  • A. Gấp quần áo và cất đúng nơi quy định
  • B. Cất đồ dùng theo quy định để tiện sử dụng
  • C. Gấp chăn, gối sau khi ngủ dậy
  • D. Để đồ không cần quy định cho tiện lấy khi cần.

Câu 38: Việc làm nào sau đây không nên làm với bạn bè:

  • A. Cởi mở, hoà đồng với bạn bè.
  • B. Đố kị, ganh đua với bạn.
  • C. Chia sẻ và giúp đỡ bạn bè.
  • D. Thẳng thắn góp ý nhưng tế nhị với bạn.

Câu 39: Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của việc sắp xếp nơi sinh hoạt cá nhân?

  • A. bố trí, sắp xếp nơi sinh hoạt cá nhân ngăn nắp
  • B. thuận tiện cho việc sử dụng đồ dùng hằng ngày
  • C. mất thời gian sắp xếp.
  • D. không gian thoải mái và đẹp hơn

Câu 40: Môi trường học tập mới của em có

  • A. nhiều điều mới mẻ, thú vị ở phía trước.
  • B. nhiều kiến thức nhàm chán.
  • C. thầy cô giáo cũ.
  • D. không có nhiều bạn bè.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều