Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTN 6 kết nối tri thức kì I

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Mỗi người có những khả năng nhất định, sẽ giúp chúng ta:

  • A. thực hiện hoạt động dễ dàng
  • B. khó thành công trong công việc
  • C. kết quả thực hiện thấp
  • D. không làm được việc gì.

Câu 2: Khả năng của mỗi người có sự khác nhau, không làm ảnh hưởng đến người khác và xã hội đáng được:

  • A. phê phán
  • B. trân trọng
  • C. lên án
  • D. bài trừ.

Câu 3: Đâu là phẩm chất mà em đã có thuộc giá trị bản thân?

  • A. Lo sợ
  • B. Nhát nhát
  • C. Tự ti
  • D. Trách nhiệm

Câu 4: Luôn quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ người khác là người có đức tính:

  • A. hài hước
  • B. vui tính
  • C. nhiệt tình
  • D. quan tâm người khác

Câu 5:  Mỗi người có những giá trị chung và giá trị riêng cần được

  • A. phê phán
  • B. khen thưởng
  • C. tôn trọng
  • D. lên án

Câu 6:  Không bao giờ nói dối, không quay cóp bài trong giờ kiểm tra, là người thể hiện đức tính:

  • A. kiên nhẫn
  • B. thật thà
  • C. vui vẻ
  • D. hào đồng

Câu 7: Chăm sóc dáng vẻ bên ngoài phù hợp với lứa tuổi thể hiện ở khía cạnh:

  • A. quần áo, trang phục
  • B. dáng đi, đứng
  • C. dáng ngồi
  • D. tất cả các khía cạnh

Câu 8: Giàu tình cảm, dễ xúc động là người có đức tính:

  • A. giàu cảm xúc
  • B. vui vẻ
  • C. nhiệt tình
  • D. cởi mở

Câu 9: Chuẩn bị quần áo, trang phục là việc:

  • A. thích làm đẹp
  • B. quá chú trọng đến bản thân
  • C. chăm sóc dáng vẻ bề ngoài
  • D. thể hiện tính cẩn thận.

Câu 10: Cần tự nhận thức được sự thay đổi của bản thân mình để làm gì?

  • A. Thay đổi bản thân theo ý thích của mình.
  • B. Giải quyết vấn đề theo tính chủ quan cá nhân.
  • C. Làm mới bản thân bằng những việc làm ngược với sự phát triển,
  • D. phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của bản thân.

Câu 11: Tác phong có thể hiện:

  • A. dáng vẻ bề ngoài
  • B. tính cách
  • C. suy nghĩ
  • D. cách ứng xử

Câu 12:  Hằng ngày, cô giáo giao bài tập về nhà, Hằng luôn tự giác hoàn thành mà không cần đợi bố nhắc mới làm. Theo em bạn Hằng đã thể hiện thay đổi bản thân như thế nào?

  • A. Thay đổi cảm xúc
  • B. Tự giác học tập
  • C. Thay đổi diện mạo
  • D. Thay đổi tình cảm

Câu 13: Chăm sóc bản thân là việc làm cần thiết có tác dụng:

  • A. sự yêu quý, tôn trọng bản thân, đảm bảo chất lượng cuộc sống.
  • B. phục vụ cho sở thích của mình.
  • C. làm ảnh hưởng thời gian của bản thân.
  • D. ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ.

Câu 14: Trong giờ kiểm tra, bạn Quân không làm được bài đã nhờ bạn Hoa cho chép nhưng Hoa không đồng ý nên bạn Quân đã giận và không chơi với Hoa nữa. Bạn Hoa đã gặp Quân và giải thích cho Quân hiểu về thiện ý việc làm của mình. Vậy theo em, Hoa đã thể hiện điều gì?

  • A. Tự giác học tập
  • B. Thay đổi tình cảm bạn bè
  • C. Giải quyết khúc mắc không theo cảm tính, chủ quan.
  • D. Ý thức trong sinh hoạt hằng ngày.

Câu 15: Lựa chọn trang phục nào sau đây phù hợp với đi học?

  • A. Đồng phục nhà trường
  • B. Váy ngắn
  • C. Váy màu sắc sặc sỡ
  • D. Đồ bộ thể thao

Câu 16: Nhà trường có những truyền thống nào?

  • A. Lịch sử hình thành nhà trường
  • B. Tham gia tích cực các hoạt động thể dục thể thao
  • C. Các thế hệ của nhà trường
  • D. Vị trí các phòng ở trường

Câu 17: Lựa chọn trang phục nào sau đây phù hợp với dự tiệc, sinh nhật?

  • A. Đồng phục nhà trường
  • B. Quần áo lao động
  • C. Váy màu sắc sặc sỡ
  • D. Đồ bộ thể thao

Câu 18: Nhà trường có những truyền thống nào?

  • A. Hình ảnh hoạt động chuyên môn
  • B. Thành tích GV, HS đạt được
  • C. Truyền thống học tập và đạt thành tích cao.
  • D. Hình ảnh hoạt động đoàn thể của trường

Câu 19: Tìm hiểu hiện tượng mưa lũ bằng cách nào chính xác nhất?

  • A. Theo dõi dự báo thời tiết trên tivi hoặc đài
  • B. Tìm hiểu thông tin trên các trang mạng
  • C. Tìm hiểu qua bạn bè ở lớp
  • D. Tìm hiểu qua mọi người xung quanh

Câu 20: Phòng truyền thống nhà trường là: 

  • A. là nơi lưu giữ rất nhiều những thành tích, những huân huy chương của cá nhân và tập thể của cá nhân và nhà trường.
  • B. là nơi  lưu giữ và trưng bày các hình ảnh, tư liệu các hoạt động của nhà trường
  • C. là nơi tái hiện và lưu giữ lịch sử của nàh trường
  • D. bao gồm tất cả các nội dung trên.

Câu 21: Hiện tượng sạt lở đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ bản thân?

  • A. Vẫn tiếp tục ở khu vực đó
  • B. Gia cố lại nhà cửa và ở tại đó
  • C. Đến gần các khu vực đá trượt lở.
  • D. Nhanh chóng sơ tán khỏi vùng đó theo hướng dẫn của chính quyền

Câu 22: Đâu không phải là vấn đề nảy sinh trong qua hệ bạn bè?

  • A. không chơi hoà đồng với bạn
  • B. không hiểu tính cách bạn
  • C. vui vẻ khi bạn đạt điểm cao hơn mình
  • D. bạn lôi kéo làm việc không nên làm.

Câu 23: Sau cơn bão, chúng ta cần làm gì?

  • A. Ở yên trong nhà đợi nước rút mới ra ngoài thu dọn.
  • B. Ra thu dọn cây cối đổ, dây điện trong khi ngập nước.
  • C. Lội nước để thu dọn đồ đạc
  • D. Lội nước thu dọn các cột điện vị đổ

Câu 24: Những vấn đề thường mắc phải trong quan hệ bạn bè?

  • A. bị bạn bắt nạt 
  • B. bạo lực tinh thần
  • C. bạn đố kị, ghen tị với mình
  • D. Tất cả những vấn đề trên.

Câu 25: Nhà bạn Mai ở nhà chung cư tầng 23, thấy có hiện tượng động đất, nhà bận Mai cần phải làm gì để bảo vệ bản thân?

  • A. Vẫn tiếp tục ở trong nhà cho an toàn.
  • B. Di chuyển ra khỏi nhà
  • C. Nhanh chóng di chuyển đến những nơi an toàn để ẩn nấp
  • D. Chạy lên các tầng cao hơn.

Câu 26: Ở môi trường học mới có những vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè là:

  • A. hiểu được bạn mình.
  • B. bị bạn giận khi mình làm gì đó không vừa ý
  • C. cùng nhau học nhóm
  • D. động viên, chia sẻ với nhau.

Câu 27: Pao và các bạn đang trên đường đi học về, bỗng nhiên trời đổ mưa to, làm nước lũ ở đập tràn mà Pao phải đi qua dâng lên nhanh và chảy xiết. Một số bạn rủ Pao lội qua đập tràn về nhà kéo tối. Nếu là Pao, em sẽ làm gì?

  • A. Làm theo lời bạn lội qua đập
  • B. Không lội qua đập và tìm nơi trú ẩn an toàn.
  • C. Đứng đợi nước rút thì đi về nhà
  • D. Đến đập  nước lũ quan sát và lội qua.

Câu 28: Những việc em cần làm để điều chỉnh bản thân phù hợp với môi trường học tập mới:

  • A. Xây dựng thời gian biểu phù hợp với bản thân
  • B. Tập trung nghe giảng, hỏi lại bài khi chưa hiểu
  • C. Thay đổi phương pháp học cho phù hợp
  • D. Cần làm tất cả những việc làm trên.

Câu 29:  Góc học tập là:

  • A. nơi cất giữ sách vở, đồ dùng học tập và học tập hằng ngày.
  • B. nơi để cất giữ trang phục, phụ kiện
  • C. nơi cất giữ đồ vật kỉ niệm
  • D. nơi cất giữ đồ dùng cá nhân

Câu 30: Sự khác biệt giữa THCS và trường Tiểu học như nhiều môn học mới, kiến thức khó hơn, thầy cô và bạn bè mới, nhiều yêu cầu cao hơn,… đã 

  • A. có thể khiến các em gặp những khó khăn, bỡ ngỡ
  • B. thuận lợi trong môi trường học tập mới
  • C. giao tiếp dễ dàng với thầy cô, bạn bè
  • D. không phải học những môi trường cũ.

Câu 31: Việc tìm kiếm đồ dùng dễ dàng, nhanh chóng hay không, việc ngồi học có thoải mái hay không, phụ thuộc vào:

  • A. tư thế ngồi học.
  • B. số lượng đồ dùng học tập
  • C. số lượng sách vở
  • D. sự sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập

Câu 32: Những việc cần làm để chăm sóc bản thân phù hợp với môi trường học tập mới là:

  • A. thay đổi chế độ ăn hợp lí
  • B. chủ động vệ sinh cá nhân và lực chọn trnag phục phù hợp
  • C. Tập thể dục thể thao, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí.
  • D. Thực hiện tất cả các hoạt động trên.

Câu 33:  Sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp có tác dụng:

  • A. ngồi học không thoải mái
  • B. dễ dàng và nhanh chóng lấy đồ dùng học tập 
  • C. khó lấy sách vở, đồ dùng học tập
  • D. tốn nhiều diện tích.

Câu 34: Biện pháp nào không phù hợp để thay đổi bản thân trong môi trường học tập mới?

  • A. sắp xếp thời gian học hợp lí
  • B. hỏi lại thầy cô, bạn bè khi chứ hiểu bài
  • C. không làm quen với bạn mới
  • D. học tập theo nhóm

Câu 35: Đâu là thứ chúng ta mong muốn có để cuộc sống thú vị hơn?

  • A. Quần áo
  • B. Đồ ăn.
  • C. Đồ chơi.
  • D. Đồ dùng học tập.

Câu 36: Việc nào không nên làm với thầy cô giáo:

  • A. Chào hỏi, lễ phép với thầy cô.
  • B. Lắng nghe thầy cô giảng bài.
  • C. Thờ ơ, tránh mặt khi gặp thầy cô giáo.
  • D. Giúp đỡ thầy cô khi cần thiết.

Câu 37: Thói quen chưa tốt của em đã thay đổi để nơi sinh hoạt cá nhân được gọn gàng, ngăn nắp:

  • A. Cất đồ dùng không theo quy định để tiện sử dụng
  • B. Gấp chăn, màn sau khi ngủ dậy
  • C. Cất quần áo, không cần gấp 
  • D. Thỉnh thoảng quét, dọn phòng riêng của mình.

Câu 38: Ở môi trường học mới chúng ta cần phải:

  • A. không nên giao tiếp với bạn bè bè mới.
  • B. luôn thân thiện với bạn bè và thầy cô
  • C. chơi một mình không cần chào hỏi thầy cô giáo.
  • D. không tham gia hoạt động cùng bạn bè.

Câu 39: Để trở thành một người chi tiêu thông minh và tiết kiệm, em nên làm gì?

  • A. Đặt ưu tiên cho những nhu cầu mình mong muốn.
  • B. Đặt ưu tiên cho những nhu cầu cần thiết.
  • C. Thích gì mua đó, không cần suy nghĩ quá nhiều.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 40: Trong môi trường học tập mới của em, không có:

  • A. bạn bè mới
  • B. thầy cô giáo mới 
  • C. chương trình học mới
  • D. ông bà, anh chị em.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều