[KNTT] Trắc nghiệm hướng nghiệp 6 tuần 1: Lớp học mới của em
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hướng nghiệp 6 tuần 1: Lớp học mới của em - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong môi trường học tập mới của em, không có:
- A. bạn bè mới
- B. thầy cô giáo mới
- C. chương trình học mới
D. ông bà, anh chị em.
Câu 2: Ở môi trường học mới chúng ta cần phải:
- A. không nên giao tiếp với bạn bè bè mới.
B. luôn thân thiện với bạn bè và thầy cô
- C. chơi một mình không cần chào hỏi thầy cô giáo.
- D. không tham gia hoạt động cùng bạn bè.
Câu 3: Việc nào không nên làm với thầy cô giáo:
- A. Chào hỏi, lễ phép với thầy cô.
- B. Lắng nghe thầy cô giảng bài.
C. Thờ ơ, tránh mặt khi gặp thầy cô giáo.
- D. Giúp đỡ thầy cô khi cần thiết.
Câu 4: Môi trường học tập mới của em có
A. nhiều điều mới mẻ, thú vị ở phía trước.
- B. nhiều kiến thức nhàm chán.
- C. thầy cô giáo cũ.
- D. không có nhiều bạn bè.
Câu 5: Việc làm nào sau đây không nên làm với bạn bè:
- A. Cởi mở, hoà đồng với bạn bè.
B. Đố kị, ganh đua với bạn.
- C. Chia sẻ và giúp đỡ bạn bè.
- D. Thẳng thắn góp ý nhưng tế nhị với bạn.
Câu 6: Việc làm nào sau đây nên làm với bạn bè:
- A. Đố kị, ganh đua với bạn khi bạn được điểm cao.
- B. Khó chịu và không vui khi bạn góp ý với mình.
C. Cảm thông và giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.
- D. Nói lời gây tổn thương cho bạn
Câu 7: Việc làm nào sau đây nên làm với thầy cô:
A. Tôn trọng, lễ phép với thầy cô.
- B. Tránh mặt để không phải chào hỏi thầy cô,
- C. Thiếu lễ phép với thầy cô.
- D. Tỏ thái độ không vui vẻ và tiếp thu khi thầy cô góp ý.
Câu 8: Khi có mâu thuẫn với bạn em cần làm gì?
A. Tìm hiểu nguyên nhân, nếu mình có lỗi thì chủ động xin lỗi bạn.
- B. Không chơi với bạn nữa vì cho rằng mình luôn đúng.
- C. Nói xấu bạn với người khác và không chơi với bạn nữa.
- D. Không tìm hiểu và mặc định bạn là người sai.
Câu 9: Việc làm nào sau đây nên làm với bạn bè mới?
A. Tự cao, chỉ chơi với bạn học giỏi.
- B. Không vui khi bạn được khen thưởng
- C. Giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn
- D. Không chia sẻ, cảm thông khi bạn gặp khó khăn.
Câu 10: Khi thấy bạn A có biểu hiện tiêu cực hoặc bạn lôi kéo, rủ rê các bạn khác trong lớp làm những việc không tốt, em sẽ làm gì?
- A. Tích cực lôi kéo, rủ rê các bạn cùng tham gia.
B. Góp ý mang tính xây dựng hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ để ngăn bạn phạm sai lầm
- C. Ủng hộ việc làm của bạn A
- D. Ngăn không cho các bạn khác báo cáo với thầy cô về việc làm của bạn A.
Câu 11: Việc làm nào sau đây không nên làm với bạn bè mới?
- A. Nở nụ cười thân thiện
- B. Lắng nghe bạn
- C. Giúp đỡ bạn
D. Trêu chọc bạn
Câu 12: Khi có khúc mắc với thầy cô thì em cần phải làm gì?
- A. Không cần giải thích với thầy cô.
- B. Không chào hỏi thầy cô giáo nữa.
- C. Nói những lời thiếu lễ độ với thầy cô.
D. Giải thích hoặc nhờ sự giúp đỡ từ thầy cô giáo khác.
Câu 13: Khi có mâu thuẫn với bạn, để sự giận dỗi thù hận trong lòng và đi nói xấu bạn với mọi người xung quanh. Em suy nghĩ như thế nào về việc làm này?
A. Không đồng tình với việc làm trên
- B. Đồng tình với việc làm trên.
- C. Đây là việc nên làm vì cho rằng mình luôn đúng.
- D. Cần phải nói nặng lời để bạn giúp kinh nghiệm.
Câu 14: Việc làm nào sau đây nên làm với thầy cô giáo mới?
- A. Không lắng nghe thầy cô giảng bài
- B. Tránh mặt để không phải chào thầy cô
- C. Thờ ơ, lãnh đạm với thầy cô
D. Giúp đỡ thầy cô khi cần thiết.
Câu 15: Khi tức giận bị cảm xúc chi phối thể hiện thái độ và có lời nói xúc phạm thầy cô giáo. Em có suy nghĩ gì về hành động trên?
- A. Đồng tình với hành động đó.
B. Không đồng tình với hành động đó.
- C. Ủng hộ việc làm đó vì nóng giận được phép thể hiện.
- D. Đây là hành động đúng đắn vì nghĩ mình luôn đúng.
Câu 16: Trong mấy ngày qua, Hương nhận thấy một bạn trong lớp có vẻ khép mình và nhút nhát. Nếu là Hương, em sẽ làm gì để bạn hoà đồng cới mọi người trong lớp?
- A. Không chơi với bạn vì không thích những bạn nhút nhát.
B. Rủ bạn ra chơi và tham gia các trò chơi cùng các bạn trong lớp.
- C. Nói xấu bạn với các bạn khác.
- D. Không cho các bạn khác chơi với bạn đó sẽ làm ảnh hưởng đến lớp.
Câu 17: Tiết sinh hoạt lớp thầy Hùng cho học sinh trong lớp phát hiện ưu và nhược điểm của lớp trong tuần qua nhưng có bạn Nam tỏ thái độ không đồng tính. Vậy em sẽ làm như thế nào?
A. Khuyên Nam xin lỗi thầy giáo và tích cực tham gia cùng lớp.
- B. Tỏ thái độ khó chịu và nói nặng lời với Nam.
- C. Ủng hộ việc làm của Nam
- D. Không tham gia vào hoạt động của thầy giáo.
Câu 18: Tiết học Toán đã kết thúc mà Hưng vẫn cảm thấy chưa hiểu rõ về nội dung bài học. Nếu là Hưng em sẽ làm gì để hiểu bài hơn?
- A. Tiếp tục ngồi xem bài học đó.
- B. Cất sách vở môn Toán. Đi vì không hiểu.
C. Nhờ thầy cô môn Toán hoặc bạn bè hướng dẫn lại.
- D. Không cần nhờ trợ giúp của ai.
Câu 19: Hằng ngày, em đã thực hiện những điều gì để thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè?
- A. Không chơi với những bạn học kém.
- B. Không chơi với những bạn nhút nhát.
- C. Trêu chọc các bạn nữ trong lớp.
D. Giúp đỡ và chia sẻ cùng các bạn trong lớp.
Câu 20: Thiết lập quan hệ thân thiết với bạn bè, gần gũi, kính trọng thầy cô là điều rất cần thiết tạo nên:
- A. sự chia rẽ giữa bản thân với bạn bè.
B. găn bó, tin cậy giữa bản thân với bạn bè, thầy cô.
- C. môi trường học tập căng thăng cho học sinh.
- D. không tin tưởng của thầy cô với bản thân.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận