Tắt QC

[KNTT] Trắc nghiệm HĐTN 6 Tuần 23: Hành vi có văn hóa nơi công cộng

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 Tuần 23: Hành vi có văn hóa nơi công cộng - Sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

 Câu 1: Khi xây dựng một sản phẩm tuyên truyền, yêu cầu về ngôn ngữ phải như thế nào?

  • A. Tha thiết, chân thành.
  • B. Nghiêm túc, cứng rắn.
  • C. Mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 2: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử văn minh khi nói, cười nơi công cộng?

  • A. Tranh luận gay gắt trong thư viện.
  • B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.
  • C. Kể chuyện với bạn khi ngồi trên xe bus và phá lên cười rất to.
  • D. Cãi nhau to tiếng khi mẹ gọi điện hỏi bao giờ đi chơi với bạn về.

Câu 3: Trong các bước sau đây, đâu là bước quan trọng nhất để làm một sản phẩm tuyên truyền?

  • A. Suy nghĩ, lựa chọn loại sản phẩm.
  • B. Xây dựng nội dung cho sản phẩm.
  • C. Thực hiện tạo sản phẩm.
  • D. Tất cả các bước đều quan trọng như nhau.

Câu 4: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử thiếu văn minh khi nói, cười nơi công cộng?

  • A. Cãi nhau to tiếng trên đường.
  • B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.
  • C. Đi nhẹ, nói khẽ trong thư viện.
  • D. Ra chỗ vắng người để nghe điện thoại khi đang ngồi cùng bạn.

Câu 5: Đâu là trang phục phù hợp khi vào viếng lăng Bác?

  • A. Áo hai dây.
  • B. Váy ngắn trên đầu gối.
  • C. Áo hở vai.
  • D. Áo cộc hoặc dài tay, quần hoặc váy dưới gối.

Câu 6: Khi xếp hàng vào thang máy, hành động nào sau đây là hoàn toàn không nên?

  • A. Đứng đúng hàng.
  • B. Ra vào thang máy theo thứ tự.
  • C. Chen hàng để được vào thang máy trước.
  • D. Giữ khoảng cách phù hợp với người đúng trước và đứng sau.

Câu 7: Làm thế nào để nói, cười đủ nghe nơi công cộng?

  • A. Giữ khoảng cách phù hợp giữa người nói và người nghe.
  • B. Nói bằng âm lượng vừa đủ.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 8: Xếp hàng nơi công cộng như thế nào là đúng?

  • A. Đứng đúng hàng.
  • B. Tuyệt đối không chen lấn, xô đẩy.
  • C. Giữ khoảng cách nhất định với người đứng trước và đứng sau.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 9: Làm thế nào để lựa chọn trang phục phù hợp khi đến nơi công cộng?

  • A. Thực hiện đúng yêu cầu về trang phục ở nơi mình đến.
  • B. Chọn trang phục phù hợp với thời tiết và mục đích hoạt động.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 10: Theo em, chúng ta sẽ nhận được gì khi có cách ứng xử đúng đắn nơi công cộng?

  • A. Sự tôn trọng, quý mến của mọi người xung quanh.
  • B. Sự dè bỉu, xa lánh của mọi người.
  • C. Sự khó chịu của mọi người.
  • D. Không nhận được gì vì nơi công cộng toàn những người chúng ta không quen biết.

Câu 11: Theo em, những hành vi thiếu văn minh có thể gây ra những ảnh hưởng như thế nào?

  • A. Làm mất mĩ quan đô thị.
  • B. Gây ra tranh chấp, bất hoà giữa người với người.
  • C. Để lại ấn tượng xấu cho mọi người xung quanh.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 12: Chúng ta nên có thái độ như thế nào với những hành vi thiếu văn minh?

  • A. Trực tiếp lên án các hành vi đó.
  • B. Thờ ơ, không quan tâm.
  • C. Giả vờ không nhìn thấy.
  • D. Cười, nói lớn tiếng

Câu 13: Khi có người nói chuyện to tiếng trong rạp chiếu phim, em nên làm gì?

  • A. Lặng lẽ đổi chỗ để tiếp tục xem phim.
  • B. Góp ý nhẹ nhàng, yêu cầu họ nói chuyện bé tiếng lại.
  • C. Không lên tiếng vì mọi người xung quanh cũng không ai có ý kiến gì.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 14: Thấy có người chen ngang, không chịu xếp hàng khi mua vé tham quan, em nên làm gì?

  • A. Cũng chen hàng như họ để nhanh chóng mua được vé.
  • B. Trực tiếp góp ý, yêu cầu họ không chen ngang như vậy.
  • C. Đùn đẩy người phía trước để người chen hàng kia không có chỗ đứng mua vé.
  • D. Làm ngơ, coi như không nhìn thấy.

Câu 15: N đi siêu thị và thấy mọi người chen lấn, xô đẩy để mua hàng giảm giá. N cũng muốn mua món hàng đó vì thế đã chen vào để tranh giành với mọi người. Em có đồng tình với hành động của N không?

  • A. Không đồng tình vì N làm như vậy không chỉ gây ảnh hưởng đến trật tự mà còn có thể gây thương tích cho bản thân và những người xung quanh.
  • B. Đồng tình vì phải làm như vậy N mới có thể mua được món đồ mình muốn.

Câu 16: Cả gia đình chuẩn bị đi chùa vào đầu năm mới, mẹ nhắc hai chị em mặc áo dài, nhưng chị gái em không thích mặc và chọn mặc áo, váy ngắn. Em sẽ làm như thế nào trong tình huống này?

  • A. Mặc kệ không quan tâm vì dù sao cũng là sở thích của chị.
  • B. Khuyên chị nên lựa chọn trang phục kín đáo, nhã nhặn vì chùa là nơi linh thiêng.
  • C. Xuống mách với mẹ để mẹ xử lí.
  • D. Mang thêm một bộ đồ khác đề phòng trường hợp chị muốn thay.

Câu 17: K đang ngồi trên xe bus để đến trường. Khi đến điểm xuống, các bạn học sinh tranh nhau xuống xe rất đông, vô tình đẩy ngã một cụ già nhưng không ai xin lỗi hay quay lại để đỡ cụ. Thấy thế K đã nhanh chóng đến dìu cụ. Mặc dù bị lỡ điểm xuống và phải đi ngược lại một đoạn khá xa nhưng K thấy rất vui vì đã giúp được cụ. Theo em, K là một người như thế nào?

  • A. K rất biết cách ứng xử nơi công cộng.
  • B. K là một người rất tốt bụng.
  • C. K biết kính trọng người lớn tuổi, rất đáng để học tập.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 18: M đang ngồi ở trạm chờ xe bus thì có một bà lão xuất hiện. Vì đã hết chỗ ngồi nên bà chỉ có thể đứng chờ xe. M đeo tai nghe, cúi mặt xuống để giả vờ không nhìn thấy bà cụ? Em có đồng tình với hành động của M không?

  • A. Không đồng tình vì hành động của M thể hiện sự thiếu tôn trọng, không biết giúp đỡ người lớn tuổi.
  • B. Đồng tình vì số lượng ghế ở nhà chờ có hạn, ai đến trước thì người đó ngồi trước.
  • C. M làm như vậy là đúng vì M đã ngồi trước đó.
  • D. M coi như không nhìn thấy bà cụ trên xe.

Câu 19: Trên đường đi học về, bé N được mẹ mua sữa cho uống. Sau khi uống xong, em không thả vỏ hộp sữa xuống đường hay vứt vào vỉa hè mà tiếp tục cầm trên tay. Về đến nhà em mới vứt vỏ hộp vào thúng rác trước cửa. Theo em, N là một cô bé như thế nào?

  • A. N rất ngoan.
  • B. N rất có ý thức bảo vệ môi trường.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 20: G là sinh viên năm nhất của một trường đại học. Ngoài giờ học, G thường xuyên tham gia vào các hoạt động tình nguyện do trường, địa phương tổ chức. Trong một lần đi tình nguyện, G bắt gặp một nhóm học sinh chuẩn bị ra về sau buổi cắm trại ven sông. Xung quanh đều là rác, vỏ hộp đồ ăn, lon nước uống,... nhưng không bạn nào có ý định thu dọn. Nếu là G trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?

  • A. Không quan tâm vì dù sao cũng không quen biết nhóm bạn đó.
  • B. Trực tiếp yêu cầu các bạn dọn dẹp để trả lại không gian sạch đẹp cho khu vực ven sông.
  • C. Liên hệ với phụ huynh, nhà trường nơi các bạn theo học để phản ánh nếu các bạn có thái độ không hợp tác.
  • D. Cả B và C đều được.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều