Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTN 6 kết nối tri thức kì II (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tại sao chúng ta nên vận động mọi người đi hiến máu tình nguyện? 

  • A. Góp một phần sức lực nhỏ vào việc giúp đỡ cho các bệnh nhân thiếu máu
  • B. Đây cũng là một cách kiểm tra sức khỏe cho bản thân
  • C. Cả A và B đúng
  • D. Vận động mọi người đi hiến máu sẽ thu về lợi ích cho bản thân

Câu 2: Khi tìm hiểu kĩ càng về cộng đồng và các tổ chức trong cộng đồng sẽ chúng ta: 

  • A. Không giúp ích gì cả
  • B. Giúp chúng ta dễ dàng, thuận lợi hơn khi tham gia các hoạt động cộng đồng
  • C. Khiến chúng ta cảm thấy các hoạt động tẻ nhạt, không thú vị
  • D. Mất thời gian, không có lợi ích gì.

Câu 3: Trang đã vận động các bạn cùng lớp của mình thu gom các vỏ sữa hằng uống để đem đi để đổi lấy cây xanh theo chương trình sống xanh thường niên nhà KOITA. Nhờ việc làm đó, đã giúp một phần nhỏ vào việc giảm thiểu lượng vỏ hộp sữa bị thải ra môi trường. Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn Trang?

  • A. Đồng tình với việc làm của bạn Trang
  • B. Không đồng tình với việc làm của bạn Trang
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Đáp án khác

Câu 4: Mục tiêu của hoạt động “Giọt hồng ước mơ” là gì?

  • A. Khám sức khỏe định kì
  • B. Hiến máu nhân đạo, tăng cường lưu trữ máu để cứu sống bệnh nhân
  • C. Chữa bệnh
  • D. Chữa các bệnh về máu.

Câu 5: Hiểu được những độc tố có trong pin sẽ làm ảnh hưởng tới sức khẻ con người nếu bị vứt bừa bãi, thải ra ngoài môi trường, Hiếu đã vận động gia đình mình thu gom pin đã sử dụng. Theo em, việc làm của Hiếu có ý nghĩa gì?

  • A. Giúp giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực tới môi trường sống
  • B. Giúp cho mọi người trong gia đình đều ý thức được tác hại từ pin
  • C. Không có ý nghĩa gì cả
  • D. Cả A và B đúng
 

Câu 6: Cộng đồng là gì?

  • A. Là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung.
  • B. Là một nhóm nhỏ lẻ của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường là Không có chung các mối quan tâm.
  • C. Là một nhóm nhỏ lẻ tách ra từ tập thể cùng sống chung trong một môi trường thường là có chung các mối quan tâm.
  • D. Là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường là .Không có cùng các mối quan tâm chung.

Câu 7: Xếp hàng nơi công cộng như thế nào là đúng?

  • A. Đứng đúng hàng.
  • B. Tuyệt đối không chen lấn, xô đẩy.
  • C. Giữ khoảng cách nhất định với người đứng trước và đứng sau.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 8: Tan học, Nam vội về nhà cất cặp sách để đi chơi cầu lông cũng mấy bạn hàng xóm. Khi về đến nhà, Nam thấy mẹ vẫn chưa về, bố đang bận tắm cho em, cơm chưa ai nấu... Nếu là Nam, em sẽ làm gì?

  • A. Em đợi mẹ về để nấu cơm.
  • B. Em sẽ nấu cơm giúp đỡ bố mẹ.
  • C. Em sẽ giục bố nhanh đi nấu cơm
  • D. Tiếp tục đi chơi cầu lông.

Câu 9: Làm thế nào để lựa chọn trang phục phù hợp khi đến nơi công cộng?

  • A. Thực hiện đúng yêu cầu về trang phục ở nơi mình đến.
  • B. Chọn trang phục phù hợp với thời tiết và mục đích hoạt động.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 10: Những việc làm nào không thể hiện sự chủ động, tự giác thực hiện ở gia đình?

  • A. Tự rửa bát, giặt quần áo.
  • B. Chăm sóc cây trồng và vật nuôi.
  • C. Chăm sóc cây trồng trong nhà nhờ bố mẹ làm
  • D. Đưa, đón em đi học.

Câu 11: Trên đường đi học về, bé N được mẹ mua sữa cho uống. Sau khi uống xong, em không thả vỏ hộp sữa xuống đường hay vứt vào vỉa hè mà tiếp tục cầm trên tay. Về đến nhà em mới vứt vỏ hộp vào thúng rác trước cửa. Theo em, N là một cô bé như thế nào?

  • A. N rất ngoan.
  • B. N rất có ý thức bảo vệ môi trường.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 12: Những việc làm cần chủ động, tự giác thực hiện ở gia đình?

  • A. Đi chợ mua thực phẩm cho bữa cơm gia đình.
  • B. Chăm sóc cây trồng và vật nuôi.
  • C. Chăm sóc người thân trong gia đình lúc ốm đau.
  • D. Tất cả những việc làm trên đều chủ động, tự giác.

Câu 13: Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào?

  • A. mùng 10 tháng 3 âm lịch
  • B. mùng 10 tháng 3 dương lịch
  • C. mùng 10 tháng 1 âm lịch
  • D. mùng 10 tháng 2 âm lịch

Câu 14: Những việc làm em cần chủ động, tự giác thực hiện ở gia đình?

  • A. Quét nhà, nấu cơm, rửa bát
  • B. Đồ đạc trong nhà nhờ bố mẹ sắp xếp
  • C. Cây trồng trong nhà nhờ bố mẹ làm
  • D. Đưa, đón em đi học.

Câu 15: Lễ hội chùa Hương được tổ chức ở đâu?

  • A. Nam Đàn, Nghệ An
  • B. Thanh Hoá
  • C. Nha Trang
  • D. Mỹ Đức, TP Hà Nội

Câu 16: Trong lớp, Nga là người rất chăm và học giỏi nhưng trong giờ học Toán hôm nay, bạn Nga không thuộc bài và bị điểm kém.  Nga đã rất buồn, giờ ra chơi không ra ngoài. Nếu là em, em sẽ nói gì với Nga?

  • A. Coi thường và chế giễu bạn.
  • B. Hỏi nguyên nhân và động viên bạn, lần sau học bài để gỡ điểm.
  • C. Thể hiện thái độ coi thường bạn.
  • D. Nói nặng lời để bạn nhớ không tái phạm.

Câu 17: Vịnh Hạ Long nằm ở tỉnh nào của nước ta?

  • A. Quảng Ninh
  • B. Hải Phòng 
  • C. Hà Nội
  • D. Hồ Chí Minh

Câu 18: Khi giao tiếp với bạn bè cần phải:

  • A. Lắng nghe và nói lời thân thiện.
  • B. Không chú ý, vừa nghe vừa chơi game
  • C. Tỏ thái độ khinh thường
  • D. Có hành vi thiếu tôn trọng bạn.

Câu 19: Sa Pa nằm ở tỉnh nào của nước ta?

  • A. Quảng Ninh
  • B. Lào Cai
  • C. Lạng Sơn
  • D. Điện Biên

Câu 20: Lời nói phù hợp khi giao tiếp với ông bà, bố mẹ:

  • A. Cháu chào ông bà ạ.
  • B. Không biết!
  • C. Nói quá nhiều!
  • D. Con không thích nghe.

Câu 21: Biển Nha Trang nằm ở tỉnh nào của nước ta?

  • A. Quảng Ninh
  • B. Hải Phòng 
  • C. Hà Nội
  • D. Khánh Hoà

Câu 22: Do ảnh hưởng của dịch Covid nên kinh tế của gia đình Ngân bị ảnh hưởng rất nhiều, mọi người trong gia đình thường xuyên cãi vã, Ngân đã rất buồn. Nếu là Ngân em sẽ làm gì để giải quyết vấn đề?

  • A. Tranh cãi với bố mẹ vì không có tiền tiêu xài.
  • B. Làm việc nhà giúp bố mẹ và tiết kiệm chi tiêu, cùng bàn bạc giải quyết vấn đề với bố mẹ.
  • C. Không giúp được gì cho bố mẹ, tỏ thái độ thờ ơ.
  • D. Thái độ trách mắng bố mẹ.

Câu 23: Hành động nào sau đây góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Buôn bán động vật hoang dã
  • B. Thả túi nilong xuống sông, suối
  • C. Vứt ra trên sông, suối 
  • D. Sử dụng các tài nguyên hợp lí

Câu 24: Những việc làm nào sau đây không nên làm khi giải quyết vấn đề nảy sinh trong gia đình?

  • A. Tỏ thái độ thờ ơ
  • B. Bảo thủ, cố chấp
  • C. Chỉ cho là mình đúng.
  • D. Tất cả những việc làm trên.

Câu 25: Bảo tồn và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên nhằm mục đích:

  • A. khai thác tài nguyên thiên nhiên
  • B. duy trì, bảo vệ sự đa dạng phong phúc của cảnh quan thiên nhiên.
  • C. phát triển quê hương, đất nước
  • D. bảo vệ môi trường.

Câu 26: Đâu không phải là vấn đề nảy sinh trong gia đình em?

  • A. Vì bận rộn nên không chăm sóc được nhau khi bị ốm.
  • B. Mọi người thường tị nạnh nhau làm việc nhà.
  • C. Mọi người rất quan tâm đến cảm xúc của nhau.
  • D. Con cái chưa tự giác làm việc nhà.

Câu 27: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến đời sống con người như thế nào?

  • A. Làm nhiệt độ trái đất tăng lên
  • B. Làm tăng tần suất thiên tai
  • C. Gia tăng dịch bệnh
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 28: Ông nội Quân bị ốm không đi lại được. Buổi chiều chỉ có Quân ở nhà với ông, còn bố mẹ bận đi làm. Theo em, Quân nên làm gì để động viên, chăm sóc ông nội?

  • A. Quân sẽ chơi game, để ông tự đi lại
  • B. Quân tỏ khó chịu khi chăm sóc ông nội.
  • C. Quân chỉ cùng ông nội tập đi khi ông cần.
  • D. Quân hỏi thăm và chăm sóc, đỡ ông tập đi lại thay bố mẹ.

Câu 29: Thiên tai gây ảnh hưởng đến đời sống con người như thế nào?

  • A. Thiệt hại về người
  • B. Thiệt hại về tài sản
  • C. Thiệt hại về điều kiện sống, các hoạt động kinh tế - xã hôik
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 30: Khi an ủi, động viên được mọi người trong gia đình, em cảm thấy như thế nào?

  • A. Vui vẻ hơn
  • B. Buồn hơn
  • C. Khó chịu hơn
  • D.  Mất thời gian.

Câu 31: Dấu hiệu nhận biết hiện tượng lụt:

  • A. Gió xoáy mạnh kèm theo gió giật, mưa to, làm đổ cây cối, nhà cửa
  • B. Nước dâng cao do mưa ở vùng đâù nguồn trong thời gian ngắn
  • C. Hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng
  • D. Nước dâng cao do mưa lũ, triều cường, nước biển dâng gây ra.

Câu 32: Khi được mọi người động viên, an ủi khi gặp chuyện buồn, em cảm thấy như thế nào?

  • A. càng buồn hơn
  • B. tinh thần thoải mái hơn
  • C. không thay đổi
  • D. tức giận.

Câu 33: Khi gặp mưa lũ, em cần chuẩn bị những gì cho bản thân?

  • A. quần áo
  • B. sách vở
  • C. Áo mưa, học bơi lội
  • D. Xem dự báo thời tiết

Câu 34: Ý nào sau đây không rèn luyện được thói quen chi tiêu hợp lí?

  • A. Căn cứ vào số tiền mình có để lựa chọn những thứ ưu tiên cần mua.
  • B. Mua những gì cho bản thân và theo sở thích của mình.
  • C. Khảo giá những loại đồ em cần mua ở vài chỗ khác nhau.
  • D. Quyết định mua gì, ở đâu và thực hiện chi tiêu hợp lí.

Câu 35: Nhà Hà ở sát chân núi đất. Suốt tuần mưa to tầm tã không dứt khiến núi có nguy cơ bị sạt lở. Nếu là Hà, em sẽ cùng gia đình làm gì?

  • A. Vẫn tiếp tục ở khu vực đó
  • B. Gia cố lại nhà cửa và ở tại đó
  • C. Đến gần các khu vực đá trượt lở.
  • D. Nhanh chóng sơ tán khỏi vùng đó theo hướng dẫn của chính quyền

Câu 36: Sắp xếp đồ dùng cá nhân làm mất thời gian của em nên chỉ để vật dụng cá nhân sao cho tiện sử dụng. Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên?

  • A. Không có ý kiến
  • B. Không đồng ý 
  • C. Đồng ý
  • D. Việc làm khoa học

Câu 37: Nhà bạn Mai ở nhà chung cư tầng 23, thấy có hiện tượng động đất, nhà bận Mai cần phải làm gì để bảo vệ bản thân?

  • A. Vẫn tiếp tục ở trong nhà cho an toàn.
  • B. Di chuyển ra khỏi nhà
  • C. Nhanh chóng di chuyển đến những nơi an toàn để ẩn nấp
  • D. Chạy lên các tầng cao hơn.

Câu 38: Để đánh giá mỗi cá nhân có nếp sống cũng như tính cẩn thân, chăm chỉ dựa vào:

  • A. nơi sinh hoạt cá nhân
  • B. tính cách cá nhân
  • C.  diện mạo bên ngoài
  • D. khả năng cá nhân

Câu 39: Bạn Quân sau khi học bài xong, hằng ngày bạn thường xuyên sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập của mình vào góc học tập đúng quy định. Em có suy nghĩ như thế nào với việc làm của bạn Quân không?

  • A. Quân nên để nhiều sách vở ra góc học tập hơn
  • B. Quân nên kê ghê ra chỗ khác ngồi đọc truyện.
  • C. Không đồng ý với việc làm của Quân
  • D. Đồng ý với việc làm của Quân

Câu 40: Nơi ở là không gian của riêng em nên không cần phải sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Em có suy nghĩ như thế nào với ý kiến trên?

  • A. Không đồng tình
  • B. Đồng tình
  • C. Không có ý kiến
  • D. Đó là suy nghĩ đúng đắn.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo