Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTN 6 kết nối tri thức kì I (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ở nhà bạn Hoa nấu ăn rất ngon, được các thành viên trong nhà

  • A. khen ngợi và trân trọng khả năng của Hoa
  • B. không cho Hoa nấu ăn
  • C. không thích những món Hoa nấu
  • D. phê bình vì đáy không phải khả năng tốt.

Câu 2: Đâu không phải là khả năng của em có thể làm tốt?

  • A. nấu ăn ngon
  • B. cắm hoa
  • C. trêu trọc bạn
  • D. chơi đàn hay.

Câu 3: Dựa vào hiểu biết về giá trị và cách xác định giá trị, em hãy cho biết giá trị của em là gì?

  • A. Điều em cho quan trọng đối với mình
  • B. Điều em cho là quý giá với bản thân mình.
  • C. Điều chi phối việc làm và lời nói của mình
  • D. Tất cả những điều trên.

Câu 4: Hằng ngày, em có thể làm được những việc:

  • A. hoà giải mâu thuẫn giữa các bạn
  • B. làm đồ chơi
  • C. làm hoa, đồ chơi
  • D. tất cả những việc làm trên.

Câu 5: Điều gì em cho là quý giá phải bảo vệ, giữ gìn và theo đuổi?

  • A. Trách nhiệm và ước mơ.
  • B. Những gì mình yêu thích
  • C. Tính cách riêng của bản thân
  • D. Khả năng của bản thân.

Câu 6: Hành vi nào sau đây thể hiện đức tính thật thà?

  • A. Bạn H thường xuyên chép bài của bạn trong giờ kiểm tra
  • B. Bạn H không nhận thành quả nếu như không phải của mình
  • C. Bạn H nhặt được ví ở sân trường nhưng không nói cho ai biết.
  • D. Bạn H hay nói dối quanh với bố mẹ, thầy cô.

Câu 7: Luôn giữ cơ thể, mái tóc sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp với khuôn mặt, thể hiện:

  • A. suy nghĩ
  • B. tính cách
  • C. chăm sóc dáng vẻ bề ngoài
  • D. cách ứng xử

Câu 8: Em tích cực tham gia các hoạt đông tập thể, thể hiện đức tính:

  • A. thật thà
  • B. khiêm tốn
  • C. vui vẻ
  • D. nhiệt tình

Câu 9: Tác phong nhanh nhẹn, đĩnh đạc, tự tin,…thể hiện:

  • A. tính cách của bản thân
  • B. cách ứng xử
  • C. chăm sóc dáng vẻ bề ngoài
  • D. suy nghĩ của bản thân

Câu 10: Em thường có hành vi ứng xử với mọi người rất tươi cười, vui vẻ, sẵn sàng chia sẻ với mọi người, thể hiện đức tính:

  • A. vui vẻ, thân thiện
  • B. tôn trọng mọi người
  • C. thật thà
  • D. kiêm tốn

Câu 11: Cách nào sau đây không phải là chăm sóc dáng vẻ bên ngoài phù hợp với lứa tuổi?

  • A. Mặc quần áo, trang phục sạch sẽ, phù hợp với hoạt động
  • B. Tác phong chậm chạp
  • C. Tư thế ngồi đi đứng đúng tư thế
  • D. Luôn giữ cơ thể, mái tóc sạch sẽ, gọn gàng

Câu 12: Bản thân có những thói quen chưa tích cực còn tồn tại, cần rèn luyện và khắc phục như thế nào?

  • A. Rút kinh nghiệm trong sinh hoạt hằng ngày.
  • B. Nghĩ đến hậu quả trước khi hành động
  • C. Không giải quyết vấn đề theo cảm tính
  • D. Rèn luyện tất cả các biện pháp trên.

Câu 13:  Khi đến trường cần:

  • A. mặc đồng phục, đầu tóc phù hợp.
  • B. mặc váy ngăn, quần rách
  • C. tóc dài, nhuộm nhiều màu
  • D. Đi lại tự tin.

Câu 14: Có nhiều thay đổi theo thời gian, chúng ta cần:

  • A. nhận thức được sự phát triển của bản thân
  • B. không thay đổi những thói quen xấu đã có
  • C. không biết yêu quý bản thân mình
  • D. Không điều chỉnh bản thân ở môi trường mới.

Câu 15:  Khi lựa chọn trang phục, cần:

  • A. chỉ lựa những gam màu sáng
  • B. chỉ lựa gam màu tối
  • C. phù hợp với lứa tuổi và vóc dáng cơ thể
  • D. mặc theo mốt.

Câu 16: Việc làm nào sau đây thể hiện mình đã lớn hơn trong cuộc sống hằng ngày?

  • A. Tranh giành đồ chơi với em nhỏ.
  • B. Cố chấp bảo vệ ý kiến cá nhân
  • C. Tự giác học tập
  • D. Ganh tị với bạn.

Câu 17:  Khi lựa chọn trang phục, cần:

  • A. chỉ lựa những gam màu sáng
  • B. chỉ lựa gam màu tối
  • C. phù hợp với lứa tuổi và vóc dáng cơ thể
  • D. mặc theo mốt.

Câu 18: Việc làm nào sau đây không góp phần xây dựng và phát huy truyền thống nhà trường?

  • A. học tập chuyên cần
  • B. thân thiện với bạn bè
  • C. vứt rác bừa bãi
  • D. kính trong thầy cô giáo.

Câu 19: Dấu hiệu nhận biết hiện tượng sóng thần:

  • A. Hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng xảy ra trơng thời gian dài, không có mưa
  • B. Tia chớp, sét chạy ngoằn ngoèo kèm theo tiếng sấm nổ rền vang, gió thổi mạnh và mưa to.
  • C. Sóng biển rất to, cao đến hàng chục mét do động đất ngầm dưới biển gây ra.
  • D. Rung động đất mà có thể cảm nhận được, các trận động đất lớn làm phá huỷ nhà cửa, thiệt hại đến tính mạng con người.

Câu 20: Em đã làm gì để góp phần phát huy truyền thống của nàh trường?

  • A. Không tham giác các hoạt động của trường
  • B. Học tập còn chưa tập trung
  • C. Không tham gia phong trào văn nghệ của trường
  • D. Tích cực tham gia phong trào thể dục thể thao.

Câu 21: Em tìm hiểu thời gian xảy ra bão và cấp độ của bão bằng cách nào là chính xác nhất?

  • A. Theo dõi dự bão thời tiết trên tivi hoặc đài
  • B. Tìm hiểu thông tin trên các trang mạng
  • C. Tìm hiểu qua bạn bè ở lớp
  • D. Tìm hiểu qua mọi người xung quanh

Câu 22: Cần phải làm gì để đóng góp xây dựng và phát huy truyền thống nàh trường.

  • A. không đi học đầy đủ
  • B. tích cực tham gia các hoạt động
  • C. Lôi kéo các bạn không tham gia các hoạt động
  • D. Thờ ơ với các hoạt động nhà trường tổ chức.

Câu 23: Khi bão xảy ra,  biện pháp nào sau đây không đảm bảo an toàn cho bản thân?

  • A. Kiểm tra và ngắt các thiết bị điện.
  • B. Nếu đang ở ngoài tìm chỗ trú ẩn an toàn
  • C. Nếu đang ở nhà cần đóng chặt cửa và ở trong nhà
  • D. Đứng gần cây cối to, cột điện và sử dụng điện thoại để liên lạc.

Câu 24: Khi mâu thuẫn và gặp vấn đề khúc mắc với bạn, em sẽ làm gì?

  • A. giải quyết một cách ép buộc, cho xong
  • B. giải quyết và nói chuyện một cách thiện chí
  • C. không chơi với bạn nữa
  • D. nói xấu bạn đó với các bạn khác.

Câu 25: Khi có hiện tượng động đất, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ bản thân?

  • A. Vẫn tiếp tục ở trong nàh cho an toàn.
  • B. Di chuyển ra khỏi nhà
  • C. Nhanh chóng di chuyển đến những nơi an toàn để ẩn nấp
  • D. Chạy đến nơi có toà nàh cao tầng

Câu 26: Khi bị bạn rủ rê, lôi kéo làm những việc không nên làm em sẽ 

  • A. kiên định từ chối
  • B. cùng bạn tham gia
  • C. rủ các bạn khác cùng tham gia
  • D. coi như không có chuyện gì.

Câu 27: Khi đang ở nhà có dông, sét, em sẽ làm gì?

  • A. Vẫn tiếp tục di chuyển nhanh chóng ra đường.
  • B. Không sử dụng điện thoại và ngắt các thiết bị điện
  • C. Sử dụng các thiết bị điện.
  • D. Nhanh chóng di chuyển ra ngoài để thu dọn

Câu 28: Khi gặp vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè chúng ta cần :

  • A. cùng bạn giải quyết những vấn đề khúc mắc
  • B. gặp bạn nói chuyện chân thành và thẳng thắn
  • C. lắng nghe bạn nói và đặt mình vào vị trí của bạn để hiểu.
  • D. làm tất cả những việc trên.

Câu 29: Khi đang đi đường có dông, sét, em sẽ làm gì?

  • A. Vẫn tiếp tục di chuyển nhanh chóng trên đường.
  • B. Trú ẩn tại các khu vực có cột điện
  • C. Trú ẩn tại các khu vực có cây cối to gần nhất
  • D. Nhanh chóng di chuyển đến nơi có nàh cửa để trú ẩn

Câu 30: Em đã học được từ các bạn trong việc thay đổi bản thân cho phù hợp với môi trường học tập mới như thế nào?

  • A. Phương pháp học các môn học mới.
  • B. Trêu trọc bạn để làm quen với bạn
  • C. Không cần học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị lướp trên.
  • D. Duy trì thói quen học tập cũ.

Câu 31: Góc học tập dùng để làm gì?

  • A. Cất giữ sách vở
  • B. Cất giữ đồ dùng học tập
  • C. Ngồi học tập hằng ngày
  • D. Tất cả các tác dụng trên.

Câu 32: Em đã làm gì để thích nghi với môi trường học tập mới?

  • A. Chỉ chơi với những bạn đã biết từ Tiểu học.
  • B. Lo sợ, chưa chủ động làm quen với bạn và thầy cô giáo mới
  • C. Học theo phương pháp học đã có sẵn từ Tiểu học
  • D. Lập thời gian biểu và kế hoạch rèn luyện

Câu 33: Vật nào sau đây không nên để ở góc học tập:

  • A. Sách vở
  • B. Bút, thước kẻ
  • C. Cặp sách
  • D. Đồ chơi

Câu 34:  Việc làm nào học sinh lớp 6 không nên làm ở môi trường học tập mới?

  • A. Chủ động làm quen thầy cô, bạn bè mới.
  • B. Xín ý kiến tư vấn của cán bộ tư vấn học đường
  • C. Duy trì thói quen cũ dù không hiệu quả với môi trường mới.
  • D. Vượt qua rào cản tâm lí, chủ động thích nghi với môi trường mới.

Câu 35: Bạn Hoa thường xuyên ngồi học ở bàn ăn vì góc học tập của bạn để rất nhiều sách vở. Vậy theo em bạn Hoa nên làm như thế nào?

  • A. Vẫn ngồi ở bàn ăn để đi lại cho tiện
  • B. Cần sắp xếp sách vở ngăn nắp và ngồi học ở góc học tập để tập trung hơn.
  • C. Để sách vở xuống giường ngủ để lấy chỗ ngồi học
  • D. Bỏ bớt sách vở, đồ dùng học tập đi.

Câu 36: Việc làm nào sau đây nên làm với bạn bè mới?

  • A. Tự cao, chỉ chơi với bạn học giỏi.
  • B. Không vui khi bạn được khen thưởng
  • C. Giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn
  • D. Không chia sẻ, cảm thông khi bạn gặp khó khăn.

Câu 37: Sắp xếp đồ dùng cá nhân làm mất thời gian của em nên chỉ để vật dụng cá nhân sao cho tiện sử dụng. Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên?

  • A. Không có ý kiến
  • B. Không đồng ý 
  • C. Đồng ý
  • D. Việc làm khoa học

Câu 38: Khi có mâu thuẫn với bạn em cần làm gì?

  • A. Tìm hiểu nguyên nhân, nếu mình có lỗi thì chủ động xin lỗi bạn.
  • B. Không chơi với bạn nữa vì cho rằng mình luôn đúng.
  • C. Nói xấu bạn với người khác và không chơi với bạn nữa.
  • D. Không tìm hiểu và mặc định bạn là người sai.

Câu 39: Mỗi chúng ta hiểu rõ ý nghĩa của việc sắp xếp nơi sinh hoạt cá nhân để:

  • A. mất thời gian sắp xếp đồ dùng
  • B. tốn thêm diện tích để sắp xếp đồ dùng cá nhân
  • C. đồ dùng cá nhân tuỳ ý cho tiện sử dụng
  • D. bố trí, sắp xếp nơi ở của mình cho gọn gàng, ngăn nắp.

Câu 40: Việc làm nào sau đây nên làm với thầy cô:

  • A. Tôn trọng, lễ phép với thầy cô.
  • B. Tránh mặt để không phải chào hỏi thầy cô,
  • C. Thiếu lễ phép với thầy cô.
  • D. Tỏ thái độ không vui vẻ và tiếp thu khi thầy cô góp ý.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều