Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 9 Cánh diều Ôn tập chương 2: Địa lí các ngành kinh tế (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 cánh diều Ôn tập chương 2: Địa lí các ngành kinh tế (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

 

Câu 1: Một số vùng cao nguyên rộng lớn ở nước ta là:

  • A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
  • C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
  • D. Tây Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.

Câu 2: Cây lương thực ở nước ta bao gồm:

  • A. lúa, ngô, khoai, sắn.
  • B. lạc, khoai, sắn, mía.
  • C. lúa, ngô, đậu tương, lạc.
  • D. mía, đậu tương, khoai, sắn.

Câu 3: Loại rừng nào dưới đây thuộc rừng sản xuất?

  • A. Các dải rừng ngập mặn ven biển.
  • B. Khu dự trữ thiên nhiên.
  • C. Rừng gỗ thông nhựa.
  • D. Các vườn quốc gia.

Câu 4: Ở nước ta, vùng nào có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn?

  • A. Vùng biển ven các đảo, vũng vịnh.
  • B. Bãi triều, đầm phá ven biển.
  • C. Sông, suối, ao, hồ.
  • D. Khu vực rừng ngập mặn.

Câu 5: Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp là gì?

  • A. Dân cư và nguồn lao động; khí hậu; nguồn nước; địa hình.
  • B. Địa hình và đất; khí hậu; nguồn nước; sinh vật.
  • C. Thị trường tiêu thụ; địa hình và đất; sinh vật.
  • D. Khí hậu; cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ; nguồn nước.

Câu 6: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây lúa ở nước ta là:

  • A. đất feralit, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và nguồn nước dồi dào.
  • B. đất phù sa, khí hậu có nhiều thiên tai và nguồn nước dồi dào.
  • C. đất feralit, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và mùa khô thiếu nước.
  • D. đất phù sa, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và nguồn nước dồi dào.

Câu 7: Nền nông nghiệp nước ta có tính chất nhiệt đới không phải do:

  • A. Sự đa dạng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • B. Tài nguyên đất và tài nguyên khí hậu phong phú.
  • C. Nguồn nước và tài nguyên sinh vật dồi dào.
  • D. Người lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất.

Câu 8: Ý nghĩa chủ yếu của kinh tế trang trại đối với nông nghiệp nước ta là:

  • A. sử dụng hợp lí tài nguyên vào phát triển sản xuất.
  • B. từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.
  • C. thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
  • D. góp phần vào việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.

Câu 9: Việc áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng là do có sự phân hoá chủ yếu của các điều kiện nào?

  • A. Khí hậu, nguồn nước.
  • B. Địa hình và đất trồng.
  • C. Đất trồng, độ ẩm và nguồn nước.
  • D. Khí hậu và đất trồng.

Câu 10: Mô hình sản xuất đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển cao ở nước ta là gì?

  • A. Hợp tác xã.
  • B. Kinh tế hộ gia đình.
  • C. Kinh tế trang trại.
  • D. Sản xuất V.A.C.

Câu 11: Thế nào là nông nghiệp xanh?

  • A. Nền nông nghiệp sản xuất áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ sử dụng hợp lí, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội,...
  • C. Hệ thống tự động hóa làm giảm nhân công, tự động biết nhu cầu của cây để cung cấp, nước, chất dinh dưỡng cho cây.
  • D. Sử dụng những phương pháp cho phép tái tạo và giữ gìn hệ sinh thái như trồng rừng, không làm đất (cày bừa), trồng đa canh, thuận theo tự nhiên,...

Câu 12: Đâu không phải là thuận lợi của mô hình kinh tế trang trại đem lại?

  • A. Đẩy mạnh xuất khẩu lúa, gạo.
  • B. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
  • C. Giải quyết việc làm.
  • D. Tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Câu 13: Nền nông nghiệp hiện đại ra đời nhằm mục đích nào sau đây?

  • A. Tạo ra số lượng nông sản ngày càng lớn hơn.
  • B. Khắc phục những khó khăn trong sản xuất.
  • C. Loại bỏ ảnh hưởng của tự nhiên với sản xuất.
  • D. Hình thành các vùng quảng canh rộng lớn.

Câu 14: Ngành công nghiệp nào dưới đây là ngành công nghiệp trọng điểm?

  • A. Đóng tàu, ô tô.
  • B. Luyện kim.
  • C. Năng lượng.
  • D. Khai thác, chế biến lâm sản.

Câu 15: Khoáng sản phi kim loại là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp:

  • A. năng lượng.
  • B. hóa chất.
  • C. luyện kim.
  • D. vật liệu xây dựng.

Câu 16: Cơ cấu ngành công nghệ dệt, sản xuất trang phục nước ta đa dạng, gồm hai ngành chính là:

  • A. thủ công mĩ nghệ và dệt.
  • B. đúc đồng và sản xuất giày, dép.
  • C. dệt và sản xuất trang phục.
  • D. sản xuất trang phục và giày, dép, túi xách.

Câu 17: Tính đến năm 2021, công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính chiếm bao nhiêu giá trị sản xuất công nghiệp cả nước?

  • A. 23,5%.
  • B. 25,3%.
  • C. 32,5%.
  • D. 35,2%.

Câu 18: Đâu không phải đặc điểm về công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm ở nước ta?

  • A. Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm ngày càng đa dạng.
  • B. Thay đổi quy trình sản xuất, không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng sản phẩm.
  • C. Ngành công nghiệp mới, có tốc độ phát triển chậm ở nước ta.
  • D. Phát triển khá sớm, gắn liền với nhu cầu sản xuất cơ bản của người dân.

Câu 19: Ngành nào sau đây có quan hệ chặt chẽ với công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?

  • A. Công nghiệp.
  • B. Dịch vụ.
  • C. Nông nghiệp.
  • D. Du lịch.

Câu 20: Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta có thế mạnh nổi bật về ngành công nghiệp nào sau đây?

  • A. Sản xuất hàng tiêu dùng.
  • B. Dầu khí.
  • C. Thủy điện.
  • D. Hóa chất.

Câu 21: Ngành công nghiệp nước ta tiếp tục được đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ chủ yếu nhằm:

  • A. nâng cao về chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
  • B. phù hợp tình hình phát triển thực tế của đất nước.
  • C. đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  • D. đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Câu 22: Quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam (năm 2021) và cho biết trung tâm công nghiệp có quy mô nhỏ ở nước ta:

  • A. Cà Mau, Mỹ Tho, Quy Nhơn, Sơn La, Thanh Hóa.
  • B. Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Thanh Hóa.
  • C. Hà Nội, Dung Quất, Buôn Ma Thuộc, Vũng Tàu, Thuận An.
  • D. Cà Mau, Hà Giang, Lạng Sơn, Mộc Châu, Cần Thơ.

Câu 23: Các nhà máy nhiệt điện nào sau đây chạy bằng khí đốt?

  • A. Phú Mĩ và Cà Mau.
  • B. Hiệp phước và Na Dương.
  • C. Thủ Đức và Uông Bí.
  • D. Hiệp Phước và Thủ Đức.

Câu 24: Một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?

  • A. Hình thành các vùng công nghiệp.
  • B. Xây dựng các khu công nghiệp.
  • C. Phát triển các trung tâm công nghiệp.
  • D. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Câu 25: Các ngành nông nghiệp, công nghiệp được cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất là nhờ:

  • A. dịch vụ cộng đồng.
  • B. ngân hàng, tài chính.
  • C. bưu chính viễn thông.
  • D. giao thông vận tải.

Câu 26: Hai thành phố nào được nối với nhau bằng đường sắt?

  • A. Hải Phòng - Hạ Long.
  • B. Hà Nội - Hà Giang.
  • C. Đà Lạt - Đà Nẵng.
  • D. Hà Nội - Thái Nguyên.

Câu 27: Hoạt động vận tải biển của nước ta được đẩy mạnh là do:

  • A. nhu cầu du lịch quốc tế của người dân.
  • B. bờ biển thuận lợi xây dựng hải cảng.
  • C. mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.
  • D. tăng cường hợp tác văn hóa, giáo dục.

Câu 28: Năm 2021, cả nước có bao nhiêu cảng hàng không dân dụng?

  • A. 11 cảng hàng không dân dụng.
  • B. 16 cảng hàng không dân dụng.
  • C. 20 cảng hàng không dân dụng.
  • D. 22 cảng hàng không dân dụng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác