Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 9 Cánh diều Ôn tập Chủ đề chung

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 cánh diều Ôn tập Chủ đề chung có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

 

Câu 1: Nội dung nào dưới đây là định nghĩa đúng về đô thị?

  • A. Vùng sinh sống và làm việc chung của cộng đồng dân cư, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
  • B. Khu vực tập trung đông dân cư sinh sống, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp.
  • C. Khu vực tập trung đông dân cư sinh sống, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dầu khí.
  • D. Khu vực tập trung đông dân cư sinh sống và làm việc, hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.

Câu 2: Đô thị bao gồm:

  • A. bản, làng, thôn, ấp.
  • B. làng, thị trấn, ấp.
  • C. thôn, xóm, thị xã, thành phố.
  • D. thị trấn, thị xã, thành phố.

Câu 3: Tính đến năm 2021, tỉ lệ dân thành thị nước ta là bao nhiêu?

  • A. 35,5%.
  • B. 30,8%.
  • C. 37,1%.
  • D. 39,7%.

Câu 4: Đâu không phải là những tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị hóa?

  • A. Quá tải cho cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật.
  • B. Gây ô nhiễm môi trường.
  • C. Mất đi những làng quê giàu giá trị văn hóa truyền thống.
  • D. Mở cửa hội nhập và toàn cầu hóa.

Câu 5: Tác động của đô thị hóa đối với sự phát triển xã hội là gì?

  • A. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
  • B. Có khả năng tạo chênh lệch thu nhập, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng.
  • C. Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng.
  • D. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút vốn đầu tư trong và nước ngoài.

Câu 6: Ý nghĩa của đô thị đối với phát triển trung tâm chính trị - văn hóa - giáo dục là gì?

  • A. Cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của các địa phương trong vùng.
  • B. Làm thay đổi cơ cấu ngành nghề, góp phần làm tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống người dân trong vùng.
  • C. Tạo động lực phát triển kinh tế vùng.
  • D. Tăng tính liên kết trong hoạt động sản xuất, trao đổi, buôn bán giữa các địa phương trong vùng.

Câu 7: Thế nào là siêu đô thị (megacity)?

  • A. Các khu vực đô thị có dân số từ 2 - 4 triệu.
  • B. Các khu vực đô thị có dân số hơn 10 triệu.
  • C. Các khu vực đô thị có dân số dưới 5 triệu.
  • D. Các khu vực đô thị có dân số từ 10 - 15 triệu.

Câu 8: Tính đến năm 2030, sẽ có 41 siêu đô thị, trong đó xuất hiện ở các quốc gia:

  • A. phát triển.                                                  
  • B. mũi nhọn kinh tế.
  • C. đi đầu về công nghệ.                       
  • D. đang phát triển.

Câu 9: Đặc điểm làng xưa ở vùng châu thổ sông Hồng là:

  • A. nhà mái ngói, cổng làng, đình làng.
  • B. nhà ống, nhà mái ngói, nhà sàn.
  • C. cổng làng, đình làng, chùa làng.
  • D. cổng làng, đình làng, nhà ven sông.

Câu 10: Loại hình dân ca, sân khấu truyền thống vùng châu thổ sông Hồng là

  • A. Các điệu lí.                                      
  • B. Quan họ, hát xoan, chèo.
  • C. Đờn ca tài tử.                                  
  • D. Hò.

Câu 11: Hà Nội nổi tiếng với nghề thủ công truyền thống nào?

  • A. Thêu ren Văn Lâm.
  • B. Gốm Bát Tràng.
  • C. Tranh Đông Hồ.
  • D. Gốm Chu Đậu.

Câu 12: Biến đổi khí hậu làm số ngày nắng nóng trung bình năm ở hai vùng châu thổ có xu hướng:

  • A. giảm nhẹ và giảm số lượng các đợt hạn.
  • B. tăng nhanh và tăng số lượng các đợt hạn.
  • C. tăng nhẹ và giảm số lượng các đợt hạn.
  • D. giảm nhanh và biến động theo mùa.

Câu 13: Đâu không phải là tác động của biến đổi khí hậu đối với xã hội?

  • A. Dịch bệnh gia tăng, tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.
  • B. Làm mất địa bàn cư trú của người dân ven biển.
  • C. Thiếu nguồn nước và năng lượng cung cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp.
  • D. Gây thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Câu 14: Theo Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2020, nếu nhiệt độ tăng dẫn tới hậu quả gì?

  • A. Thời gian khô hạn kéo dài, từ 5 - 9 tháng.
  • B. Vụ đông ở miền Bắc bị rút ngắn lại, thậm chí không có vụ đông.
  • C. Miền Bắc chỉ có hai mùa là mùa khô và mùa mưa.
  • D. Khả năng ngập lụt giảm.

Câu 15: Để ứng phó với biến đổi khí hậu ở hai vùng châu thổ, cần thực hiện song song hai biện pháp nào?

  • A. Giảm nhẹ với biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • B. Chặt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi.
  • C. Trồng và chăm sóc cây xanh.
  • D. Sử dụng hợp lí nguồn điện, nước.

Câu 16: Theo Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2020, nếu mực nước biển dâng 1m sẽ dẫn tới hậu quả gì?

  • A. Giao thông vận tải ở châu thổ sông Hồng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất cả nước.
  • B. Giao thông vận tải ở châu thổ sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất cả nước.
  • C. Giao thông vận tải ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long bị ảnh hưởng nặng nề.
  • D. Giao thông vận tải biển bị kìm hãm, kim ngạch xuất khẩu giảm.

Câu 17: Để thích ứng biến đổi khí hậu ở vùng châu thổ sông Cửu Long cần làm gì?

  • A. Xây dựng hệ thống bờ ao, chống sạt lở bờ sông, biển.
  • B. Điều tiết nguồn nước từ các công trình thủy điện ở thượng lưu.
  • C. Hạn chế phát thải công nghiệp.
  • D. Thay đổi thời vụ sản xuất (vụ đông).

Câu 18: Biển Đông nằm ở:

  • A. phía Đông Việt Nam.            
  • B. phía Tây Việt Nam.
  • C. phía Nam Việt Nam.                       
  • D. phía Bắc Việt Nam.

Câu 19: Theo công ước về Luật biển quốc tế 1982, biển Việt Nam gồm các vùng nào?

  • A. Nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
  • B. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
  • C. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
  • D. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển quốc

Câu 20: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh của Biển Đông đối với Việt Nam?

  • A. Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.
  • B. Góp phần bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ.
  • C. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.
  • D. Là địa bàn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 21: Bằng chứng thuyết phục và có giá trị pháp lí quốc tế cao khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa là

  • A. Bản đồ vẽ hình thể phủ Quảng Ngãi trong tập Thiên hạ bản đồ.
  • B. Tấm bản đồ số 106 mang tên Pa-ti đờ la Cô-chin-sin.
  • C. Bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.
  • D. Bản đồ Quảng Nam tam phủ cửu huyện.

Câu 22: Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam rộng bao nhiêu hải lý?

  • A. 8 hải lý.             
  • B. 10 hải lý.           
  • C. 12 hải lý.           
  • D. 14 hải lý.

Câu 23: Việc khẳng định chủ quyền của nước ta với một hòn đảo dù rất nhỏ có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?

  • A. Tạo cơ sở để mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh tế biển.
  • B. Tạo căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới.
  • C. Tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
  • D. Tạo cơ sở khẳng định chủ quyền với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

Câu 24: Quan sát thư dịch sau: “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ 6 tháng, đi bằng năm chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển ban đêm thì đến đảo ấy (tức đảo Hoàng Sa)”.

Cho biết câu nói trên của ai?

  • A. Trần Quốc Toản.                             
  • B. Quốc sứ quán Triều Nguyễn.
  • C. Mai An Tiêm.                                  
  • D. Lê Quý Đôn.

Câu 25: Vì sao việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng?

  • A. Mang lại hiệu quả cao về KTXH, bảo vệ tài nguyên sinh vật ven bờ.
  • B. Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo, vùng biển và thềm lục địa xung quanh.
  • C. Tăng sản lượng đánh bắt, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế địa phương.
  • D. Giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác