Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 7 kết nối tri thức học kì II (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 kết nối tri thức học kì 2 (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Quốc gia nào có tỉ lệ dân thành thị cao nhất ở Trung và Nam Mỹ?

  • A. Bra-xin.
  • B. Mê-hi-cô.
  • C. Ac-hen-ti-na.
  • D. Vê-nê-du-ê-la.

Câu 2: Châu lục nào có gió bão nhiều nhất thế giới?

  • A. Châu Đại Dương.
  • B. Châu Nam Cực.
  • C. Châu Phi.
  • D. Châu Á.

Câu 3: Vùng đảo châu Đại Dương nằm ở đâu?

  • A. Trung tâm Thái Bình Dương.
  • B. Trung tâm Đại Tây Dương.
  • C. Trung tâm Ấn Độ Dương.
  • D. Trung tâm Bắc Băng Dương.

Câu 4: Chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mỹ là kiểu khí hậu

  • A. Cận nhiệt đới.
  • B. Ôn đới.
  • C. Hoang mạc.
  • D. Hàn đới.

Câu 5: Cối xay chạy bằng sức gió là hình ảnh điển hình cho nước nào ở châu Âu?

  • A. Nước Anh.
  • B. Nước Pháp.
  • C. Nước Đức.
  • D. Nước Hà Lan.

Câu 6: Người dân vùng cực thắp sáng bằng

  • A. Dầu hoả.
  • B. Xăng.
  • C. Mỡ các loài động vật.
  • D. Khí đốt.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây của khí hậu châu Nam Cực?

  • A. Châu lục nóng nhất thế giới.
  • B. Châu lục lạnh nhất thế giới.
  • C. Châu lục khô nhất thế giới.
  • D. Châu lục lạnh và khô nhất thế giới.

Câu 8: Trung và Nam Mỹ dẫn đầu về sự phát triển nào?

  • A. Kinh tế.
  • B. Dân số.
  • C. Đô thị.
  • D. Di dân.

Câu 9: Tại sao đồng bằng Trung tâm Ô-xtrây-li-a không có người sinh sống?

  • A. Địa hình thấp, trũng.
  • B. Khí hậu khô hạn.
  • C. Khoáng sản nghèo nàn.
  • D. Nhiều núi lửa đang hoạt động.

Câu 10: Những nước nào có khí hậu địa trung hải?

  • A. Các nước Bắc Âu.
  • B. Các nước Tây Âu.
  • C. Các nước Đông Âu.
  • D. Các nước Nam Âu.

Câu 11: Vị trí địa lí ảnh hưởng thế nào đến khí hậu của châu Nam Cực?

  • A. Khí hậu lạnh giá.
  • B. Khí hậu khô nóng.
  • C. Nhận được nhiều ánh sáng.
  • D. Có đầy đủ 4 mùa trong năm.

Câu 12: Châu Nam Cực nằm trong khoảng vị trí nào?

  • A. Phía nam vòng cực Nam.
  • B. Phía Bắc vòng cực Bắc.
  • C. Phía bắc vòng cực Nam.
  • D. Phía Nam vòng cực Bắc.

Câu 13: Băng ở châu Nam Cực bị tan sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đất như thế nào?

  • A. Không ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế của con người.
  • B. Ảnh hưởng rất nhỏ đến các hoạt động kinh tế của con người.
  • C. Nước biển và đại dương dâng cao, làm ngập nhiều vùng ở ven biển.
  • D. Các châu lục trên thế giới đều chìm trong nước.

Câu 14: Vùng đảo châu Đại Dương gồm 4 khu vực là

  • A. Mi-crô-nê-đi, Pô-li-nê-đi và Niu Di-len.
  • B. Mê-la-nê-di, Mi-crô-nê-đi, Ha-oai và Niu Di-len.
  • C. Mê-la-nê-di, Mi-crô-nê-đi, Pô-li-nê-đi và Niu Oóc.
  • D. Mê-la-nê-di, Mi-crô-nê-đi, Pô-li-nê-đi và Niu Di-len.

Câu 15: Châu Nam Cực hiện nay thuộc chủ quyền của quốc gia

  • A. Hoa Kỳ.
  • B. Liên bang Nga.
  • C. Của 12 quốc gia kí hiệp ước Nam Cực ngày 1/12/1959.
  • D. Là tài sản chung của toàn nhân loại.

Câu 16: Lục địa Nam Cực được phát hiện ra khi nào?

  • A. Năm 1820.
  • B. Năm 1911.
  • C. Năm 1957.
  • D. Năm 1492.

Câu 17: Khoáng sản nào ở châu Đại Dương có trữ lượng chiếm tới 1/3 trữ lượng thế giới

  • A. Niken.
  • B. Bôxít.
  • C. Vàng.
  • D. Sắt.

Câu 18: Kinh tuyến 100$^{o}$T Bắc Mỹ là ranh giới của

  • A. Dãy núi Cooc-đi-e với vùng đồng bằng Trung tâm.
  • B. Vùng đồng bằng Trung tâm với dãy núi A-pa-lat.
  • C. Dãy núi Cooc-đi-e với dãy núi A-pa-lat.
  • D. Dãy núi A-pa-lat với đại dương Đại Tây Dương.

Câu 19: Địa hình Bắc Mỹ theo thứ tự từ Đông sang Tây, lần lượt, có

  • A. Núi trẻ, núi cổ, đồng bằng lớn.
  • B. Đồng bằng lớn, núi trẻ, núi cổ.
  • C. Núi cổ, đồng bằng lớn, núi trẻ.
  • D. Núi trẻ, đồng bằng lớn, núi cổ.

Câu 20: Nước không nằm trên bán đảo Xcan-đi-na-vi là

  • A. Na Uy.
  • B. Thụy Điển.
  • C. Phần Lan.
  • D. Ai-xơ-len.

Câu 21: Những nước nào có khí hậu ôn đới hải dương?

  • A. Các nước Bắc Âu.
  • B. Các nước Tây Âu.
  • C. Các nước Đông Âu.
  • D. Các nước Nam Âu.

Câu 22: Loài động vật không sống ở Nam Cực là

  • A. Chim cánh cụt.
  • B. Hải cẩu.
  • C. Gấu trắng.
  • D. Đà điểu.

Câu 23: Biểu hiện nào của biến đổi khí hậu gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại?

  • A. Nước biển dâng.
  • B. Băng tan.
  • C. Biến đổi khí hậu.
  • D. Mất đa dạng sinh học.

Câu 24: Vành đai lửa Thái Bình Dương là nơi

  • A. Rất giàu có về tài nguyên khoáng sản.
  • B. Thường xuyên có động đất, núi lửa phun trào.
  • C. Phát triển kinh tế năng động nhất thế giới.
  • D. Giàu tài nguyên sinh vật, thủy sản nhất thế giới.

Câu 25: Những nước nào có khí hậu ôn đới lục địa?

  • A. Các nước Bắc Âu.
  • B. Các nước Tây Âu.
  • C. Các nước Đông Âu.
  • D. Các nước Nam Âu.

Câu 26: Thời tiết không lạnh lắm và mưa vào thu - đông là đặc điểm của môi trường

  • A. Ôn đới hải dương.
  • B. Ôn đới lục địa.
  • C. Địa trung hải.
  • D. Núi cao.

Câu 27: Toàn bộ đồng bằng Pam-pa là

  • A. Một thảo nguyên rộng mênh mông.
  • B. Một đồng bằng nông nghiệp trù phú.
  • C. Một cách đồng lúa mì mênh mông.
  • D. Một cánh đồng hoa quả nhiệt đới rộng lớn.

Câu 28: Vùng đất Bắc Mĩ thường bị các khối khí nóng ẩm xâm nhập gây bão, lũ lớn là

  • A. Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô.
  • B. Miền núi phía tây.
  • C. Ven biển Thái Bình Dương.
  • D. Khu vực phía bắc Hồ Lớn.

Câu 29: Người bản địa chiếm bao nhiêu % dân số châu lục?

  • A. 20%.
  • B. 30%.
  • C. 40%.
  • D. 45%.

Câu 30: Các khoáng sản chính của châu Đại Dương là

  • A. Boxit, niken, sắt, than đá, dầu mỏ.
  • B. Boxit, dầu mỏ, vàng, đồng, apatit.
  • C. Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, đồng, manga.
  • D. Sắt, niken, đồng, sắt, apatit, kim cương.

Câu 31: Môi trường ôn đới lục địa có đặc điểm

  • A. Mùa đông kéo dài và có tuyết phủ, mùa hạ nóng và có mưa.
  • B. Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm.
  • C. Mùa đông không lạnh lắm và có mưa, mùa hạ nóng và khô.
  • D. Có mưa lớn sườn đón gió, thực vật thay đổi theo độ cao.

Câu 32: Trong các hòn đảo của châu Đại Dương dưới đây, hòn đảo nào có diện tích lớn nhất?

  • A. Ta-xma-ni-a.
  • B. Niu Ghi-nê.
  • C. Niu Di-len.
  • D. Ma-ria-na.

Câu 33: Ở eo đất Trung Mỹ và quần đảo Ăng-ti có rừng

  • A. Xích đạo.
  • B. Cận xích đạo.
  • C. Rừng rậm nhiệt đới.
  • D. Rừng ôn đới.

Câu 34: Càng về phía Nam của môi trường ôn đới lục địa, lần lượt có rừng

  • A. Lá kim, lá rộng, hỗn giao và thảo nguyên.
  • B. Lá kim, hỗn giao, lá cứng và thảo nguyên.
  • C. Lá cứng, hỗn giao, thảo nguyên và lá rộng.
  • D. Thảo nguyên, lá kim, lá cứng và hỗn giao.

Câu 35: Nam Đại Dương được công nhận là đại dương thứ năm trên thế giới khi nào?

  • A. Tháng 6 năm 2018.
  • B. Tháng 6 năm 2019.
  • C. Tháng 6 năm 2020.
  • D. Tháng 6 năm 2021.

Câu 36: Nơi cao nhất Nam Mỹ là đỉnh A-côn-ca-goa 6960m nằm trên

  • A. Dãy núi An-dét.
  • B. Dãy Atlat.
  • C. Dãy Hi-ma-lay-a.
  • D. Dãy Cooc-di-e

Câu 37: Nước không thuộc khu vực Bắc Âu là

  • A. Ai-xơ-len.
  • B. Na Uy.
  • C. Thuỵ Điển.
  • D. Đan Mạch.

Câu 38: Vùng tập trung đông dân nhất Ôt-xtrây-li-a

  • A. Vùng trung tâm.
  • B. Vùng phía tây và tây bắc.
  • C. Vùng phía đông, đông nam và tây nam.
  • D. Vùng tây bắc và tây nam.

Câu 39: Trong số 4 con sông của châu Mỹ, con sông nào có lưu lượng lớn nhất?

  • A. Sông Cô-lô-ra-đô.
  • B. Sông Mi-xi-xi-pi.
  • C. Sông A-ma-dôn.
  • D. Sông Pa-ra-na.

Câu 40: Nước nào có mật độ dân số thấp nhất châu Đại Dương?

  • A. Pa-pua Niu Ghi-nê.
  • B. Ô-xtrây-li-a.
  • C. Va-nua-tu.
  • D. Niu Di-len.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác