Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 7 kết nối tri thức học kì II (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 kết nối tri thức học kì 2 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vị trí giới hạn của Châu Mỹ trải dài từ

  • A. từ vùng cực Bắc đến gần châu Nam cực.
  • B. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Nam.
  • C. từ chí tuyến đến vùng cực ở hai bán cầu.
  • D. từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Nam.

Câu 2: Biểu hiện nào của biến đổi khí hậu gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại?

  • A. Nước biển dâng.
  • B. Băng tan.
  • C. Biến đổi khí hậu.
  • D. Mất đa dạng sinh học.

Câu 3: Từ Bắc đến Nam Trung và Nam Mĩ lần lượt có những đới khí hậu nào?

  • A. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, núi cao.
  • B. Xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới.
  • C. Xích đạo, nhiệt đới, ôn đới, cận xích đạo. cận nhiệt.
  • D. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận xích đạo.

Câu 4: Chiều dài từ Bắc xuống Nam của lục địa Ô-xtrây-li-a là bao nhiêu km?

  • A. 3000km.
  • B. 4000km.
  • C. 5000km.
  • D. 6000km.

Câu 5: Diện tích của châu Mỹ lớn thứ mấy trên thế giới?

  • A. Thứ nhất.
  • B. Thứ hai.
  • C. Thứ ba.
  • D. Thứ tư.

Câu 6: Chất lượng dân cư ở Ô-xtrây-li-a là

  • A. Học vốn cao, tỉ lệ phổ cập giáo dục và tốt nghiệp THPT đứng hàng đầu thế giới.
  • B. Chỉ số phát triển con người ở thứ hạng cao trên thế giới và nâng cao không ngừng.
  • C. Nhiều nhà khoa học có trình độ cao.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 7: Các nguồn nhập cư có vai trò như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư Bắc Mỹ?

  • A. Đa dạng chủng tộc.
  • B. Thúc đẩy phát triển kinh tế.
  • C. Đa dạng về văn hóa.
  • D. Gia tăng dân số.

Câu 8: Đặc điểm của dân cư Ô-xtrây-li-a là

  • A. nhiều dân sinh sống, mật độ dân số cũng cao.
  • B. ít dân sinh sống, mật độ dân số cũng rất thấp.
  • C. dân số thưa thớt, mật độ dân số trung bình.
  • D. nhiều dân sinh sống, phân bố đồng đều.

Câu 9: Loài thực vật nào tiêu biểu ở châu Nam Cực?

  • A. Đồng cỏ.
  • B. Rừng thưa nhiệt đới.
  • C. Rêu, địa y, tảo, nấm.
  • D. Xa van và rừng thưa.

Câu 10: Tên gọi America (châu Mỹ) được đặt bởi

  • A. Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô.
  • B. Va-xin-mu-lo.
  • C. Ma-gien-lăng.
  • D. Đi-a-xơ.

Câu 11: Dạng địa hình lục địa Ô-xtrây-li-a là gì?

  • A. Lãnh thổ hình khối rõ rệt.
  • B. Lãnh thổ trải dài từ bắc xuống nam.
  • C. Lãnh thổ gồm: núi và sơn nguyên cao, đồ sộ.
  • D. Lãnh thổ đối xứng qua xích đạo

Câu 12: Hiện nay, nguồn nhập cư vào Bắc Mỹ chủ yếu từ

  • A. châu Phi.
  • B. châu Âu.
  • C. châu Á.
  • D. khu vực Trung và Nam Mỹ.

Câu 13: Nền văn hóa Mỹ La-tinh ra đời do đâu?

  • A. Người gốc bản địa Anh-điêng với người gốc Phi.
  • B. Người gốc Phi với người gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
  • C. Người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người gốc bản địa Anh-điêng.
  • D. Người gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người gốc Phi và người Anh-điêng.

Câu 14: Sự phân hóa thiên nhiên Trung và Nam Mỹ không phải do yếu tố nào gây ra?

  • A. Vĩ độ.
  • B. Địa hình.
  • C. Khí hậu.
  • D. Con người.

Câu 15: Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở nửa cầu nào?

  • A. Nửa cầu Bắc.
  • B. Nửa cầu Nam.
  • C. Nửa cầu Đông.
  • D. Nửa cầu Tây.

Câu 16: Tại sao đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát?

  • A. Không xuất phát từ phát triển công nghiệp, chủ yếu là di dân.
  • B. Công nghiệp phát triển mạnh, gia tăng dân số nhanh.
  • C. Thành phần chủng tộc đa dạng, ngôn ngữ phong phú.
  • D. Tình trạng di dân đông nhất trên thế giới.

Câu 17: Các đảo và quần đảo xa bờ có đặc điểm

  • A. Gồm các đảo nhỏ, thấp.
  • B. Trên đảo có nhiều khoáng sản.
  • C. Hầu hết là đảo núi cao.
  • D. Rất giàu khoáng sản.

Câu 18: Khu vực nào ở Ô-xtrây-li-a có lượng mưa cao nhất?

  • A. Dải bờ biển hẹp ở phía Bắc.
  • B. Sườn tây của dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a.
  • C. Dải đất hẹp phía nam lục địa.
  • D. Phía nam của đảo Ta-xma-ni-a.

Câu 19: Phía Đông Trung Mỹ phát triển rừng mưa nhiệt đới do đâu?

  • A. Hướng địa hình.
  • B. Lượng mưa lớn.
  • C. Dòng biển nóng hoạt động thường xuyên.
  • D. Vị trí giáp biển.

Câu 20: Châu Mỹ được chia thành 3 khu vực

  • A. Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Mỹ Latinh.
  • B. Nam Mỹ, Trung Mỹ, Ca-ri-bê.
  • C. Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ.
  • D. Mỹ Latinh, Trung Mỹ và Ca-ri-bê, Bắc Mỹ.

Câu 21: Tại sao diện tích rừng A-ma-dôn đang bị suy giảm?

  • A. Thiếu nước để tưới tiêu.
  • B. Khí hậu nóng lên.
  • C. Tình trạng hoang mạc hóa lan rộng.
  • D. Khai phá rừng lấy gỗ, đất canh tác, làm giao thông, cháy rừng.

Câu 22: Tại sao đồng bằng Trung tâm Ô-xtrây-li-a không có người sinh sống?

  • A. Địa hình thấp, trũng.
  • B. Khí hậu khô hạn.
  • C. Khoáng sản nghèo nàn.
  • D. Nhiều núi lửa đang hoạt động.

Câu 23: Khu vực ở giữa (vùng đồng bằng Trung tâm) có đặc điểm

  • A. Độ cao trung bình dưới 200 m.
  • B. Có nhiều mỏ kim loại (sắt, đồng, vàng, ni-ken, bô-xít...).
  • C. Bề mặt có nhiều bãi đá, đồng bằng cát, đụn cát.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 24: Phía đông dãy Trường Sơn lại mưa nhiều hơn phía tây dãy Trường Sơn do đâu?

  • A. Khí hậu nhiệt đới ẩm, giáp biển, ảnh hưởng gió Mậu dịch.
  • B. Khí hậu nhiệt đới ẩm, giáp biển, ảnh hưởng gió Tây ôn đới.
  • C. Khí hậu nhiệt đới ẩm, giáp biển, ảnh hưởng gió Đông cực.
  • D. Khí hậu nhiệt đới ẩm, giáp biển, ảnh hưởng gió Tín phong.

Câu 25: Các vùng đất ở châu Mỹ được Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô khám phá chủ yếu ở khu vực

  • A. Bắc Mỹ.
  • B. Trung Mỹ.
  • C. Bắc Mỹ và Trung Mỹ.
  • D. Nam Mỹ và Trung Mỹ.

Câu 26: Sinh vật rừng A-ma-dôn rất phong phú nguyên nhân do đâu?

  • A. Khí hậu nóng ẩm.
  • B. Diện tích rộng lớn.
  • C. Sông ngòi dày đặc.
  • D. Địa hình bằng phẳng.

Câu 27: Dân cư tập trung đông ở phía đông, đông nam và tây nam do những nguyên nhân nào?

  • A. Địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 200m và nhiều khoáng sản.
  • B. Khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiều sông ngòi và khoáng sản.
  • C. Khí hậu lục địa, nhiều sông ngòi và khoáng sản.
  • D. Nhiều sông ngòi, khí hậu lục địa và lịch sử nhập cư.

Câu 28: Các đảo Ô-xtrây-li-a có khoáng sản nào?

  • A. vàng, sắt, than đá, dầu mỏ...
  • B. vàng, bạc, kim cương, dầu mỏ...
  • C. sắt, thép, dầu mỏ, khí đốt...
  • D. đồng, ni-ken, vàng, dầu mỏ...

Câu 29: Trung và Nam Mỹ dẫn đầu về sự phát triển nào?

  • A. Kinh tế.
  • B. Dân số.
  • C. Đô thị.
  • D. Di dân.

Câu 30: Khẳng định đúng về đặc điểm sông, hồ Bắc Mỹ là

  • A. Hồ tập trung nhiều ở phía nam.
  • B. Vùng Hồ Lớn là hệ thống hồ quan trọng nhất gồm 5 hồ nối liền nhau.
  • C. Sông chủ yếu tập trung ở miền đồng bằng ở giữa.
  • D. Mạng lưới sông ngòi khá dày và phân bố tương đối đều.

Câu 31: Châu lục nào dự trữ nước ngọt lớn nhất thế giới?

  • A. Châu Á.
  • B. Châu Mỹ.
  • C. Châu Nam Cực.
  • D. Châu Âu.

Câu 32: Dãy Trường Sơn ở Ô-xtrây-li-a có độ cao

  • A. 500 - 900 m.
  • B. 800 - 1 500 m.
  • C. 500 - 800 m.
  • D. 800 - 1 000 m.

Câu 33: Châu lục nào có gió bão nhiều nhất thế giới?

  • A. Châu Đại Dương.
  • B. Châu Nam Cực.
  • C. Châu Phi.
  • D. Châu Á.

Câu 34: Hồ nào sau đây không thuộc hệ thống vùng Hồ Lớn ở Bắc Mỹ?

  • A. Mi-si-gân.
  • B. Ê-ri C..
  • Hồ Thượng.
  • D. Hồ Muối Lớn.

Câu 35: Đới thiên nhiên đới nóng ở Bắc Mỹ phân bố ở đâu

  • A. Có diện tích lớn gồm phía nam Ca-na-da và lãnh thổ Hoa Kỳ.
  • B. Từ 60$$^{o}B trở lên vùng cực.
  • C. Ven biển.
  • D. Diện tích lớn ở phía Nam Hoa Kỳ.

Câu 36: Sự phân hoá khí hậu ở Bắc Mỹ theo chiều đông - tây là do

  • A. vĩ độ.
  • B. địa hình.
  • C. gió.
  • D. sinh vật.

Câu 37: Biện pháp nào không được sử dụng để bảo vệ rừng A-ma-dôn?

  • A. Tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng.
  • B. Trồng phục hồi rừng.
  • C. Thay đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo lại đất.
  • D. Tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò của người dân bản địa.

Câu 38: Độ dày trung bình của lớp băng trên bề mặt lục địa Nam Cực là bao nhiêu?

  • A. 1 700 m.
  • B. 1 710 m.
  • C. 1 720 m.
  • D. 1 730m

Câu 39: Biểu hiện của biến đổi khí hậu như thế nào ở châu Nam Cực?

  • A. Nhiệt độ tăng, nước biển dâng.
  • B. Gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan.
  • C. Mất đa dạng sinh học.
  • D. Thùng tầng ôzôn.

Câu 40: Đặc điểm của đới ôn hòa Bắc Mỹ là

  • A. Vùng ven biển lượng mưa tương đối lớn
  • B. Vào sâu nội địa, mùa hè nóng, nhiệt độ tăng dần
  • C. Mùa Đông ở phía bắc lạnh; ở phía nam ít lạnh hơn.
  • D. Tất cả đều đúng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác