Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 7 kết nối bài chủ đề 2 Đô thị lịch sử và hiện tại

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 chủ đề 2 Đô thị lịch sử và hiện tại - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Điều kiện tự nhiên của đô thị ở phương Đông là

  • A. Các con sông lớn đã bồi tụ nên những đồng bằng phù sa màu mỡ, phì nhiêu, khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật.
  • B. Đất đai cằn cỗi.
  • C. Nhiều mỏ khoáng sản.
  • D. Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió.

Câu 2: Cơ sở kinh tế của đô thị ở phương Tây là

  • A. Sản xuất nông nghiệp phát triển
  • B. Sản xuất công nghiệp phát triển.
  • C. Sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
  • D. Ngoại thương phát triển.

Câu 3: Vai trò không phải của các đô thị ở phương tây cổ đại là

  • A. Là trung tâm kinh tế, chính trị của nhà nước
  • B. Đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các nền văn minh
  • C. Không khí dân chủ tại các đô thị đã tạo điều kiện cho những sáng tạo văn hóa.
  • D. Là trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế, giao thông của các quốc gia cổ đại.

Câu 4: Vai trò của tầng lớp thương nhân đối với các đô thị trung đại ở châu Âu là

  • A. Hoạt động của thương nhân và thương hội đã thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên, đóng kín trong các lãnh địa.
  • B. Hoạt động đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến của thương nhân đã góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, hình thành chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.
  • C. Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt là của thương nhân đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, khoa học – kĩ thuật tại các đô thị trung đại.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 5: Nguyên nhân nào hình thành các đô thị cổ đại phương Đông?

  • A. sự phát triển của sản xuất.
  • B. dân số tăng.
  • C. mở rộng khu dân cư và sự phân hóa lao động.
  • D. tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 6: Đô thị Ba-bi-lon ở đâu?.

  • A. Trung Quốc.
  • B. Campuchia.
  • C. Lưỡng Hà.
  • D. Ấn Độ.

Câu 7: Ở Hy Lạp, La Mã cổ đại chỉ thích hợp phát triển loại cây trồng nào?

  • A. cây ăn quả.
  • B. cây lâu năm.
  • C. cây lúa nước.
  • D. Không phát triển loại cây nào.

Câu 8: Hoạt động của thương nhân và thương hội có tác động tích cực nào đến sự phát triển kinh tế?

  • A. Thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển.
  • B. Làm cho nền kinh tế bị xáo trộn.
  • C. Kìm hãm ngoại thương.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 9: Việc buôn bán xung quanh vùng Địa Trung Hải có nét gì nổi bật?

  • A. kém phát triển.
  • B. cơ cấu kinh tế nghèo nàn.
  • C. hạn chế ngoại giao để không xảy ra chiến tranh.
  • D. ngày càng sôi động và phát triển.

Câu 10: Thế mạnh kinh tế của lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi là gì?

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Công nghiệp.
  • C. Du lịch.
  • D. Thương nghiệp.

Câu 11: Ngân hàng Môn-te Đây Pat-chi đi Si-ê-na là ngân hàng

  • A. nghèo nàn nhất thế giới.
  • B. lâu đời nhất thế giới.
  • C. có quy mô lớn nhất thế giới.
  • D. có thời gian tồn tại ngắn nhất thế giới.

Câu 12: Thành phố A-ten thuộc quốc gia nào hiện nay?

  • A. Ấn Độ.
  • B. Hy Lạp.
  • C. Lưỡng Hà.
  • D. La Mã.

Câu 13: Cư dân ở Hy Lạp, La Mã cổ đại sớm phát triển mạnh nền kinh tế nào?

  • A. Buôn bán hàng hải.
  • B. Sản xuất thủ công nghiệp.
  • C. Cả A và B đúng.
  • D. Cả A và B sai.

Câu 14: Trong các đô thị ở châu Âu thời trung đại, tầng lớp nào có số lượng đông đảo nhất?

  • A. thương nhân.
  • B. nông dân.
  • C. địa chủ.
  • D. nô lệ.

Câu 15: "Cái nôi" của văn minh phương Tây là

  • A. Ấn Độ
  • B. Ai-ten.
  • C. Campuchia
  • D. Lướng Hà.

Câu 16: Luân Đôn được hình thành vào thời gian

  • A. Thế kỉ V.
  • B. Thế kỉ II.
  • C. Thế kỉ III.
  • D. Thế kỉ I.

Câu 17: Tại sao ở Hy Lạp, La Mã cổ đại chỉ thích hợp trồng các cây lâu năm

  • A. khí hậu nóng, ẩm.
  • B. đất đai khô cằn.
  • C. mưa nhiều.
  • D. thời tiết cực đoan.

Câu 18: Tác động của điều kiện địa lí đến sự hình thành các đô thị ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là

  • A. nhiều mỏ khoáng sản.
  • B. đường bờ biển dài.
  • C. nhiều vũng, vịnh...
  • D. tất cả đều đúng.

Câu 19: Địa bàn hình thành của đô thị ở phương Đông

  • A. được hình thành gắn liền với các hải cảng ở châu Âu
  • B. lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Âu
  • C. A và B đều sai.
  • D. A sai và B đúng.

Câu 20: Ba-bi-lon và những thành thị khác ở Lưỡng Hà suy tàn vào khoảng thời gian nào?

  • A. sau thế kỉ IV TCN.
  • B. thế kỉ VII TCN.
  • C. cuối thế kỉ VII TCN.
  • D. đầu thế kỉ VII TCN

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác