Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 7 kết nối bài chủ đề 1 Các cuộc đại phát kiến địa lí

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 chủ đề 1 Các cuộc đại phát kiến địa lí - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ph.Ma-gien-lăng mất vào năm nào?

  • A. 1520.
  • B. 1521.
  • C. 1522.
  • D. 1523.

Câu 2: Đoàn thám hiểm của Ph.Ma-gien-lăng đi về phía tây tới quần đảo Gia Vị vào năm nào?

  • A. 1517.
  • B. 1519.
  • C. 1522.
  • D. 1520.

Câu 3: Chuyến đi của Ph.Ma-gien-lăng đã chứng minh Trái đất có dạng hình gì?

  • A. cầu.
  • B. tròn.
  • C. khuyết.
  • D. e-lip.

Câu 4: Các cuộc đại phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đến văn hóa?

  • A. Đấu tranh tranh giành những nền văn hóa có giá trị.
  • B. Siết chặt giao lưu văn hóa.
  • C. Sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc được tăng cường, mở rộng.
  • D. Hạn chế giao lưu văn hóa để dẫn đến chiến tranh.

Câu 5: Đâu là một trong những tác động tích cực của các cuộc đại phát kiến địa lí?

  • A. Góp phần mở rộng phạm vi buôn bán trên thế giới.
  • B. Người lao động (nhất là nông dân) ngày càng bị bần cùng hóa.
  • C. Nạn buôn bán nô lệ.
  • D. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa.

Câu 6: Sau cuộc thám hiểm tìm ra châu Mỹ, C.Cô-lôm-bô đã tiến hành bao nhiêu cuộc thám hiểm đến châu Mỹ?

  • A. 4.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 1.

Câu 7: Tàu Ca-ra-ven có ưu điểm gì nổi bật?

  • A. Vận tốc tàu vừa phải.
  • B. Tàu không cần người lái.
  • C. Hệ thống buồm lớn để vượt đại dương.
  • D. Tàu có điều khiển tự động.

Câu 8: Đoàn thám hiểm của Ph.Ma-gien-lăng ra khơi bắt đầu cuộc hành trình với bao nhiêu chiếc tàu?

  • A. 6.
  • B. 5.
  • C. 4.
  • D. 3.

Câu 9: Đoàn thám hiểm C.Cô-lôm-bô mất thời gian bao nhiêu để đến được một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay?

  • A. nửa năm.
  • B. hơn 7 tháng.
  • C. 3 tháng.
  • D. hơn 2 tháng.

Câu 10: Những yếu tố tác động đến các cuộc phát kiến địa lí

  • A. Con người đã có những hiểu biết về hình dạng Trái Đất, đại dương, vẽ được các bản đồ, hải đổ...
  • B. Con người đã biết sử dụng la bàn khi đi trên biển.
  • C. Kĩ thuật đóng tàu phát triển, con người đã đóng được tàu có bánh lái, hệ thống buồm lớn để vượt đại dương.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 11: Tàu Ca-ra-ven có ưu điểm gì nổi bật?

  • A. Vận tốc tàu vừa phải.
  • B. Tàu không cần người lái.
  • C. Hệ thống buồm lớn để vượt đại dương.
  • D. Tàu có điều khiển tự động.

Câu 12: Vì sao lại diễn ra các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV − XVI

  • A. Do yêu cầu phát triển của sản xuất, nhu cầu về thị trường buôn bán mới.
  • B. Do chiến tranh, con người phải di cư đến vùng đất mới.
  • C. Con đường giao thương thuận lợi giữa châu Á và châu Âu.
  • D. Có nhiều tàu chạy bằng động cơ hơi nước, có thể vượt biển.

Câu 13: Tác động tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí

  • A. Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, mở rộng thị trường; thúc đẩy giao lưu kinh tế - văn hóa Đông – Tây.
  • B. Góp phần khẳng định Trái Đất hình cầu. Đem lại những hiểu biết về các vùng đất mới, tuyến đường mới, dân tộc mới.
  • C. Đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến châu Âu, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
  • D. Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa…

Câu 14: C.Cô-lôm-bô có mấy cuộc thám hiểm đến châu Mỹ

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 15: Hệ quả về văn hóa của các cuộc phát kiến địa lí

  • A. Tìm ra những con đường hàng hải mới, vùng đất mới góp phần mở rộng phạm vi buôn bán trên thế giới.
  • B. Các cuộc đại phát kiến địa lí đã đem lại cho loài người những hiểu biết mới về những con đường, vùng đất, dân tộc mới… từ đó sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc được tăng cường, mở rộng.
  • C. Dẫn đến nạn buôn bán nô lệ và làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa.
  • D. Thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng cùa thương nghiệp và công nghiệp.

Câu 16: Ý nghĩa cuộc phát kiến của Ma-gien-lăng

  • A. Phát hiện ra eo biển cực Nam châu Mỹ và Thái Bình Dương.
  • B. Thúc đẩy trao đổi kinh tế giữa hai châu lục.
  • C. Chứng minh trên thực tế Trái Đất có dạng hình cầu.
  • D. A và C đều đúng.

Câu 17: Ý nào không đúng về hệ quả của phát kiến địa lí đã tác động tới châu Phi

  • A. Một khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu được mang về châu Âu, thúc đẩy sản xuất, thương nghiệp phát triển.
  • B. Các cuộc phát kiến địa lí cũng dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa thực dân, các nước châu Âu lần lượt chiếm đóng và phân chia thuộc địa ở châu Mỹ, châu Phi, châu Á và xuất hiện nạn buôn bán nô lệ da đen.
  • C. Người bản địa châu Mỹ và nền văn hóa của họ bị hủy diệt.
  • D. Đẩy nhanh quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và sự nảy sinh của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

Câu 18: Cuộc thám hiểm của C.Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ diễn ra trong khoảng thời gian

  • A. 1492 - 1502.
  • B. 1519 - 1522.
  • C. 1492 - 1522.
  • D. 1502 - 1519.

Câu 19: Chuyến thám hiểm nào chứng minh được rằng Trái Đất có dạng hình cầu

  • A. C.Cô-lôm-bô
  • B. Ca-ra-ven 
  • C. Ph.Ma-gien-lăng
  • D. S.Ê-ca-nô.

Câu 20: Chuyến thám hiểm của Ph.Ma-gien-lăng đã đến được Phi-lip-pin vào năm

  • A. năm 1520.
  • B. cuối năm 1951.
  • C. đầu năm 1520.
  • D. cuối năm 1520.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác