Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 7 cánh diều chủ đề 2 Đô thị lịch sử và hiện tại

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 chủ đề 2 Đô thị lịch sử và hiện tại - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhận định nào sau đây phản ánh đúng vai trò của tầng lớp thương nhân đối với sự phát triển của các đô thị thời trung đại?

  • A. Nắm giữ các hoạt động kinh tế và tài chính của các đô thị.
  • B. Vận động nhân dân ủng hộ chế độ phong kiến phản quyền.
  • C. Thúc đẩy sự hình thành, phát triển của lãnh địa phong kiến.
  • D. Tổ chức nhân dân tại đô thị ủng hộ lãnh của phong kiến.

Câu 2: Thời gian hình thành của đô thị Vơ-ni-dơ thời trung đại là

  • A. khoảng thế kỉ I - X.
  • B. khoảng thế kỉ VI - IX.
  • C. khoảng thế kỉ VI - X.
  • D. khoảng thế kỉ VII - X.

Câu 3: Hình thức tổ chức của thương nhân trong các đô thị Tây Âu thời trung đại là

  • A. thương hội.
  • B. phường hội.
  • C. hội quán.
  • D. nông hội.

Câu 4: Yếu tố nào sau đây là một trong những điều kiện góp phần hình thành và phát triển đô thị A-ten cổ đại?

  • A. Đồng bằng màu mỡ thuận lợi cho nông nghiệp.
  • B. Có vị trí gần với lưu vực các con sông lớn.
  • C. Kinh tế thủ công nghiệp, buôn bán phát triển.
  • D. Dân cư sống tập trung tại đồng bằng rộng lớn.

Câu 5: Nơi xuất hiện đô thị đầu tiên trong lịch sử nhân loại là

  • A. phương Đông.
  • B. phương Tây.
  • C. Trung Quốc.
  • D. Hy Lạp.

Câu 6: Thời gian phát triển của đô thị Vơ-ni-dơ thời trung đại là

  • A. khoảng thế kỉ X – XVI.
  • B. khoảng thế kỉ XI – XI.
  • C. khoảng thế kỉ XII – XVI.
  • D. khoảng thế kỉ XI – XVI.

Câu 7: Điều kiện nào sau đây góp phần hình thành và phát triển đô thị Vơ-ni-dơ thời kì trung đại?

  • A. Nền kinh tế phát triển liên tục từ thời đế quốc La Mã.
  • B. Nơi hội tụ của các tuyến đường hàng hải quan trọng.
  • C. Đây là nơi có nhiều đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu.
  • D. Là thủ đô của các nước I-ta-li-a và Hà Lan hiện nay.

Câu 8: Nội dung nào sau đây là biểu hiện về mối quan hệ giữa đô thị với các nền văn minh cổ đại?

  • A. Nơi tập trung dân cư, góp phần thúc đẩy sự ra đời của nhà nước.
  • B. Trung tâm văn hoá, nơi lưu giữ và truyền bá thành tựu văn minh.
  • C. Trung tâm kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy sự ra đời của nhà nước.
  • D. Trung tâm buôn bán nô lệ giữa châu Á với các châu lục khác.

Câu 9: Đô thị có lịch sử lâu đời nhất ở châu Âu là

  • A. I-ta-li-a.
  • B. Hà Lan.
  • C. Ai-ten (Hy Lạp).
  • D. Vơ-ni-dơ.

Câu 10: Vai trò của của đô thị Vơ-ni-dơ thời trung đại là

  • A. là trung tâm kinh tế, văn hoá của châu Âu trong nhiều thế kỉ.
  • B. có tác động và ảnh hưởng đến lịch sử của các nước châu Âu ngày xưa.
  • C. có nền kinh tế công nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
  • D. cư dân sống chủ yếu ở các đô thị là thợ thủ công và thương nhân.

Câu 11: A-ten đô thị quan trọng nhất của Hy Lạp cổ đại ra đời vào thời gian nào?

  • A. thế kỉ I TCN.
  • B. thế kì X TCN.
  • C. thế kỉ VII TCN.
  • D. thé kì V TCN.

Câu 12: Điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên tác động đến sự hình thành của đô thị A-ten thời cổ đại và đô thị Vơ-ni-dơ thời trung đại là

  • A. Đều nằm ở vùng ven biển Địa Nam Hải, nơi có nhiều vịnh và hải cảng, thuận lợi cho thương mại hàng hải,...
  • B. Đều là nơi tập trung nhiều thợ thủ công và thương nhân,...
  • C. Phát triển kinh tế của nhà công nghiệp và thương nghiệp,...
  • D. Tác động và ảnh hưởng đến lịch sử của các nước châu Âu ngày xưa.

Câu 13: Vai trò của các đô thị ở phương tây cổ đại

  • A. Là trung tâm kinh tế, chính trị của nhà nước.
  • B. Đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các nền văn minh.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 14: Tộc người chủ yếu của các đô thị của Lưỡng Hà

  • A. tộc người da đen.
  • B. nhiều tộc người.
  • C. tộc người da đỏ.
  • D. tộc người Khơ-me.

Câu 15: Vùng tập trung các đô thị phát triển vào thế kỉ XIV là

  • A. Tây Ban Nha.
  • B. Đức.
  • C. Ý.
  • D. Nga.

Câu 16: Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng mối quan hệ giữa đô thị với các nền văn minh thời cổ đại?

  • A. Đô thị là nơi tập trung dân cư, dẫn đến sự ra đời của các hình thức tổ chức nhà nước cổ đại.
  • B. Quá trình giao lưu giữa các đô thị thúc đẩy sự lan toả các thành tựu văn minh cổ đại.
  • C. Sự hình thành của đô thị là một biểu hiện chứng tỏ con người bước vào thời kì văn minh.
  • D. Đô thị là nơi tập trung nông dân sản xuất nông nghiệp, cung cấp lương thực cho cả nước.

Câu 17: Thành thị châu Âu trung đại ra đười gắn liền với sự phát triển của

  • A. thủ công nghiệp.
  • B. nông nghiệp. 
  • C. dịch vụ.
  • D. thương mại.

Câu 18: Tại sao lại coi tầng lớp thương nhân là động lực thúc đẩy sự phát triển của đô thị

  • A. vì thương nhân liên kết với giới quý tộc quyền quý, lập nên hội đồng đô thị, họ trở thành những công dân hàng đầu của đô thị.
  • B. vì thương nhân thùờng bỏ tiền ra xây dựng những công trình công cộng như nhà thờ, đài phun nước, thuê các hoạ sĩ trang hoàng phố xá, nhà cửa, bảo trợ cho các nhà văn hoá, khoa học có tư tưởng tiến bộ.
  • C. vì thương nhân tập hợp lại với nhau thành lập các hiệp hội buôn bán với mục đích bảo vệ tự do thương mại, thống nhất thị trường và an toàn cho các thương nhân buôn bán đường dài.
  • D. tất cả đều đúng.

Câu 19: Ai là người nắm giữu hoạt động kinh tế, tài chính của các đô thị

  • A. thương nhân và thợ thủ công.
  • B. nông dân.
  • C. nhân dân.
  • D. người lãnh đạo.

Câu 20: Thương nhân lập ra các thương hội, tổ chức các hội chợ để làm gì?

  • A. tạo việc làm.
  • B. trao đổi và buôn bán hàng hóa giữa các vùng.
  • C. kinh doanh kiếm lợi nhuận.
  • D. trao đổi sản phẩm, tăng tính đoàn kết giữa các vùng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác