Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 7 cánh diều bài 1 Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Âu

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 bài 1 Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Âu - sách địa lí 10 cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Diện tích châu Âu đứng thứ mấy trên thế giới

  • A. đứng thứ thứ 2 trên thế giới.
  • B. đứng thứ thứ 3 trên thế giới.
  • C. đứng thứ thứ 4 trên thế giới.
  • D. đứng thứ thứ 5 trên thế giới.

Câu 2: Rừng lá cứng phổ biến ở vùng

  • A. Nội địa.
  • B. Ven biển Tây Âu.
  • C. Phía đông nam.
  • D. Ven Địa Trung Hải.

Câu 3: Các sông đổ nước vào Bắc Băng Dương có đặc điểm nổi bật

  • A. Ít nước.
  • B. Dồi dào nước.
  • C. Đóng băng vào mùa đông.
  • D. Chảy mạnh.

Câu 4: Mật độ sông ngòi của châu Âu

  • A. Dày đặc.
  • B. Rất dày đặc.
  • C. Nghèo nàn.
  • D. Thưa thớt.

Câu 5: Diện tích châu Âu khoảng

  • A. Hơn 11 triệu km$^{2}$.
  • B. Hơn 10 triệu km$^{2}$.
  • C. Hơn 15 triệu km$^{2}$.
  • D. Hơn 13 triệu km$^{2}$.

Câu 6: Vùng Đông Âu sâu trong nội địa phổ biến là rừng

  • A. Lá rộng.
  • B. Lá kim.
  • C. Lá cứng.
  • D. Hỗn giao.

Câu 7: Nhận xét nào đúng khi nói về đặc điểm địa hình châu Âu?

  • A. 2/3 diện tích là núi trẻ và núi già.
  • B. 2/3 diện tích là đồng bằng và phân bố chủ yếu ở phía tây của châu Âu.
  • C. 2/3 diện tích là đồng bằng và phân bố chủ yếu ở phía đông của châu Âu.
  • D. 2/3 diện tích là núi trẻ, núi già và sơn nguyên

Câu 8: Địa hình chủ yếu của châu Âu là

  • A. Núi già.
  • B. Núi trẻ.
  • C. Đồng bằng.
  • D. Cao nguyên cổ.

Câu 9: Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam

  • A. Theo sự thay đổi của mạng lưới sông ngòi.
  • B. Theo sự thay đổi của sự phân bố các loại đất.
  • C. Theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
  • D. Theo sự thay đổi của sự phân hóa địa hình.

Câu 10: Dãy núi tự nhiên ngăn cách châu Á với châu Âu là

  • A. U-ran.
  • B. Hi-ma-lay-a.
  • C. An-đét.
  • D. Cooc-đi-e.

Câu 11: Hình dạng lãnh thổ châu Âu trông tựa như

  • A. Một hình khôi lớn. 
  • B. Một chiếc ủng.
  • C. Một bán đảo lớn. 
  • D. Một con hổ.

Câu 12: Đới khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất ở Châu Âu?

  • A. Nhiệt đới.
  • B. Ôn đới.
  • C. Hàn đới.
  • D. Cận nhiệt đới.

Câu 13: Lãnh thổ châu Âu kéo dài

  • A. Từ khoảng 36°B đến 71°B. 
  • B. Từ khoảng 36°N đến 71°N.
  • C. Từ khoảng 36'20B đến 34°51'B. 
  • D. Từ vòng cực Bắc đến xích đạo.

Câu 14: Đại bộ phận châu Âu có khí hậu

  • A. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.
  • B. Ôn đới hải dương và ôn đới Địa Trung Hải.
  • C. Ôn đới Địa Trung Hải và ôn đới lục địa.
  • D. Ôn đới Địa Trung Hải và cận nhiệt đới.

Câu 15: Khu vực ven biển Tây Âu phổ biến là kiểu rừng

  • A. Lá kim.
  • B. Lá cứng.
  • C. Lá rộng.
  • D. Rừng hỗn hợp.

Câu 16: Châu Âu được ngăn cách với châu Phi bởi biển nào sau đây?

  • A. Địa Trung Hải. 
  • B. Biển Đỏ.
  • C. Biển Đen. 
  • D. Biển Ca-xpi.

Câu 17: Các sông quan trọng ở châu Âu là

  • A. Đa-nuyp, Rai-nơ và U-ran.
  • B. Đa-nuyp, Von-ga và U-ran.
  • C. Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.
  • D. Đa-nuyp, Von-ga và Đôn.

Câu 18: Châu Âu có bao nhiêu khu vực địa hình chính?

  • A. 3 khu vực địa hình chính.
  • B. 2 khu vực địa hình chính.
  • C. 1 khu vực địa hình chính.
  • D. 4 khu vực địa hình chính.

Câu 19: Dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Âu là

  • A. Py-rê-nê.
  • B. Xcan-đi-na-vi.
  • C. Cát-pát.
  • D. An-pơ.

Câu 20: Khí hậu châu Âu phân hóa thành bao nhiêu đới?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 21: Phía nam châu Âu có đới thiên nhiên

  • A. Đài nguyên.
  • B. Rừng lá rộng.
  • C. Rừng lá kim.
  • D. Rừng lá cứng Địa Trung Hải.

Câu 22: Đáp án nào sau đây không phải đặc điểm vị trí địa lý châu Âu

  • A. Nằm phía bắc của Địa Trung Hải.
  • B. Nằm phía đông của Đại Tây Dương.
  • C. Nằm phía tây của lục địa Á-Âu.
  • D. Nằm phía bắc của Bắc Băng Dương.

Câu 23: Ở châu Âu, băng tuyết vĩnh viễn xuất hiện ở những dãy núi có độ cao

  • A. 2000 m.
  • B. Trên 200 m.
  • C. 3 000 m.
  • D. Trên 3 000 m.

Câu 24: Đâu là đặc điểm của khí hậu ôn đới hải dương ở châu Âu?

  • A. Khí hậu lạnh giá quanh năm, lượng mưa rất ít.
  • B. khí hậu mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm.
  • C. Khí hậu mùa hè nóng, mùa đông lạnh hơn.
  • D. Mùa hẹ nóng, mùa đông ấm, có mưa rào.

Câu 25: Các dạng địa hình núi trẻ ở châu Âu thường phân bố ở đâu?

  • A. phía Bắc.
  • B. Phía Nam.
  • C. phía Tây.
  • D. phía Đông.

Câu 26: Địa hình bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền có ý nghĩa như thế nào đối với thiên nhiên châu Âu?

  • A.  Thường xuyên đón gió, bão từ biển vào.
  • B. Giao thông vận tải không thuận lợi.
  • C. Tạo nhiều bán đảo, vũng vịnh.
  • D. Tạo nhiều quần đảo ven bờ.

Câu 27: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của đới lạnh là

  • A. Rêu, địa y.
  • B. Rừng lá rộng phát triển.
  • C. Thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam.
  • D. Rừng lá cứng địa trung hải.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác