Trắc nghiệm Địa lí 7 cánh diều học kì I
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đối với vùng biển châu Âu, để bảo vệ môi trường nước các quốc gia châu Âu đã sử dụng biện pháp gì?
A. Thành lập các khu bảo tồn.
- B. Trồng rừng.
- C. Sử dụng năng lượng tái tạo.
- D. Hạn chế sử dụng phân bón trong nông nghiệp.
Câu 2: Địa hình bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền có ý nghĩa như thế nào đối với thiên nhiên châu Âu?
- A. Thường xuyên đón gió, bão từ biển vào.
B. Tạo nhiều bán đảo, vũng vịnh.
- C. Giao thông vận tải không thuận lợi.
- D. Tạo nhiều quần đảo ven bờ.
Câu 3: Các đồng bằng ở châu Á phân bố chủ yếu ở đâu?
- A. Phía đông và đông nam.
B. Phía đông và phía nam.
- C. Ở giữa lục địa.
- D. Dải ven biển ở phía bắc và phía nam.
Câu 4: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào có nhiều thành công trên thế giới và hiện nay trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới?
- A. Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).
B. Liên minh châu Âu (EU).
- C. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
- D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Câu 5: Đặc điểm địa hình châu Phi là gì?
A. Là một khối cao nguyên khổng lồ, độ cao trung bình là 750m, trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen bồn địa thấp.
- B. Địa hình đa dạng: núi và sơn nguyên cao, đồ sộ; cao nguyên và đồng bằng rộng lớn,… bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh.
- C. Nhiều dãy núi chạy song song, xen lẫn các cao nguyên và sơn nguyên.
- D. Là một vùng sơn nguyên độ cao trung bình dưới 500m, trên bề mặt là các hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên và núi thấp.
Câu 6: Sông Rai-nơ ở châu Âu bị ô nhiễm nghiêm trọng do đâu?
A. Sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải.
- B. Rò rỉ chất phóng xạ.
- C. Biến đổi khí hậu.
- D. Sử dụng phân bón trong nông nghiệp.
Câu 7: Anh chính thức rời khỏi EU vào thời gian nào?
A. 31-12-2020.
- B. 31-10-2020.
- C. 20-12-2020.
- D. 12-12-2020.
Câu 8: Ở châu á khu vực có mạng lưới sông ngòi kém phát triển nhất là?
A. Tây Nam Á và Trung Á.
- B. Bắc Á.
- C. Đông Nam Á.
- D. Nam Á và Đông Á.
Câu 9: Đỉnh núi nào cao nhất ở châu Á?
- A. Phú Sĩ.
- B. Hy-ma-lay-a.
- C. Phan-xi-păng.
D. E-vơ-ret.
Câu 10: Các dạng địa hình núi trẻ ở châu Âu thường phân bố ở đâu?
- A. phía Bắc.
B. Phía Nam.
- C. phía Tây.
- D. phía Đông.
Câu 11: Sông A-mu Đa-ri-a thuộc khu vực nào ở châu Á?
- A. Nam Á.
B. Trung Á.
- C. Bắc Á.
- D. Đông Nam Á.
Câu 12: Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì?
- A. Khô, lạnh, khắc nghiệt.
B. Khô, nóng.
- C. Nóng ẩm mưa nhiều.
- D. Khí hậu phân hóa bắc xuống nam, từ tây sang đông và theo độ cao.
Câu 13: Thành công lớn nhất ở EU là gì?
- A. Nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng trên thế giới.
B. Tạo ra một thị trường chung.
- C. Thúc đẩy phát triển kinh tế các quốc gia châu Âu.
- D. Giúp đỡ các quốc gia đang phát triển.
Câu 14: Hoang mạc nào lớn nhất ở châu Phi?
A. Hoang mạc Xa-ha-ra.
- B. Hoang mạc Ca-la-ha-ri.
- C. Hoang mạc Na-mip.
- D. Hoang mạc Gô-bi.
Câu 15: Dạng địa hình nào ở châu Á chiếm phần lớn diện tích?
- A. Đảo và quần đảo.
- B. Núi, cao nguyên và sơn nguyên.
- C. Đồng bằng.
D. Cao nguyên và sơn nguyên.
Câu 16: Loài động vật nào ở châu Phi hiện nay đang có nguy cơ tuyệt chủng?
- A. Voi.
- B. Hươu.
C. Tê giác.
- D. Hổ.
Câu 17: Để phát triển bền vững và bảo vệ môi trường nước các quốc gia châu Âu đã tiến hành dự án nào?
- A. Hướng tới công nghiệp xanh.
B. Dự án quản lí nước thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám.
- C. Đánh thuế túi nhựa để giảm thiểu rác thải ra môi trường nước.
- D. Thúc đẩy hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
Câu 18: Châu Âu nổi tiếng với một số sản phẩm công nghiệp nào?
A. máy bay, ô tô, thiết bị điện tử, dược phẩm.
- B. vũ khí hạt nhân, ô tô, tàu thuyền, máy bay.
- C. hóa chất, luyện kim đen, luyện kim màu.
- D. chế tạo máy, thiết bị điện tử, hóa chất.
Câu 19: Khu vực nào ở châu Á chỉ có 2 con sông lớn là Xưa Đa-ri-a và A-mu Đa-ri-a?
- A. Bắc Á.
B. Trung Á.
- C. Tây Nam Á.
- D. Đông Á.
Câu 20: Cơ cấu dân số già ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế - xã hội châu Âu?
A. Thiếu hụt lao động.
- B. Tệ nạn xã hội.
- C. Ô nhiễm môi trường.
- D. Quy mô dân số giảm.
Câu 21: Địa hình núi, cao nguyên và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở đâu?
- A. Phía đông.
- B. Phía tây.
- C. Phía bắc.
D. Khu vực trung tâm.
Câu 22: Tại các ốc đảo trong môi trường hoang mạc cây trồng nào được phát triển chủ yếu?
- A. Cà phê và cao su.
B. Cam, chanh, lúa mạch.
- C. Lúa mì, mía.
- D. Cọ dầu, cao su.
Câu 23: Lãnh thổ của châu Âu nằm ở đâu?
A. Phía tây lục địa Âu - Á.
- B. Nằm hoàn toàn bán cầu Tây.
- C. Nằm hoàn toàn bán cầu Nam.
- D. Phía đông lục địa Âu - Á.
Câu 24: Cảnh quan chủ yếu ở khu vực Bắc Á là gì?
- A. hoang mạc.
- B. bán hoang mạc.
C. rừng lá kim.
- D. thảo nguyên.
Câu 25: Hình thức chăn nuôi chủ yếu trong môi trường hoang mạc là gì?
- A. Hình thành vùng chuyên canh.
- B. Xây dựng các trang trại có quy mô lớn.
- C. Chăn thả.
D. Du mục.
Câu 26: Dân cư châu Âu tập trung chủ yếu ở đâu?
A. Khu vực ven biển, đồng bằng, thung lũng.
- B. Vùng trung tâm lục địa và phía đông.
- C. Vùng phía Bắc và duyên hải phía tây.
- D. Vùng núi trẻ phía đông.
Câu 27: Quốc gia nào có số dân đông nhất ở châu Á?
- A. Việt Nam.
- B. Ấn Độ.
- C. Thái Lan.
D. Trung Quốc.
Câu 28: Châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất
- A. Pa-na-ma.
B. Xuy-e.
- C. Man-sơ.
- D. Xô-ma-li.
Câu 29: “Chiến lược rừng” được đưa ra nhằm mục đích gì?
A. Phục hồi các hệ sinh thái rừng.
- B. Mở rộng diện tích rừng.
- C. Khai thác hợp lí các tầng gỗ trong rừng.
- D. Kiểm soát và ngăn chặn cháy rừng.
Câu 30: “Bức tường xanh vĩ đại” của các quốc gia châu Phi kéo dài bao nhiêu km?
A. 8 000km.
- B. 10 000km.
- C. 12 000km.
- D. 15 000km.
Câu 31: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên so với thế giới trong những năm gần đây như thế nào?
- A. Gia tăng tự nhiên âm, thấp hơn so với trung bình thế giới.
- B. Gia tăng tự nhiên đạt mức trung bình so với thế giới.
C. Gia tăng tự nhiên cao, gấp đôi trung bình của thế giới.
- D. Gia tăng tự nhiên cao hơn mức trung bình của thế giới.
Câu 32: Khí hậu ôn đới lục địa ở châu Âu thường tập trung ở đâu?
- A. Phía bắc châu lục và các đảo vùng cực.
- B. Các đảo và vùng ven biển phía tây.
C. Khu vực Đông Âu.
- D. Phía nam châu lục.
Câu 33: Khu vực nào có mật độ dân số cao nhất châu Á?
- A. Đông Nam Á.
B. Nam Á.
- C. Đông Á.
- D. Trung Á.
Câu 34: Những thách thức lớn đối với châu Phi hiện nay là
- A. cạn kiệt tài nguyên, thiếu lực lượng lao động.
- B. già hóa dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.
C. trình độ dân trí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột.
- D. các nước cắt giảm viện trợ, thiếu lực lượng lao động.
Câu 35: Nguyên nhân dẫn đến nạn đói ở châu Phi?
A. Dân số đông, xung đột chính trị và biến đổi khí hậu.
- B. Thiếu nguồn lao động sản xuất trong nông nghiệp.
- C. Hiện tượng hoang mạc hóa đang mở rộng về diện tích.
- D. Chính sách của các nước thực dân thống trị.
Câu 36: Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm dân cư châu Âu?
- A. Cơ cấu dân số già.
B. Dân số đông, mật độ dân số cao.
- C. Cơ cấu dân số theo giới tính, nữ nhiều hơn nam.
- D. Trình độ học vấn cao nhất thế giới.
Câu 37: Tây Nam Á là nơi ra đời những tôn giáo nào?
- A. Phật giáo và Ấn Độ giáo.
B. Ki-tô giáo và Hồi giáo.
- C. Ấn Độ giáo và Hồi giáo
- D. Phật giáo và Ki-tô giáo.
Câu 38: Để hạn chế tình trạng hoang mạc hóa ở môi trường châu Phi các quốc gia châu Phi cần phải làm gì?
- A. Xây dựng các hệ thống thủy lợi.
- B. Vứt rác đúng nơi quy định.
- C. Sử dụng tiết kiệm và hạn chế tài nguyên nước.
D. Xây dựng “bức tường xanh vĩ đại”.
Câu 39: Khu vực nào có số dân ngoài độ tuổi lao động cao nhất ở châu Á?
- A. Đông Nam Á.
- B. Tây Nam Á.
C. Đông Á.
- D. Nam Á.
Câu 40: Hiện nay, đô thị hóa đang có xu hướng hướng di chuyển đi đâu?
- A. Tập trung vùng kinh tế phát triển cao.
- B. Khu vực đồng bằng.
C. Vùng ngoại ô.
- D. Duyên hải ven biển phía tây.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Địa lí 7 cánh diều học kì I
Bình luận