Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 7 cánh diều học kì I (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều học kì 1 (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hình dạng lãnh thổ châu Âu trông tựa như

  • A. một hình khối lớn.
  • B. một chiếc ủng.
  • C. một bán đảo lớn.
  • D. một con hổ.

Câu 2: Châu lục nào có số dân ít nhất so với toàn thế giới?

  • A. Châu Phi.
  • B. Châu Đại Dương.
  • C. Châu Á.
  • D. Châu Âu.

Câu 3: Khoáng sản châu Á bao gồm

  • A. than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, đồng, thiếc, crôm, man-gan,...
  • B. vàng, kim cương, đồng, thiếc,...
  • C. than, dầu mỏ, khí đốt, vàng, man-gan.
  • D. nhôm, gang, muối,...

Câu 4: Bình quân lương thực theo đầu người ở châu Phi rất thấp và ngày càng giảm là chủ yếu do

  • A. điều kiện tự nhiên cho sản xuất hạn chế.
  • B. dân số đông và tăng nhanh.
  • C. sử dụng giống cây trồng có năng suất, chất lượng thấp.
  • D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai bão, lũ lụt.

Câu 5: Các dân tộc châu Âu theo tôn giáo nào?

  • A. Đạo Thiên chúa.
  • B. Đạo Hin-đu.
  • C. Đạo Phật.
  • D. Bà La Môn.

Câu 6: Châu Âu được ngăn cách với châu Phi bởi biển nào sau đây?

  • A. Địa Trung Hải.
  • B. Biển Đỏ.
  • C. Biển Đen.
  • D. Biển Ca-xpi.

Câu 7: Tình trạng di dân tị nạn diễn ra phổ biến ở khu vực

  • A. Nam Mĩ, Nam Á, Đông Nam Á.
  • B. Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á.
  • C. Châu Phi, Nam Á và Tây Nam Á.
  • D. Nam Mĩ, Nam Á và Trung Á.

Câu 8: Các dân tộc châu Âu thuộc nhóm ngôn ngữ nào?

  • A. Giec-man.
  • B. Hi lạp.
  • C. Đan xen hai ngôn ngữ.
  • D. Các ngôn ngữ khác.

Câu 9: Môi trường xích đạo ẩm phân bố chủ yếu ở khu vực nào châu Phi

  • A. Phía Bắc và phía Nam của châu Phi.
  • B. Phần cực Bắc và cực Nam của châu Phi.
  • C. Bồn địa Công-gô và miền duyên hải phía Bắc vịnh Ghi-nê.
  • D. Sơn nguyên Đông Phi, Bồn địa Ninh Thượng và Bồn địa Sát.

Câu 10: Vùng ven biển Tây Âu phổ biến là rừng

  • A. Lá rộng.
  • B. Lá Kim.
  • C. Lá cứng.
  • D. Hỗn giao.

Câu 11: Các dãy núi châu Á chạy theo hướng

  • A. bắc - nam và đông - tây.
  • B. bắc - nam.
  • C. vòng cung.
  • D. đông - tây.

Câu 12: Trên các cao nguyên ở nước ta thường được trồng cây

  • A. cao su, cà phê.
  • B. chè, cà phê, điều.
  • C. dừa, cây rừng.
  • D. cà phê, lúa nước.

Câu 13: Các đồng bằng châu thổ rộng lớn ở châu Á phân bố chủ yếu ở đâu?

  • A. phía đông.
  • B. vòng cung.
  • C. bắc - nam và đông - tây.
  • D. phía đông và phía nam.

Câu 14: Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là

  • A. châu Âu.
  • B. châu Á.
  • C. châu Mỹ.
  • D. châu Phi.

Câu 15: Nguyên nhân các vùng rộng lớn ở châu Phi như rừng rậm xích đạo, các hoang mạc không có người sinh sống do

  • A. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
  • B. Chính sách phân bố dân cư của châu lục.
  • C. Sự thống trị của các nước chủ nghĩa thực dân.
  • D. Có nhiều thiên tai thiên nhiên (động đất, núi lửa,...) xảy ra.

Câu 16: EU là khu vực sản xuất tên lửa đứng thứ mấy trên thế giới?

  • A. thứ nhất.
  • B. thứ hai.
  • C. thứ ba.
  • D. thứ tư.

Câu 17: Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường

  • A. Nhiều phù sa.
  • B. Hay đóng băng.
  • C. Cửa sông rất giàu thủy sản.
  • D. Gây ô nhiễm.

Câu 18: Đâu là đặc điểm của khí hậu ôn đới hải dương ở châu Âu?

  • A. Khí hậu lạnh giá quanh năm, lượng mưa rất ít.
  • B. khí hậu mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm.
  • C. Khí hậu mùa hè nóng, mùa đông lạnh hơn.
  • D. Mùa hè nóng, mùa đông ấm, có mưa rào.

Câu 19: Đâu không phải nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Phi là

  • A. Bùng nổ dân số.
  • B. Xung đột tộc người.
  • C. Sự can thiệp của nước ngoài.
  • D. Hạn hán, lũ lụt.

Câu 20: Nước có mật độ dân số thấp nhất châu Âu

  • A. Va-ti-căng.
  • B. Ai-xơ-len.
  • C. Đan mạch.
  • D. Mô-na-cô.

Câu 21: Đáp án nào sau đây không phải đặc điểm vị trí địa lý châu Âu

  • A. Nằm phía bắc của Địa Trung Hải.
  • B. Nằm phía đông của Đại Tây Dương.
  • C. Nằm phía tây của lục địa Á - Âu.
  • D. Nằm phía bắc của Bắc Băng Dương.

Câu 22: Đại bộ phận châu Âu có khí hậu

  • A. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.
  • B. Ôn đới hải dương và ôn đới Địa Trung Hải.
  • C. Ôn đới Địa Trung Hải và ôn đới lục địa.
  • D. Ôn đới Địa Trung Hải và cận nhiệt đới.

Câu 23: Nước có mật độ dân số cao nhất châu Âu

  • A. Va-ti-căng.
  • B. Ai-xơ-len.
  • C. Đan mạch.
  • D. Mô-na-cô.

Câu 24: Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới là do

  • A. Có nhiều dạng địa hình đa dạng (núi, đồng bằng,...).
  • B. Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực nội chí tuyến.
  • C. Có nhiều hoang mạc rộng bậc nhất thế giới (Xa-ha-ra, Na-mip,...).
  • D. Chịu ảnh hưởng của nhiều loại gió.

Câu 25: Mật độ sông ngòi của châu Âu

  • A. Dày đặc.
  • B. Rất dày đặc.
  • C. Nghèo nàn.
  • D. Thưa thớt.

Câu 26: Đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm

  • A. Mức độ đô thị hóa cao.
  • B. Mức độ đô thị hóa thấp.
  • C. Chủ yếu là đô thị hóa tự phát.
  • D. Mức độ đô thị hóa rất thấp.

Câu 27: Sông Rai-nơ ở châu Âu bị ô nhiễm nghiêm trọng do đâu?

  • A. Sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải.
  • B. Rò rỉ chất phóng xạ.
  • C. Biến đổi khí hậu.
  • D. Sử dụng phân bón trong nông nghiệp.

Câu 28: Nước có số dân đông nhất châu Âu

  • A. Anh.
  • B. Pháp.
  • C. LB Đức.
  • D. LB Nga.

Câu 29: Ở trên thế giới dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực

  • A. đồng bằng.
  • B. các trục giao thông lớn.
  • C. ven biển, các con sông lớn.
  • D. hoang mạc, miền núi, hải đảo.

Câu 30: Châu Âu có 3 mặt giáp biển và Đại Dương, bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành

  • A. Nhiều bán đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
  • B. Nhiều đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
  • C. Nhiều đảo, quần đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
  • D. Nhiều bán đảo, ô trũng, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

Câu 31: Đô thị hóa ở châu Âu không có đặc điểm

  • A. Tỉ lệ dân thành thị cao.
  • B. Các thành phố nối tiếp nhau thành dải đô thị.
  • C. Đô thị hóa nông thôn phát triển.
  • D. Dân thành thị ngày càng tăng.

Câu 32: Diện tích rừng tự nhiên ở châu Âu đang suy giảm do nguyên nhân nào?

  • A. Cháy rừng.
  • B. Khai thác đất làm nông nghiệp.
  • C. Nhu cầu gỗ tăng cao.
  • D. Đất bị thoái hóa, rừng không có khả năng phục hồi.

Câu 33: Mật độ dân số chiếm tỉ lệ diện tích lớn nhất ở châu Âu là

  • A. Trên 125 người/km$^{2}$.
  • B. Từ 25 - 125 người/km$^{2}$.
  • C. 10 - 25 người/km$^{2}$.
  • D. Dưới 10 người/km$^{2}$.

Câu 34: Càng xa xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa và xavan cây bụi là đặc điểm của môi trường nào ở châu Phi

  • A. Xích đạo ẩm.
  • B. Nhiệt đới.
  • C. Hoang mạc.
  • D. Địa Trung Hải.

Câu 35: Châu Âu là châu lục có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số

  • A. thấp nhất.
  • B. cao nhất.
  • C. mức trung bình.
  • D. ổn định.

Câu 36: Hệ thống núi cao của châu Âu tập trung ở phía

  • A. nam.
  • B. đông.
  • C. tây.
  • D. bắc.

Câu 37: Hai môi trường địa trung hải châu Phi có đặc điểm

  • A. Mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng và khô.
  • B. Khí hậu khắc nghiệt, mưa rất hiếm, biên độ nhiệt ngày và đêm lớn.
  • C. Càng xa xích đạo nhiệt độ và lượng mưa càng lớn.
  • D. Thảm thực vật rừng rậm xanh tốt quanh năm.

Câu 38: Châu Á có hình dạng lãnh thổ như thế nào?

  • A. Hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bở các biển và vịnh.
  • B. Hình lòng máng, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần phía nam và đông nam.
  • C. Hình khối đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít vịnh biển.
  • D. Lãnh thổ rộng lớn trải dài trên 2 bán cầu.

Câu 39: Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí ở châu Âu?

  • A. Chặt phá, cháy rừng.
  • B. Rác thải sinh hoạt, công cộng.
  • C. Hoạt động sản xuất nông nghiệp.
  • D. Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng.

Câu 40: Lục địa châu Âu tiếp giáp với

  • A. châu Á.
  • B. châu Phi.
  • C. châu Mĩ.
  • D. Châu Đại Dương.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác