Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 7 cánh diều bài 5 Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Á

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 bài 5 Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Á - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đặc điểm vị trí địa lí châu Á?

  • A. Tiếp giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
  • B. Là một bộ phận của lục địa Á - Âu.
  • C. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam.
  • D. Phía Tây tiếp giáp châu Mỹ.

Câu 2: Địa hình Châu Á có nhiều

  • A. Hệ thống núi và sơn nguyên cao trung bình. 
  • B. Hệ thống núi, sơn nguyên và đồng bằng cao. 
  • C. Hệ thống núi và cao nguyên đồ sộ bậc nhất thế giới. 
  • D. Hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. 

Câu 3: Hướng chủ yếu của các dãy núi châu Á là

  • A. Đông - Tây hoặc gần Đông - Tây và Bắc - Nam hoặc gần Bắc - Nam.
  • B. Tây Bắc - Đông Nam và Bắc - Nam hoặc gần Bắc - Nam.
  • C. Đông - Tây và vòng cung.
  • D. Vòng cung và Tây Bắc - Đông Nam.

Câu 4: Sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu là do

  • A. Lãnh thổ rộng lớn.
  • B. Địa hình núi cao.
  • C. Ảnh hưởng biển.
  • D. Cả A. B, C đều đúng.

Câu 5: Hệ thống các sông nào thuộc châu Á?

  • A. Hoàng Hà, Mê Kông, Mixipi.
  • B. Mê Kông, Sông Nin, Trường Giang.
  • C. Sông Hồng, Sông Hằng, Amadon.
  • D. Sông Ấn, Mê Kông, Obi.

Câu 6: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

  • A. Thái Bình Dương.
  • B. Đại Tây Dương.
  • C. Ấn Độ Dương.
  • D. Bắc Băng Dương.

Câu 7: Châu Á có số dân đông nhất thế giới vì

  • A. Châu Á tiếp giáp với Châu Âu và Châu Phi. 
  • B. Châu Á tiếp giáp với ba đại dương lớn, có đường bờ biển dài. 
  • C. Châu Á có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ phì nhiêu. 
  • D. Châu Á có nhiều chủng tộc.

Câu 8: Diện tích đất liền của châu Á là bao nhiêu?

  • A. 41,5 triệu km$^{2}$.
  • B. 42,5 triệu km$^{2}$.
  • C.  43,5 triệu km$^{2}$.
  • D. 42 triệu km$^{2}$.

Câu 9: Châu Á tiếp giáp với ba đại dương là

  • A. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương. 
  • B. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương. 
  • C. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Địa Trung Hải. 
  • D. Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. 

Câu 10: Con sông nào chảy qua nước ta bắt đầu từ sơn nguyên Tây Tạng? 

  • A. Sông Hằng.
  • B. Sông Trường Giang.
  • C. Sông Mê Công.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 11: Các dãy núi chính của Châu Á có hướng Đông -Tây hoặc gần Đông - Tây là

  • A. Thiên Sơn, Côn Luân, Himalaya, Hinđucúc. 
  • B. Uran, Antai, Thiên Sơn, La-bla-nô-vôi. 
  • C. Hinđucúc, Antai, Đại Hưng An, Nam Sơn. 
  • D. Himalaya, Côn Luân, Trường Sơn, Xta-nô-vôi. 

Câu 12: Vị trí của Châu Á nằm kéo dài từ

  • A. Vùng cực Bắc đến gần vùng cực Nam. 
  • B. Gần vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. 
  • C. Vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. 
  • D. Vùng cực Bắc đến gần vùng xích đạo. 

Câu 13: Châu Á là châu lục

  • A. Rộng nhất thế giới, chiếm 1/3 diện tích đất nổi lên Trái Đất. 
  • B. Một bộ phận của lục địa Á Âu.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 14: Châu Á có hình dạng lãnh thổ như thế nào?

  • A. Hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bở các biển và vịnh.
  • B. Hình lòng máng, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần phía nam và đông nam.
  • C. Hình khối đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít vịnh biển.
  • D. Lãnh thổ rộng lớn trải dài trên 2 bán cầu.

Câu 15: Địa hình núi, cao nguyên và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở đâu?

  • A. Phía đông.
  • B. Phía tây.
  • C. Phía bắc.
  • D. Khu vực trung tâm.

Câu 16: Các đồng bằng rộng lớn bậc nhất của Châu Á là

  • A. Lưỡng Hà, Ấn -Hằng, Tây Xibia, Hoa Trung. 
  • B. Hoa Bắc, Hoa Trung, Đông Âu, Tu-ran. 
  • C. Ấn -Hằng, Amadôn, Tây Xibia, sông MêKông. 
  • D. Lưỡng Hà, Mitxixipi, Hoa Bắc, Tu-ran. 

Câu 17: Ở Châu Á, kiểu khí hậu phổ biến là gió mùa ẩm và phân bố ở các khu vực

  • A. Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á. 
  • B. Nam Á, Trung Á, Đông Nam Á. 
  • C. Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á. 
  • D. Đông Nam Á, Trung Á, Đông Á. 

Câu 18: Đỉnh núi nào cao nhất ở châu Á?

  • A. Phú Sĩ
  • B. Hy-ma-lay-a
  • C. Phan-xi-păng.
  • D. E-vơ-ret.

Câu 19: Hồ nào sau đây được gọi là “biển” ở châu Á?

  • A.  Bai-can, Ban-khat.
  • B. Ca-xpi, Chết.
  • C. A-rap, Nhật Bản.
  • D. Ô-khốt, Ca-ra.

Câu 20: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào? 

  • A.  Đông Nam Á.
  • B. Tây Nam Á.
  • C. Trung Á.
  • D. Nam Á. 

Câu 21: Kiểu khí hậu gió mùa ẩm ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á có đặc điểm chung là

  • A. Mùa đông có thời tiết khô và lạnh, mùa hạ thời tiết khô nóng. 
  • B. Mùa đông thời tiết lạnh khô, mùa hạ thời tiết nóng ẩm có nhiều mưa.
  • C. Mùa đông thời tiết ấm và ẩm, mùa hạ thời tiết khô nóng. 
  • D. Thời tiết nóng và ẩm quanh năm.

Câu 22: Do vị trí và kích thước nên khí hậu Châu Á rất đa dạng, theo thứ tự từ cực Bắc xuống xích đạo gồm có

  • A. Đới khí hậu cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu nhiệt đới.
  • B. Đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu xích đạo. 
  • C. Đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu xích đạo. 
  • D. Đới khí hậu cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu xích đạo. 

Câu 23: 3/4 diện tích châu lục là diện tích dạng địa hình nào?

  • A. Đồng bằng.
  • B. Núi, sơn nguyên.
  • C. Băng hà cổ.
  • D. Đồng bằng phù sa cổ.

Câu 24: Lãnh thổ Châu Á có chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam so với chiều dài từ bờ Đông sang bờ Tây (nơi rộng nhất) là

  • A. Chiều dài Bắc - Nam lớn hơn chiều rộng Đông -Tây.
  • B. Chiều dài Bắc - Nam nhỏ hơn chiều rộng Đông -Tây. 
  • C. Chiều dài Bắc - Nam gần bằng chiều rộng Đông -Tây. 
  • D. Chiều dài Bắc - Nam nhỏ bằng nửa chiều rộng Đông -Tây. 

Câu 25: Khó khăn lớn nhất của khí hậu châu Á là gì?

  • A. Khắc nhiệt và biến đổi khí hậu.
  • B. Khô nóng và biến đổi khí hậu.
  • C. Biến đổi khí hậu và bão, hạn hán, lũ lụt.
  • D. Ngập lụt, động đất, sương muối giá rét.

Câu 26: Khí hậu gió mùa châu Á phân bố chủ yếu ở đâu?

  • A. Nằm sâu trong nội địa và rìa phía tây nam.
  • B. Rìa phía nam, đông và đông nam.
  • C. Rìa phía tây nam và phía bắc.
  • D. Rìa phía nam và phía tây nam.

Câu 27: Đặc điểm địa hình và khoáng sản có ý nghĩa như thế nào đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á?

  • A. Phát triển nhiều ngành kinh tế.
  • B. Phát triển công nghiệp khai khoáng.
  • C. Chăn nuôi gia súc trên các cao nguyên.
  • D. Phát triển du lịch tự nhiên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác