5 phút giải Địa lí 7 cánh diều trang 87
5 phút giải Địa lí 7 cánh diều trang 87. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU ÂU
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
1. Vị trí địa lí và phạm vi châu Âu
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 1.1 hãy:
Cho biết châu Âu tiếp giáp với các biển, đại dương và châu lục nào?
Trình bày đặc điểm hình dạng và kích thước của châu Âu.
2. Đặc điểm tự nhiên
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, hãy:
Kể tên các dãy núi và đồng bằng ở châu Âu.
Phân tích đặc điểm các địa hình chính của châu Âu.
Câu 2: Đọc thông tin và quan sát hình 1.3, hãy phân tích phân hoá khí hậu ở châu Âu.
Câu 3: Quan sát hình 1.1 hãy xác định các con sông lớn ở châu Âu: Rai-no, Đa-nuyp, Von-ga.
Câu 4: Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, hãy phân tích đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Âu.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Tại sao ở châu Âu càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm và nhiệt độ càng tăng?
VẬN DỤNG
Câu 1: Hãy thu thập thông tin về một trong các sông lớn ở châu Âu: Vonga; Đanuyp, Rai-nơ.
PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.
1. Vị trí địa lí và phạm vi châu Âu
Câu 1:
Quan sát hình 1.1 sgk ta thấy:
- Châu Âu tiếp giáp với
Biển Bắc, biển Na Uy, biển Ban tích, biển Baren; biển Đen, biển I ô ni, biển măng xo, biển Caspi, Địa Trung Hải,...
Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương
Châu Á, Châu Phi
- Kích thước: Châu Âu có diện tích trên 10 triệu km2, chiếm 6,8 % diện tích đất liền của Trái Đất.
- Hình dạng: Lãnh thổ châu Âu trông tựa như một bán đảo lớn của lục địa Á – Âu kéo dài về phía tây nam. Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển và vịnh biển ăn sâu vào đất liền, làm cho lãnh thổ châu lục có hình dạng lồi lõm phức tạp.
2. Đặc điểm tự nhiên
Câu 1:
- Các dãy núi: Xcandinavi, Cacpat, Anpo, Uran, Capca, Apenin, Anpo Đinarich, Pirene,...
- Các đồng bằng: Pháp, Bắc Âu, Đông Âu.
- Đặc điểm các khu vực địa hình:
Khu vực đồng bằng: chiếm 2/3 diện tích và phân bố chủ yếu ở phía đông của châu lục. Các đồng bằng là miền đồi lượn sóng thoải, xen kẽ các vùng đất thấp hoặc thung lũng rộng.
Khu vực miền núi bao gồm núi già và núi trẻ. Địa hình núi già nằm ở phía bắc và vùng trung tâm của châu lục, chủ yếu là núi trung bình và núi thấp với những đỉnh tròn, sườn thoái. Địa hình núi trẻ tập trung ở phía nam châu lục, phần lớn các dãy núi trẻ có độ cao trung bình, núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm khoảng 1,5 % diện tích lãnh thổ. An-pơ là đây núi trẻ cao và đồ sộ nhất châu Âu.
Câu 2:
- Châu Âu có khí hậu phân hóa đa dạng. Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ nên châu Âu nằm trong 3 đới khí hậu chính.
Đới khí hậu cực và cận cực chiếm một dài hẹp ở Bắc Âu. Do tác động của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương nên mùa đông không quá lạnh, mùa hạ mát và ẩm. Lượng mưa trong năm ít.
Đới khí hậu ôn đới chiếm phần lớn lãnh thổ, bao gồm phần Tây Âu, Trung Âu và Đông Âu. Do địa hình bị cắt xẻ mạnh, đồng bằng và đồi núi thấp nằm ở giữa nên ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa làm cho khí hậu có sự phân hoá rõ rệt.
Đới khí hậu cận nhiệt đới nằm ở Nam Âu với kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải. Đặc điểm khí hậu: mùa hạ nóng, khô.
Câu 3:
Các con sông lớn ở châu Âu:
Rai-no
Đa-nuyp
Von-ga
Câu 4:
Thiên nhiên châu Âu phân hoá theo hai đới rõ rệt:
- Đới lạnh: bao gồm một phần nhỏ ở Bắc Âu và các đảo, quần đảo ở Bắc Băng Dương: Thực vật chủ yếu có rêu và địa y. Động vật rất nghèo về thành phần loài, thường gặp nhất là chuột Lem-mút, chó sói, chồn, cú bắc cực,...
- Đới ôn hòa chiếm phần lớn lãnh thổ châu Âu. Do sự phân hoá khí hậu theo hướng tây – đông nên thực vật cũng thay đổi theo.
Vùng ven biển phía tây có rừng lá rộng, rừng hỗn hợp.
Vào sâu trong nội địa là rừng lá kim, thảo nguyên.
Về phía đông nam, mùa đông ngắn dần, mùa hạ nóng, lượng mưa giảm, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên mà bán hoang mạc.
Về phía nam, do ảnh hưởng của khí hậu cận nhiệt địa trung hải nên thực vật phổ biến là kiểu rừng lá cứng địa trung hải như: sồi, nguyệt quế, ô liu, thông, tuyết tùng....
Động vật đa dạng như: nai sừng tấm, sóc, gấu nâu, linh miêu, thằn lằn, tắc kè, rùa, rắn,...
LUYỆN TẬP
Câu 1:
Ở châu Âu càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm và nhiệt độ càng tăng là vì: phía Tây do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương, nhiệt độ ấm hơn, đường đẳng nhiệt 0oC lên đến vĩ độ trên 60oB. Vào sâu trong lục địa, ảnh hưởng của biển giảm dần, mùa đông lạnh hơn, nhiệt độ tăng dần từ Bắc xuống Nam, đường đẳng nhiệt 0oC lùi xuống những vĩ độ thấp hơn...
VẬN DỤNG
Câu 1:
Con sông Volga tọa lạc ở phía Tây Bắc của thủ đô nước Nga, dòng sông này có nguồn gốc từ đồi Valdai. Đây là dòng sông nằm các thành phố Saint- Petersburg 320 km đường bộ được chia thành khá nhiều nhóm nhỏ khác nhau. Những nhánh nhỏ này có nhiệm vụ tưới tiêu cho phần lớn miền Tây nước Nga. Dòng sông huyền thoại này còn gắn liền với cuộc sống người dân Matxcova và in sâu trong tiềm thức mỗi người. Tình cảm sâu đậm với con nổi tiếng ở Nga còn hóa thành vần thơ, ngân vang trong lời bài hát về sông Volga của các nhà thơ nhạc sĩ nổi tiếng xứ sở Bạch Dương.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Địa lí 7 cánh diều, giải Địa lí 7 cánh diều trang 87, giải Địa lí 7 CD trang 87
Bình luận