5 phút giải Địa lí 7 cánh diều trang 107

5 phút giải Địa lí 7 cánh diều trang 107. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 7. BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ CHÂU Á, CÁC KHU VỰC CỦA CHÂU Á

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

1. Bản đồ chính trị châu Á

Câu 1: Quan sát hình 7.1, hãy xác định các khu vực của châu Á.

2. Đặc điểm tự nhiên các khu vực của châu Á

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hình 5.2, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á.

Câu 2: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1 và 5.2, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á.

Câu 3: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hình 5.2, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á.

Câu 4: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hình 5.2, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Á.

Câu 5: Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hình 5.2, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên cu khu vực Trung Á.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Hãy kể tên các khu vực của châu Á. Em yêu thích nhất khu vực nào? Vì sao? 

VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy thu thập tranh ảnh, tư liệu về đặc điểm tự nhiên của một trong các khu vực ở châu Á.

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

1. Bản đồ chính trị châu Á

Câu 1:

Các khu vực của châu Á:

- Khu vực Đông Nam Á

- Khu vực Đông Á

- Khu vực Nam Á

- Khu vực Bắc Á

- Khu vực Tây Á

- Khu vực Trung Á

2. Đặc điểm tự nhiên các khu vực của châu Á

Câu 1: 

- Địa hình Đông Á gồm hai bộ phận là lại địa và hải đảo.

+ Phần đất liền: Ở phía tây bộ phận lục địa là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa, hoang mạc; ở phía đông là vùng đồi, núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng.

+ Hải đảo có những dãy núi uốn nếp trẻ, xen kẽ các cao nguyên thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa.

- Khí hậu Đông Á phân hoá từ bắc xuống nam, từ tây sang đông. Khu vực phía tây và phía bắc có khí hậu khắc nghiệt hơn khu vực phía đông và phía nam.

- Cảnh quan:  đa dạng. Rừng là kim ở phía bắc, sâu trong nội địa là vùng thảo nguyên rộng lớn, phía nam là rừng lá rộng, nhiệt.

- Sông ngòi: Đông Á có nhiều sông lớn như: Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang...

- Khoáng sản: như: than, sắt, dầu mỏ, mun-gan....

Câu 2:

- Địa hình: Đông Nam Á gồm hai bộ phận là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

+ Đông Nam Á lục địa có địa hình đồi, núi là chủ yếu; hầu hết các dãy núi có độ cao trung bình, chạy theo hướng bắc - nam hoặc tây bắc - đông nam; các đồng bằng phù sa phân bố ở hạ lưu các con sông.

+ Đông Nam Á hải đảo có những dãy núi trẻ và thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.

- Khí hậu: Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông nhiệt độ hạ thấp, mưa nhiều vào mùa hạ. Đại bộ phận Đông Nam Á hải đảo có khí hậu xích đạo nóng và mưa đều quanh năm.

- Cảnh quan: Thực vật ở Đông Nam Á chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm

- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi phát triển, nhiều sông lớn như: Mê Công, I-ra-oa-đi, Mê Nam,..

- Khoáng sản phong phú: thiếc, đồng, than, dầu mỏ, khí đốt,...

Câu 3:

- Địa hình: có ba dạng địa hình chính.

+ Hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ nằm ở phía bắc với nhiều đỉnh núi cao trên 8 000 m.

+ Ở giữa là đồng bằng Án – Hằng.

+ Phía nam là sơn nguyên Đề-can.

- Khí hậu có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa và khô rõ rệt.

- Cảnh quan: điển hình là rừng nhiệt đới ẩm. Ở những nơi khuất gió, lượng mưa ít có sự xuất hiện của rừng thừa và xa-van, cây bụi.

- Sông ngòi: Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn như: sông An, sông Hằng, sông Bra-ma-pút...

- Khoáng sản: Nam Á giàu tài nguyên khoáng sản như: than, sắt, man-gan, đồng, dầu mỏ.

Câu 4:

- Địa hình: Tây Á có núi và sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích.

+ Phía bắc có nhiều dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nổi hệ thống An-pơ với Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên I-ran và sơn nguyên A-na-tô-ni.

+ Phía nam là sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà.

- Khí hậu: có khí hậu khô hạn. Lượng mưa trung bình năm khoảng 200 – 250 mm. Mùa hạ nóng và khô, có nơi nhiệt độ vào tháng 7 lên tới 45 °C. Mùa đông khô và lạnh.

- Cảnh quan: Phía tây bắc của khu vực có thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích. Rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải phát triển ở khu vực ven bờ Địa Trung Hải.

- Sông ngòi kém phát triển, các sông thường ngắn và ít nước. Hai sông lớn nhất khu vực là sông Tigrơ và sông Ơ-phrát.

- Khoáng sản: Khoảng 1/2 lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung ở Tây Á.

Câu 5:

- Địa hình:

+ Các dãy núi cao và đồ sộ nằm ở phía đông nam như: Thiên Sơn, Pa-mi-a, Hindu Cúc,...

+ Đồng bằng và hoang mạc nằm ở phía tây như: đồng bằng Tu-ran, hoang mục Cra-cơm.

- Khí hậu của Trung Á khô hạn, mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, thỉnh thoảng có tuyết rơi.

- Sông ngòi ở Trung Á kém phát triển, hai sông lớn nhất của khu vực là Xưa Đa-ri-a và A-mu Đa-ri-a, có ý nghĩa rất quan trọng đối với khu vực này.

- Cảnh quan: Hoang mạc phát triển trên phần lớn diện tích của Trung Á, khu vực phía bắc và ven hồ A-ran có các thảo nguyên rộng lớn.

- Dầu mỏ và khí đốt là nguồn tài nguyên có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực.

LUYỆN TẬP

Câu 1: 

Các khu vực của châu Á

  • Đông Á

  • Nam Á

  • Đông Nam Á

  • Trung Á

  • Tây Á

Em thích nhất khu vực Đông Nam Á

VẬN DỤNG

Câu 1: 

Khu vực Đông Nam Á nằm thuộc phía Đông Nam của Châu Á. Nó nằm ở phía Đông của Tiểu Lục địa Ấn Độ, phía Bắc của Úc và phía Nam của Trung Quốc. Đồng thời nằm giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 

Khu vực Đông Nam Á  có 11 quốc gia với diện tích rơi vào khoảng 4.500.000 km2. Diện tích của Đông Nam Á chiếm 10,5 % Châu Á và chiếm 3% tổng diện tích đất của cả trái đất.

Dân số của Đông Nam Á hiện nay thuộc vào dân số trẻ, có số lượng người thuộc độ tuổi lao động cao.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Địa lí 7 cánh diều, giải Địa lí 7 cánh diều trang 107, giải Địa lí 7 CD trang 107

Bình luận

Giải bài tập những môn khác