5 phút giải Địa lí 7 cánh diều trang 150

5 phút giải Địa lí 7 cánh diều trang 150. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.

BÀI 22. CHÂU NAM CỰC

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

1. Vị trí địa lí châu Nam Cực

Câu 1: Quan sát hình 22.1 và quả địa cầu, hãy nêu vị trí địa lí của châu Nam Cực.

Giải bài 22 Châu Nam Cực

2. Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 22.1, hãy trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực. 

Giải bài 22 Châu Nam Cực

3. Đặc điểm thiên nhiên châu Nam Cực

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 22.1, hình 22.4, hình 22.5, hãy trình bày đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực. 

Giải bài 22 Châu Nam Cực

Giải bài 22 Châu Nam Cực

4. Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 22.6, hãy mô tả kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu. 

Giải bài 22 Châu Nam Cực

LUYỆN TẬP

Câu 1: Sự ấm lên của khí hậu có tác động như thế nào đối với thiên nhiên của châu Nam Cực? 

Câu 2: Vì sao châu Nam Cực không có cư dân sinh sống thường xuyên?

VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy thu thập thông tin về hiện trọng băng tan và băng trôi ở châu Nam Cực.

PHẦN II: 5 PHÚT GIẢI BÀI.

1. Vị trí địa lí châu Nam Cực

Câu 1: 

- Châu Nam Cực bao gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.

- Nằm chủ yếu trong vòng cực Nam (66°33'N), được bao bọc bởi Nam Đại Dương, có diện tích khoảng 14,1 triệu km2, là châu lục rộng thứ tư trên thế giới.

2. Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Câu 1: 

- Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực:

- Đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên được lục địa Nam Cực

- Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện. Nhiều quốc gia như: Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Ác-hen-ti-na, Chi-lê, Niu Di-len, Nhật Bản,... đã xây dựng các trạm nghiên cứu khoa học tại đây.

- Năm 1959, có 12 quốc gia đã ký Hiệp ước Nam Cực nhằm bảo tồn lục địa Nam Cực cho mục đích hoà bình và nghiên cứu khoa học. Hiệp ước này nghiêm cấm các hoạt động quân sự, thăm dò và khai thác khoáng sản cũng như xá thái phóng xạ.

- Đến năm 2020, có 53 quốc gia tham gia Hiệp ước, trong đó có 29 quốc gia tham vấn.

- Châu Nam Cực hiện không có cư dân sinh sống thường xuyên, nhưng hằng năm vẫn có khoảng từ 1 000 đến 5.000 nhà khoa học và khách du lịch đến đây.

3. Đặc điểm thiên nhiên châu Nam Cực

Câu 1: Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực:

- Địa hình: Châu Nam Cực có độ cao trung bình lớn nhất trên Trái Đất. Đại bộ phận lãnh thổ bị băng bao phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. 

- Khoáng sản: giàu tài nguyên khoáng sản. Các khoáng sản chính là than và sắt. Bên cạnh đó, vùng thềm lục địa còn có tiềm năng về dầu mỏ.

- Khí hậu: lạnh nhất, nhiều gió bão nhất và khô nhất trên Trái Đất. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ khoảng 60 °C ở trung tâm đến – 10 °C ở vùng ven biển. Châu Nam Cực là nơi có nhiều gió bão do nằm trong vùng khí áp cao. Châu Nam Cực có lượng mưa trung bình năm chỉ khoảng từ 50 mm đến 150 mm, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi

- Sinh vật:Thực vật rất nghèo nàn do khí hậu lạnh giá và khô hạn. Các loài địa y và rêu chỉ xuất hiện tại các ốc đảo vào mùa hạ. Ven lục địa, trên các đảo và vùng biển xung quanh có nhiều loài động vật chịu được lạnh như chim cánh cụt, hải cầu, chim biển, cá voi,...

4. Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu

Câu 1: 

Thiên nhiên châu Nam Cực rất nhạy cảm với biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiệt độ tăng sẽ làm băng bị tan, dẫn đến sự thay đổi địa hình, gia tăng mực nước biển, thay đổi độ mặn của nước biển và làm biến đổi chuỗi thức ăn của sinh vật.

LUYỆN TẬP

Câu 1: 

Sự ấm lên của khí hậu đã tạo thành các vết nứt trong kết cấu vững chắc của các thềm băng và khiến các mảng băng phía trên càng dễ bị tổn thương, ngay cả đối với khu vực phía đông của Nam Cực. Lượng băng của Nam Cực nếu tan chảy hết có thể làm mực nước biển dâng lên hàng chục mét, thay đổi địa hình, làm ảnh hưởng đến các loài sinh vật,...

Câu 2: 

Châu Nam Cực không có cư dân sinh sống thường xuyên vì chấu Nam cực là  cao nguyên băng khổng lồ, nhiệt độ lạnh nhất thế giới.

VẬN DỤNG

Câu 1: 

Các nhà nghiên cứu cho biết, hiện tượng tan băng ở Nam Cực có thể khiến mực nước biển tăng 'khủng khiếp nếu các quốc gia không hạn chế xu hướng ấm lên toàn cầu dưới 2 độ C (3,6 độ F), gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các vùng trũng và vùng ven biển.

Nghiên cứu cho biết, nếu giới hạn trên của mức nhiệt độ mục tiêu được đặt ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu bị vượt quá, tảng băng ở Nam Cực tan chảy có thể khiến mực nước biển trên toàn cầu dâng trung bình 0,07 inch (0,18 cm)/năm vào năm 2060 và những năm tiếp theo.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Địa lí 7 cánh diều, giải Địa lí 7 cánh diều trang 150, giải Địa lí 7 CD trang 150

Bình luận

Giải bài tập những môn khác