Tóm tắt kiến thức địa lí 7 kết nối bài chủ đề 2: Đô thị lịch sử và hiện tại

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lí 7 kết nối bài chủ đề 2 Đô thị lịch sử và hiện tại. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

CHỦ ĐỀ CHUNG 2: ĐÔ THỊ: LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI

1. ĐÔ THỊ VÀ SỰ HÌNH THÀNH NÊN VĂN MINH CỔ ĐẠI

- Ở phương Đông:

+ Từ xa xưa, trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi đã có cư dân tập trung sinh sống.

+ Người dân canh tác nông nghiệp trên những đồng bằng màu mỡ, phì nhiêu, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm,...

+ Sản xuất dần phát triển, dân số tăng lên, những khu định cư nhỏ ban đầu đã dân mở rộng thành các khu dân cư đông đúc và có sự phân công lao động

=> Hình thành các đô thị (thành thị) cổ đại như: Ba-bi-lon (ở vùng Lưỡng Hà), Mem-phít (ở Ai Cập),…

- Ở phương Tây:

+ Ở Hy Lạp, La Mã cổ đại, đất đai khô cằn chỉ thích hợp trồng những cây lâu năm, tuy nhiên, lại có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc hình thành những hải cảng => Chính những hải cảng này đã trở thành trung tâm của các đô thị.

+ Sống gần biển, có nhiều mỏ khoáng sản nên cư dân ở đây sớm phát triển mạnh hoạt động buôn bán hàng hải và sản xuất thủ công nghiệp.

- Mối quan hệ giữa đô thị với các nền văn minh cổ đại:

+ Tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành của các nền văn minh cổ đại. 

+ Hầu hết đô thị ở phương Đông là trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế và giao thông của các quốc gia cổ đại. 

+ Các đô thị ở phương Tây cổ đại đóng vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, đồng thời cũng đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các nền văn minh. 

2. CÁC ĐÔ THỊ CHÂU ÂU THỜI TRUNG ĐẠI VÀ VAI TRÒ CỦA GIỚI THƯƠNG NHÂN

- Sự ra đời của các đô thị châu Âu thời trung đại:

+ Từ thế kỉ XI, sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các lãnh địa phong kiến có nhiều biến đổi.

+ Một số thợ thủ công đã tìm cách trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền để chuộc lại tự do. Họ tìm đến những nơi đông dân cư, gần nguồn nguyên liệu, nơi giao nhau của các trục đường chính,... nhóm nhau lại để cùng sản xuất, buôn bán => hình thành các đô thị.

+ Đô thị do lãnh chúa, Giáo hội xây dựng hoặc được phục hồi từ những đô thị cổ đại.

- Vai trò của giới thương nhân trong các đô thị châu Âu trung đại:

+ Có vai trò to lớn

+ Hoạt động của thương nhân và thương hội đã thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên, đóng kín trong các lãnh địa trước đây. 

+ Thương nhân là những người có đầu óc. Họ phản đối văn hoá phong kiến lỗi thời, lạc hậu và đòi hỏi xây dựng một nền văn hoá mới.

=> Phong trào Văn hoá Phục hưng đã nảy nở, mở ra thời kì phát triển xán lạn của văn hoá phương Tây thời trung đại.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức địa lí 7 KNTT bài chủ đề 2 Đô thị lịch sử và hiện tại, kiến thức trọng tâm địa lí 7 kết nối bài chủ đề 2 Đô thị lịch sử và hiện tại, Ôn tập địa lí 7 kết nối bài chủ đề 2 Đô thị lịch sử và hiện tại

Bình luận

Giải bài tập những môn khác