Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 7 kết nối tri thức học kì II (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 kết nối tri thức học kì 2 (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bộ tộc người bản địa của châu Đại Dương là

  • A. Ô-xtra-lô-it.
  • B. Mê-la-nê-diêng.
  • C. Pô-li-nê-diêng.
  • D. Ne-gro-it.

Câu 2: Người Anh-điêng sinh sống chủ yếu bằng nghề gì?

  • A. Săn bắn.
  • B. Trồng trọt.
  • C. Chăn nuôi.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 3: Hồ nước ngọt nào ở Bắc Mỹ có diện tích lớn nhất thế giới?

  • A. Hồ Mi-si-gân.
  • B. Hồ Hun-rôn.
  • C. Hồ Ê-ri-ê.
  • D. Hồ Thượng.

Câu 4: Quần đảo Niu Di-len và phía nam Ô-xtrây-li-a có khí hậu

  • A. Địa Trung Hải.
  • B. Lục địa.
  • C. Ôn đới.
  • D. Nhiệt đới.

Câu 5: Châu Mĩ có những nền văn minh cổ đại

  • A. Mai-a, In-ca, A-xơ-tếch.
  • B. Mai-a, sông Nin, Đông Sơn.
  • C. In-ca, Mai-an, sông Nin.
  • D. Hoàng Hà, A-xơ-tếch, sông Nin.

Câu 6: Năm 2020 đô thị nào có số dân lớn nhất ở Bắc Mỹ?

  • A. Si-ca-gô.
  • B. Lốt An-giơ-lét.
  • C. Môn-trê-an.
  • D. Niu Óoc.

Câu 7: Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu

  • A. Nóng, ẩm và khô.
  • B. Nóng, ẩm và điều hòa.
  • C. Nóng, khô và lạnh.
  • D. Khô, nóng và ẩm.

Câu 8: Nguyên nhân nào thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ?

  • A. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp.
  • B. Sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ.
  • C. Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp.
  • D. Sự di dân từ nông thôn lên thành phố tìm việc làm.

Câu 9: Ở Bắc Mĩ có mấy khu vực địa hình chính?

  • A. Hai khu vực.
  • B. Ba khu vực.
  • C. Bốn khu vực.
  • D. Năm khu vực.

Câu 10: Hệ thực - động vật vô cùng phong phú ở đồng bằng A-ma-dôn (Nam Mĩ) do đâu?

  • A. Nằm sâu trong lục địa.
  • B. Sông A-ma-dôn.
  • C. Địa hình bằng phẳng.
  • D. Khí hậu xích đạo và cận xích đạo.

Câu 11: Châu Đại dương nằm giữa hai đại dương nào?

  • A. Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương.
  • B. Ấn Độ Dương - Đại Tây Dương.
  • C. Đại Tây Dương - Bắc Băng Dương.
  • D. Bắc Băng Dương - Thái Bình Dương.

Câu 12: Phía tây Trung Mỹ có những cảnh quan nào?

  • A. Xa van và rừng thưa.
  • B. Rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.
  • C. Rừng mưa nhiệt đới.
  • D. Rừng thưa nhiệt đới.

Câu 13: Dòng sông được mệnh danh “Vua của các dòng sông” nằm ở châu Mỹ là

  • A. Sông Mixixipi.
  • B. Sông Amadon.
  • C. Sông Panama.
  • D. Sông Orrinoco.

Câu 14: Các trung tâm kinh tế quan trọng phân bố ở đâu?

  • A. Phía Bắc Ca-na-đa.
  • B. Phía Đông Bắc Hoa Kỳ.
  • C. Phía Tây Hoa Kỳ.
  • D. Phía Đông Ca-na-đa.

Câu 15: Từ Tây sang Đông các dạng địa hình Bắc Mĩ lần lượt như thế nào?

  • A. Dãy A-pa-lat, đồng bằng Trung tâm, hệ thống Cooc-đi-e.
  • B. Hệ thống Cooc-đi-e, dãy A-pa-lat, đồng bằng Trung tâm.
  • C. Hệ thống Cooc-đi-e, dãy A-pa-lat, núi cổ.
  • D. Hệ thống Cooc-đi-e, đồng bằng Trung tâm, dãy A-pa-lat.

Câu 16: Phía tây của Nam Mỹ xen kẽ là dạng địa hình nào?

  • A. Các đồng bằng rộng và bằng phẳng.
  • B. Các dãy núi chạy song song.
  • C. Các bồn địa và sơn nguyên.
  • D. Các thung lũng và cao nguyên.

Câu 17: Châu Đại Dương nằm trong vành đai nhiệt nào?

  • A. Vành đai nóng.
  • B. Vành đai lạnh.
  • C. Cả vành đai nóng và vành đai lạnh.
  • D. Vành đai ôn hòa.

Câu 18: Núi An-đét cao trung bình

  • A. 1500 - 5000m.
  • B. 3000 - 5000m.
  • C. 3000m.
  • D. 4500 - 5000m.

Câu 19: Atlat là dãy núi trẻ duy nhất của Châu Phi ở khu vực nào?

  • A. Bắc Phi.
  • B. Đông Phi.
  • C. Trung Phi.
  • D. Nam Phi.

Câu 20: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

  • A. Thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc - Nam.
  • B. Thiên nhiên phân hóa theo chiều Đông Tây.
  • C. Thiên nhiên thay đổi theo chiều cao.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 21: Đặc điểm nào không phải vai trò của rừng A-ma-dôn?

  • A. Là “lá phổi xanh” của Trái Đất.
  • B. Cung cấp số lượng gỗ lớn cho sản xuất công nghiệp.
  • C. Nguồn dự trữ sinh học quý giá.
  • D. Điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái toàn cầu.

Câu 22: Nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất châu Đại Dương

  • A. Pa-pua Niu Ghi-nê.
  • B. Ôt-xtrây-li-a.
  • C. Va-nua-tu.
  • D. Niu Di-len.

Câu 23: Càng lên cao thiên nhiên của dãy núi An-đét càng thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của yếu tố nào?

  • A. Hướng địa hình.
  • B. Độ cao địa hình.
  • C. Nhiệt độ.
  • D. Nhiệt độ và độ ẩm.

Câu 24: Tại sao phía Bắc Ca-na-đa kinh tế không phát triển?

  • A. Khí hậu khắc nghiệt.
  • B. Thiếu nguồn lao động.
  • C. Địa hình hiểm trở.
  • D. Thiếu nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Câu 25: Trung và Nam Mỹ dẫn đầu về sự phát triển nào?

  • A. Kinh tế.
  • B. Dân số.
  • C. Đô thị.
  • D. Di dân.

Câu 26: Vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ ảnh hưởng như thế nào đến thiên nhiên châu Mĩ.

  • A. Thiên nhiên phân hóa đa dạng, phức tạp.
  • B. Thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai.
  • C. Khí hậu khắc nghiệt chiếm phần lớn diện tích.
  • D. Lãnh thổ rộng, tích chất lục địa rõ rệt.

Câu 27: Người châu Âu chủ yếu đến từ những nước nào?

  • A. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
  • B. Đức và I-ta-li-a.
  • C. Thụy điển và Bỉ.
  • D. Anh và Pháp.

Câu 28: Sự phân hóa theo chiều cao thể hiện rõ rệt nhất ở đâu?

  • A. Các sơn nguyên phía Đông.
  • B. Đồng bằng ở giữa.
  • C. Dãy núi An-đét.
  • D. Phía Nam Nam Mĩ.

Câu 29: Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ có đặc điểm gì?

  • A. Tỉ lệ dân đô thị cao, đứng đầu thế giới.
  • B. Đô thị hóa phát triển nhờ hoạt động nông nghiệp.
  • C. Các đô thị tập trung ven Thái Bình Dương.
  • D. Càng vào sâu trong nội địa, đô thì lớn, tập trung đông.

Câu 30: Khoáng sản tập trung chủ yếu ở

  • A. Đông Thái Bình Dương.
  • B. Bắc Thái Bình Dương.
  • C. Tây Thái Bình Dương.
  • D. Nam Thái Bình Dương.

Câu 31: Bắc Mỹ có diện tích đất đồng bằng rộng lớn nhưng hiện nay đang bị thoái hóa mạnh do nguyên nhân nào?

  • A. Lớp phủ thực vật bị phá hủy.
  • B. Sử dụng phân bón hóa học lớn và thuốc bảo vệ thực vật.
  • C. Chất thải công nghiệp.
  • D. Nguồn nước bị ô nhiễm.

Câu 32: Các đô thị lớn của Bắc Mỹ thường tập trung ở đâu?

  • A. Phía Nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương.
  • B.  Ven Thái Bình Dương và ven Đại Tây Dương.
  • C. Phía Bắc Bắc Mỹ và Phía Nam hệ thống Ngũ Hồ.
  • D. Ven Thái Bình Dương và phía Bắc Bắc Mỹ.

Câu 33: Quốc gia nào có tỉ lệ dân thành thị cao nhất ở Trung và Nam Mỹ?

  • A. Bra-xin.
  • B. Mê-hi-cô.
  • C. Ac-hen-ti-na.
  • D. Vê-nê-du-ê-la.

Câu 34: Mật độ dân số châu Đại Dương so với thế giới

  • A. Thấp nhất.
  • B. Trung bình.
  • C. Khá cao.
  • D. Cao.

Câu 35: Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư Bắc Mỹ?

  • A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo.
  • B. Gia tăng dân số tự nhiên.
  • C. Thành phần chủng tộc đa dạng.
  • D. Đô thị hóa phát triển.

Câu 36: Nền văn hóa Mỹ La-tinh ra đời do đâu?

  • A. Người gốc bản địa Anh-điêng với người gốc Phi.
  • B. Người gốc Phi với người gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
  • C. Người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người gốc bản địa Anh-điêng.
  • D. Người gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người gốc Phi và người Anh-điêng.

Câu 37: Người gốc nào cư trú trên lãnh thổ Bắc Mỹ?

  • A. Người Anh-điêng và người Ê-xki-mô.
  • B. Người Ê-xki-mô và người In-ca.
  • C. Người Mai-a và người Anh-điêng.
  • D. Người Mai-a và người In-ca.

Câu 38: Tại sao đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát?

  • A. Không xuất phát từ phát triển công nghiệp, chủ yếu là di dân.
  • B. Công nghiệp phát triển mạnh, gia tăng dân số nhanh.
  • C. Thành phần chủng tộc đa dạng, ngôn ngữ phong phú.
  • D. Tình trạng di dân đông nhất trên thế giới.

Câu 39: Sau khi người Âu gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sang xâm chiếm, sự pha trộn văn hóa của các tộc người đã hình thành nền văn hóa gì ở Trung và Nam Mỹ?

  • A. Văn hóa May-a.
  • B. Văn hóa In-ca.
  • C. Văn hóa A-dơ-tếch.
  • D. Văn hóa Mỹ la-tinh.

Câu 40: Châu Đại Dương có một số đảo thuộc chủ quyền của một số quốc gia ở châu lục khác

  • A. Anh, Pháp, Hoa Kỳ và Chi-lê.
  • B. Anh, Pháp, Trung Quốc, Hoa Kỳ.
  • C. Pháp, Đức, Anh, Hoa Kỳ.
  • D. Đức, Anh, Nga, Hoa Kỳ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác