Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 7 kết nối tri thức học kì II (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 kết nối tri thức học kì 2 (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Niu Di-len là đảo

  • A. San hô.
  • B. Lục địa.
  • C. Núi lửa.
  • D. Đảo đá.

Câu 2: Châu Đại Dương trải dài từ đâu đến đâu?

  • A. Từ khỏang 10$^{o}$N đến 30$^{o}$N.
  • B. Từ khỏang 10$^{o}$N đến 39$^{o}$N.
  • C. Từ khỏang 10$^{o}$N đến 20$^{o}$N.
  • D. Từ khỏang 10$^{o}$N đến 29$^{o}$N.

Câu 3: Châu Mỹ không tiếp giáp đại dương nào sau đây?

  • A. Ấn Độ Dương.
  • B. Đại Tây Dương.
  • C. Bắc Băng Dương.
  • D. Thái Bình Dương.

Câu 4: Người gốc nào cư trú trên lãnh thổ Bắc Mỹ?

  • A. Người Anh-điêng và người Ê-xki-mô.
  • B. Người Ê-xki-mô và người In-ca.
  • C. Người Mai-a và người Anh-điêng.
  • D. Người Mai-a và người In-ca.

Câu 5: Ở châu Đại Dương có những loại đảo nào?

  • A. Đảo núi lửa và đảo san hô.
  • B. Đảo núi lửa và đảo động đất.
  • C. Đảo san hô và đảo nhân tạo.
  • D. Đảo nhân tạo và đảo sóng thần.

Câu 6: Ô-xtrây-li-a thực hiện những biện pháp như phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, công viên biển, vườn quốc gia… nhằm bảo vệ yếu tố tự nhiên nào?

  • A. Động vật, thực vật.
  • B. Tài nguyên rừng.
  • C. Đa dạng sinh học.
  • D. Tài nguyên biển.

Câu 7: Trên đảo Ta-xma-ni-a phát triển thảm thực vật nào sau đây?

  • A. Hoang mạc.
  • B. Thảo nguyên.
  • C. Xavan.
  • D. Rừng nhiệt đới.

Câu 8: Ca-na-da có trung tâm kinh tế lớn nào?

  • A. Lốt-An-giơ-lét.
  • B. Van-cu-bơ.
  • C. Oa-sinh-tơn.
  • D. Si-ca-gô.

Câu 9: Sau khi phát hiện ra châu Mỹ người châu Âu đã làm gì?

  • A. Xâm chiếm châu Mỹ.
  • B. Xâm chiếm thuộc địa ở châu lục mới.
  • C. Đánh dấu lãnh thổ.
  • D. Vẽ bản đồ.

Câu 10: Các đô thị nhỏ Bắc Mĩ tập trung ở đâu?

  • A. Phía Nam hệ thống ngũ hồ.
  • B. Ven Đại Tây Dương.
  • C. Vào sâu trong nội địa.
  • D. Đồng bằng trung tâm.

Câu 11: Loài thực vật nào sau đây được in trên quốc huy của Ô-xtrây-li-a?

  • A. Thông.
  • B. Phi lao.
  • C. Keo hoa vàng.
  • D. Lim.

Câu 12: Để khai thác bền vững tài nguyên nước Bắc Mỹ đã thực hiện những biện pháp nào?

  • A. Phát triển nông nghiệp theo hướng “nông nghiệp xanh”.
  • B. Tiến hành mua nước sạch để sử dụng.
  • C. Quy định xử lí nước thải, ban hành Đạo luật nước sạch.
  • D. Hạn chế chất thải từ nông nghiệp và công nghiệp.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải địa hình Bắc Mỹ?

  • A. Miền núi Cooc-di-e cao đồ sộ ở phía tây.
  • B. Miền đồng bằng ở giữa có độ cao 200-500m.
  • C. Dãy núi A-pa-lat ở phía đông, hướng đông bắc - tây nam.
  • D. Gồm một khối cao nguyên khổng lồ.

Câu 14: Người châu Phi được đưa đến châu Mỹ để?

  • A. Làm thủy thủ.
  • B. Làm công nhân.
  • C. Làm nông dân.
  • D. Làm nô lệ.

Câu 15: Tổng diện tích của châu Đại Dương là

  • A. 7,7 triệu km$^{2}$.
  • B. 8,5 triệu km$^{2}$.
  • C. 9 triệu km$^{2}$.
  • D. 9,5 triệu km$^{2}$.

Câu 16: Năm 2020 đô thị nào có số dân lớn nhất ở Bắc Mỹ?

  • A. Si-ca-gô.
  • B. Lốt An-giơ-lét.
  • C. Môn-trê-an.
  • D. Niu Óoc.

Câu 17: Châu Đại Dương nằm trong vành đai nhiệt nào?

  • A. Vành đai nóng.
  • B. Vành đai lạnh.
  • C. Cả vành đai nóng và vành đai lạnh.
  • D. Vành đai ôn hòa.

Câu 18: Đại bộ phận diện tích lãnh thổ Ô-xtrây-li-a có khí hậu?

  • A. Lạnh giá.
  • B. Khô hạn.
  • C. Ôn hòa.
  • D. Ẩm ướt.

Câu 19: Dãy núi cao, đồ sộ nhất Bắc Mỹ là

  • A. Coocdie
  • B. Atlat.
  • C. Apalat.
  • D. Andet.

Câu 20: Châu Mỹ được chia thành 3 khu vực là

  • A. Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Mỹ Latinh.
  • B. Nam Mỹ, Trung Mỹ, Ca-ri-bê.
  • C. Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ.
  • D. Mỹ Latinh, Trung Mỹ và Ca-ri-bê, Bắc Mỹ.

Câu 21: Hoang mạc nào là hoang mạc khô cằn nhất thế giới ở Trung và Nam Mỹ?

  • A. Gô-bi.
  • B. Xa-ha-ra.
  • C. A-ta-ca-ma.
  • D. Ca-la-ha-ri.

Câu 22: Nguyên nhân cơ bản để khí hậu châu Đại Dương ôn hòa là

  • A. Nằm ở đới ôn hòa.
  • B. Nhiều thực vật.
  • C. Được biển bao quanh.
  • D. Mưa nhiều.

Câu 23: Chương trình quốc gia về chăm sóc đất được Ô-xtrây-li-a triển khai năm bao nhiêu?

  • A. 1989.
  • B. 1998.
  • C. 1999.
  • D. 2000.

Câu 24: Nguồn nước sông ở Bắc Mỹ chủ yếu ở đâu?

  • A. Nước ao, hồ.
  • B. Mưa, tuyết và băng tan.
  • C. Băng tan.
  • D. Nguồn nước ngầm, mưa.

Câu 25: Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ?

  • A. Thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc - Nam.
  • B. Thiên nhiên phân hóa theo chiều Đông Tây.
  • C. Thiên nhiên thay đổi theo chiều cao.
  • D. Thiên nhiên thay đổi theo hướng địa hình.

Câu 26: Châu Mỹ được người Châu Âu phát kiến khi nào?

  • A. Cuối thế kỉ XIV.
  • B. Cuối thế kỉ XV.
  • C. Cuối thế kỉ XVI.
  • D. Cuối thế kỉ XII.

Câu 27: Ô-xtrây-li-a có bao nhiêu loài động vật có vú?

  • A. Hơn 320 loài.
  • B. Hơn 350 loài.
  • C. Hơn 370 loài.
  • D. Hơn 360 loài.

Câu 28: Diện tích rừng của Ô-xtrây-li-a năm 2020 là?

  • A. 129,5 triệu ha.
  • B. 130,7 triệu ha.
  • C. 133,1 triệu ha.
  • D. 134,0 triệu ha.

Câu 29: Phía tây của Nam Mỹ xen kẽ là dạng địa hình nào?

  • A. Các đồng bằng rộng và bằng phẳng.
  • B. Các dãy núi chạy song song.
  • C. Các bồn địa và sơn nguyên.
  • D. Các thung lũng và cao nguyên.

Câu 30: Xét về diện tích, châu Đại Dương xếp thứ mấy thế giới?

  • A. Thứ ba.
  • B. Thứ tư.
  • C. Thứ năm.
  • D. Thứ sáu.

Câu 31: Biện pháp nào không được Ô-xtrây-li-a sử dụng nhằm bảo vệ đa dạng sinh học?

  • A. Phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên.
  • B. Xây dựng công viên biển.
  • C. Thành lập các vườn quốc gia.
  • D. Cho phép người dân khai thác số lượng lớn.

Câu 32: Khu vực địa hình nào nối liền lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ?

  • A. Eo đất Trung Mỹ.
  • B. Quần đảo Ăng-ti.
  • C. Biển đỏ.
  • D. Kênh đào Xuy-ê.

Câu 33: Các loài cây chịu hạn ở Ô-xtrây-li-a tập được trồng theo hình thức canh tác nào?

  • A. Đa canh.
  • B. Quản canh.
  • C. Thâm canh.
  • D. Luân canh.

Câu 34: Độ cao trung bình của sơn nguyên phía tây Ô-xtrây-li-a là bao nhiêu?

  • A. Trung bình dưới 500m.
  • B. Trung bình  800-1000m.
  • C. Trung bình 500m.
  • D. Trung bình 1000m.

Câu 35: Trong các hòn đảo của châu Đại Dương dưới đây, hòn đảo nào có diện tích lớn nhất?

  • A. Ta-xma-ni-a.
  • B. Niu Ghi-nê.
  • C. Niu Di-len.
  • D. Ma-ria-na.

Câu 36: Thiên nhiên dãy núi An-đét thay đổi từ thấp lên cao lần lượt là?

  • A. Rừng nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng lá kim, đồng cỏ, đồng cỏ núi cao, băng tuyết.
  • B. Rừng lá rộng, rừng lá kim, đồng cỏ, đồng cỏ núi cao, băng tuyết, rừng nhiệt đới.
  • C. Băng tuyết, đồng cỏ núi cao, đồng cỏ, rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng nhiệt đới.
  • D. Băng tuyết, đồng cỏ núi cao, đồng cỏ, rừng lá rộng, rừng nhiệt đới, rừng lá kim.

Câu 37: Hệ quả địa lí của việc phát kiến ra châu Mỹ là?

  • A. Khẳng định dạng hình cầu của Trái Đất.
  • B. Tìm thêm được châu lục mới.
  • C. Tìm thêm được nơi sinh sống mới cho con người.
  • D. Khai thác được nhiều tài nguyên.

Câu 38: Khí hậu khô nóng kết hợp với biến đổi khí hậu đã làm cho tình trạng gì ở Ô-xtrây-li-a trở nên phổ biến?

  • A. Cháy rừng.
  • B. Thiếu nước.
  • C. Khô hạn.
  • D. Ô nhiễm môi trường.

Câu 39: Càng lên cao thiên nhiên của dãy núi An-đét càng thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của yếu tố nào?

  • A. Hướng địa hình.
  • B. Độ cao địa hình.
  • C. Nhiệt độ.
  • D. Nhiệt độ và độ ẩm.

Câu 40: Nguyên nhân cơ bản để khí hậu châu Đại Dương ôn hòa là

  • A. Nằm ở đới ôn hòa.
  • B. Nhiều thực vật.
  • C. Được biển bao quanh.
  • D. Mưa nhiều.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác