Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Kết nối bài 18: Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản, chế biến thức ăn thủy sản (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 kết nối tri thức bài 18: Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản, chế biến thức ăn thủy sản (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong chế biến thức ăn thuỷ sản, protein thực vật được sử dụng nhiều vì

  • A. để thay thế protein bột cá, giảm giá thành và áp lực khai thác cá tự nhiên.
  • B. để giảm giá thành.
  • C. protein thực vật tốt hơn protein bột cá.
  • D. protein thực vật dễ chế biến và sản xuất hơn protein bột cá.

Câu 2: Vì sao bảo quản thức ăn thuỷ sản, con người bổ sung một số loại enzyme và chế phẩm vi sinh?

  • A. để thức ăn không bị các loại côn trùng, chuột ăn.
  • B. để thức ăn không bị phân huỷ.
  • C. để ức chế nấm mốc, vi khuẩn vì thức ăn thuỷ sản có nhiều protein nên dễ bị vi sinh vật gây hại.
  • D. để tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn, vi sinh vật có trong thức ăn.

Câu 3: Trong công nghiệp chế biến cá tra, các bộ phân không được sử dụng làm thực phẩm (phế phụ phẩm) là

  • A. đầu, thịt, da, mỡ.
  • B. nội tạng, xương, thịt, da.
  • C. xương, da, thịt, đầu.
  • D. đầu, mỡ, da, nội tạng và xương.

Câu 4: Quá trình chế biến thức ăn thuỷ sản giàu lysine từ phế phụ phẩm cá tra gồm mấy bước?

  • A. 5.
  • B. 4.
  • C. 3.
  • D. 2.

Câu 5: Đâu không phải nhược điểm của protein thực vật?

  • A. Độ tiêu hoá thấp.
  • B. Chứa các chất kháng dinh dưỡng và độc tố.
  • C. giá thành rẻ.
  • D. Không cân đối về amino acid, thiếu lisine và methionine.

Câu 6: Làm thế nào để từ phế phụ phẩm, ta thu được thức ăn thuỷ sản giàu lysine?

  • A. Nhiệt phân trong thời gian dài.
  • B. Thuỷ phân phế phụ phẩm bằng các enzyme thích hơp.
  • C. Điện phân với hiệu điện thế cao.
  • D. Trộn với các hoá chất để xảy ra phản ứng hoá học.

Câu 7: Trong quá trình chế biến thức ăn thuỷ sản giàu lysine từ phụ phẩm cá tra, bước đầu tiên là

  • A. làm nhỏ nguyên liệu.
  • B. thuỷ phân.
  • C. xử lí nguyên liệu.
  • D. ép viên, sấy khô.

Câu 8: Trong quá trình chế biến thức ăn thuỷ sản giàu lysine từ phụ phẩm cá tra, bước thứ hai là

  • A. làm nhỏ nguyên liệu.
  • B. thuỷ phân.
  • C. xử lí nguyên liệu.
  • D. ép viên, sấy khô.

Câu 9: Trong quá trình chế biến thức ăn thuỷ sản giàu lysine từ phụ phẩm cá tra, bước thứ ba là

  • A. làm nhỏ nguyên liệu.
  • B. thuỷ phân.
  • C. xử lí nguyên liệu.
  • D. ép viên, sấy khô.

Câu 10: Bước đầu tiên trong quá trình lên men đậu nành khô làm thức ăn cho động vật thuỷ sản là

  • A. nhân sinh khối vi sinh vật có lợi.
  • B. lên men.
  • C. đánh giá chế phẩm.
  • D. phối trộn.

Câu 11: Cho các nhận định sau:

  1. Trong quá trình chế biến thức ăn thuỷ sản giàu lysine từ phụ phẩm cá tra, bước đầu tiên là thuỷ phân.
  2. Bước đầu tiên trong quá trình lên men đậu nành khô làm thức ăn cho động vật thuỷ sản là phối trộn.
  3. Có 5 bước chế biến thức ăn thuỷ sản giàu lysine từ phụ phẩm cá tra.
  4. Sau khi đánh giá chế phẩm, chúng được sấy ở 40oC cho đến khi độ ẩm đạt 9% đến 11%.
  5. Phải làm nhỏ nguyên liệu trước khi tiến vào bước thuỷ phân để phản ứng thuỷ phân xảy ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Số nhận định đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 12: Trong bước phối trộn của quá trình lên men khô đậu nành, ta phối trộn khô đậu nành với

  • A. men rượu.
  • B. men nở.
  • C. men giấm.
  • D. sinh khối vi sinh vật lên men.

Câu 13: Cho các bước chế biến thức ăn thuỷ sản giàu lysine từ phụ phẩm cá tra sau:

  1. Ép viên, sấy khô.
  2. Làm nhỏ nguyên liệu.
  3. Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ.
  4. Thuỷ phân
  5. Xử lí nguyên liệu.

Thứ tự các bước chế biến thức ăn thuỷ sản giàu lysine từ phụ phẩm cá tra là

  • A. 1 – 2 – 3 – 4 – 5. 
  • B. 5 – 2 – 4 – 3 – 1.
  • C. 4 – 3 – 2 – 1 – 5 
  • D. 5 – 2 – 4 – 1 – 3.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác