Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Kết nối bài 15: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thủy sản (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 kết nối tri thức bài 15: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thủy sản (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Việc bảo quản tinh trùng động vật thuỷ sản trong nitrogen lỏng nhằm mục đích gì?

  • A. bảo quản ngắn hạn tinh trùng của động vật thuỷ sản.
  • B. tăng khả năng thụ tinh của tinh trùng.
  • C. con non sau khi được thụ tinh có sức đề kháng tốt hơn.
  • D. Bảo quản dài hạn tinh trùng của động vật thuỷ sản.

Câu 2: Lợi ích của chỉ thị phân tử trong chọn giống thuỷ sản là

  • A. rút ngắn thời gian chọn giống, giảm chi phí và công lao động.
  • B. kéo dài thời gian chọn giống.
  • C. tăng chi phí và công lao động.
  • D. chọn được số lượng lớn con giống.

Câu 3: Chỉ thị phân tử được ứng dụng trong chọn giống thuỷ sản nhằm 

  • A. loại bỏ các cá thể mang gene bệnh.
  • B. nâng cao chất lượng của giống thuỷ sản.
  • C. chữa bệnh cho các giống thuỷ sản nhiễm bệnh.
  • D. chọn các cá thể mang gene mong muốn.

Câu 4: Chất kích thích sinh sản là

  • A. những hormone thường được sử dụng trong sinh sản nhân tạo của cá..
  • B. những chất dinh dưỡng cho cá vào mùa sinh sản.
  • C. những hormone kéo dài thời gian thành thục của trứng hoặc tinh trùng.
  • D. những hormone có nguồn gốc từ thực vật hoặc các chất tổng hợp.

Câu 5: Lợi ích của sử dụng chất kích thích sinh sản trong nhân giống thuỷ sản là

  • A. giúp chọn lọc được giới tính của con giống.
  • B. giúp chọn lọc được các gene mong muốn.
  • C. giúp sản xuất cá giống trên quy mô lớn và chủ động.
  • D. giúp loại bỏ các con giống yếu ớt, bệnh tật.

Câu 6: Hầu hết các phương thức sinh sản của các loài cá đẻ trứng là

  • A. thụ tinh trong cơ thể.
  • B. thụ tinh ngoài trong môi trường nước.
  • C. thụ tinh ngoài trong môi trường không khí.
  • D. thụ tinh ngoài trong môi trường ẩm thấp.

Câu 7: Một số chất kích thích sinh sản được sử dụng phổ biến trong sản xuất cá hiện nay là

  • A. GH.
  • B. Hormone thyroxine.
  • C. Hormone juvenile, ecdysone.
  • D. LRHa, HCG, PG, và GnRHa,…

Câu 8: Có bao nhiêu bước bảo quản ngắn hạn tinh trùng của động vật thuỷ sản? 

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 9: Bảo quản ngắn hạn tinh trùng của động vật thuỷ sản ở nhiệt độ

  • A. -10 đến 0oC.
  • B. 0 đến 4oC.
  • C. 4 đến 10oC.
  • D. 10 đế 15oC.

Câu 10: Cá Xiêm cảnh là loài cá cảnh được rất nhiều người ưa chuộng. Cá đực thường có kiểu hình, màu sắc đẹp hơn con cái. Để tăng lợi nhuận nuôi cá Xiêm cảnh, ta nên

TRẮC NGHIỆM

  • A. điều khiển giới tính của cá Xiêm bằng hormone.
  • B. loại bỏ hết những giống cá Xiêm là con cái, giữ lại con đực.
  • C. điều khiển giới tính bằng cách nhân bản vô tính cá đực.
  • D. điều khiển giới tính bằng cách thay đổi nhiệt độ môi trường nuôi cá bột.

Câu 11: Ta có thể chuyển đổi giới tính của cá rô phi trong chăn nuôi thuỷ sản bằng cách 

  • A. tiêm trực tiếp hormone điều khiển giới tính vào cơ thể cá
  • B. trộn hormone điều khiển giới tính vào thức ăn cho cá bột.
  • C. hoà hormone điều khiển giới tính vào nước nuôi cá.
  • D. trộn hormone điều khiển giới tính vào thức ăn cho cá đã thành thục sinh dục

Câu 12: Cho các bước bảo quản ngắn hạn tinh trùng sau

  1. Bổ sung chất kháng sinh.
  2. Pha loãng tinh trùng với chất bảo quản.
  3. Bảo quản trong tử lạnh nhiệt độ từ 0 đến 4oC..
  4. Thu tinh trùng.

Thứ tự các bước bảo quản ngắn hạn tinh trùng là

  • A. (1), (2), (3), (4).
  • B. (4), (3), (2), (1).
  • C. (3), (2), (4), (1).
  • D. (4), (2), (1), (3).

Câu 13: Thu tinh trùng cá bằng cách

  • A. dùng xilanh hút ra.
  • B. môt bụng cá thu trực tiếp.
  • C. vuốt nhẹ ở phần bụng dưới, hướng về lỗ sinh dục.
  • D. vuốt ngược từ lỗ sinh dục qua bụng hướng về phía đầu cá.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác