5 phút giải Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 kết nối tri thức trang 76

5 phút giải Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 kết nối tri thức trang 76. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 15. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHỌN VÀ NHÂN GIỐNG THỦY SẢN

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

Khởi động: Những kĩ thuật nào của công nghệ sinh học đang được ứng dụng trong chọn và nhân giống thủy sản? Việc bảo quản tinh trùng động vật thủy sản trong nitrogen lỏng (Hình 15.1) nhằm mục đích gì?

I. ỨNG DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ TRONG CHỌN GIỐNG THỦY SẢN

II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG NHÂN GIỐNG THỦY SẢN

Khám phá

CH1: Quan sát Hình 15.3, mô tả các bước sử dụng HCG kích thích cá tra sinh sản.

CH2: Quan sát hình 15.6 và mô tả các bước bảo quản ngắn hạn tinh trùng của động vật thủy sản

CH3: Quan sát hình 15.7 và mô tả các bước bảo quản dài hạn tinh trùng của động vật thủy sản

III. LUYỆN TẬP

CH1: Phân tích ứng dụng của công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thủy sản.

CH2: So sánh phương pháp bảo quản ngắn hạn và phương pháp bảo quản dài hạn tinh trùng  động vật thủy sản

IV. VẬN DỤNG

CH: Đề xuất một ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn hoặc nhân giống thủy sản phù hợp với thực tiễn ở  địa phương em.

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

Khởi động: - Công nghệ sinh học đang được ứng dụng trong chọn giống thủy sản: Ứng dụng chỉ thị phân tử.

- Công nghệ sinh học đang được ứng dụng trong nhân giống thủy sản: 

+ Sử  dụng các chất kích thích sinh sản

+  Điều khiển giới tính động vật  thủy sản

+ Bảo quản lạnh tinh trùng

- Mục đích Việc bảo quản tinh trùng động vật thủy sản trong nitrogen lỏng (Hình 15.1):

+ Bảo tồn nguồn gen: Bảo tồn các loài động vật thủy sản quý hiếm, nguy cấp. Bảo tồn các dòng gen quý cho các mục đích nghiên cứu và sản xuất.

+ Cải thiện hiệu quả sản xuất: Cho phép sử dụng tinh trùng từ những con đực có ưu điểm vượt trội để thụ tinh nhân tạo, nâng cao chất lượng con giống. Giúp cho việc thụ tinh nhân tạo có thể thực hiện được quanh năm, không phụ thuộc vào mùa vụ sinh sản của động vật thủy sản.

I. ỨNG DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ TRONG CHỌN GIỐNG THỦY SẢN

II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG NHÂN GIỐNG THỦY SẢN

Khám phá

CH1: Sử dụng HCG kích thích cá tra sinh sản:

- Đối với cá mẹ, tiêm liều HCG sơ bộ từ 1 đến 3 lần,  mỗi lần cách nhau từ 10 đến 24 giờ. Từ 10 – 24 giờ tiếp theo, tiêm liều quyết định và thu trứng từ cá mẹ.

-  Đối với cá bố, tiêm HCG nhằm thu tinh

- Sau khi thu trứng từ cá mẹ và thu tinh từ cá bố, tiến hành thụ tinh nhân tạo.

CH2: Bước 1: Thu tinh trùng

Bước 2: Pha loãng tinh trùng với chất bảo quản

Bước 3: Bổ sung chất kháng sinh

Bước 4: Bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 0 đến 4 độ C.

CH3: Bước 1: Thu tinh trùng

+ Chọn cá đực khỏe mạnhh

+ Thu tinh bằng cách vuốt nhẹ ở bụng dưới, hướng  về lỗ sinh dục

+ Tinh trùng thu được màu trắng đục hoặc trắng swax, không bị lẫn tạp chất.

Bước 2: Kiểm tra hoạt lực tinh trùng.

+ Pha loãng tinh trùng với nước cất hoặc dung dịch đẳng tương

+ Kiểm tra dưới hiển vi, hoạt lực trên 50% là đạt.

Bước 3: Pha loãng tinh  trùng với chất bảo quản, chống đông rồi đưa hỗn hợp vào dụng cụ lưu tinh trùng

Bước 4: Đưa dụng cụ lưu tinh trùng vào làm lạnh trong hơi nitrogen (cách bề mặt nitrogen lỏng khoảng 1-5 cm ở nhiệt độ -76 độ C, trong thời gian 3 – 25 phủ tùy thuộc từng  loại cá)

Bước 5: Đưa dụng cụ lưu tinh trùng vào nitrogen lỏng (nhiệt độ -196 độ C) để bảo quản dài hạn

III. LUYỆN TẬP

CH1: Ứng dụng của công nghệ sinh học trong tạo, chọn và nhân giống thuỷ sản:

Trường hợp

Ứng dụng

Tạo giống

+ Công nghệ tạo giống đơn tính

+ Công nghệ tạo giống đa bội

Chọn giống

Công nghệ chỉ thị phân tử giúp chọn lọc các cá thể thuỷ sản dựa trên các gene quy định hoặc có liên quan đến một tính trạng mong muốn như gene tăng trưởng nhanh, gene kháng bệnh, gene chịu lạnh,... Thông qua các chỉ thị phân tử này, việc chọn giống thuỷ sản có thể được thực hiện với thời gian ngắn hơn do có thể chọn lọc ngay ở giai đoạn còn non và cho kết quả chính xác hơn.

Nhân giống

Ứng dụng để nâng cao chất lượng và số lượng con giống, đồng thời giúp người nuôi chủ động mùa vụ.

CH2: Giống nhau:Đều gồm các bước: thu hoạch, làm sạch, phân loại, xử lí bảo quản, bảo quản, sử dụng,….

Khác nhau:- Bảo quản củ giống không có bước làm khô vì khi làm khô củ giống sẽ làm mất khả năng nãy mầm của củ.- Củ giống được xử lí ức chế nảy mầm , bảo quản nơi thoáng mát do củ giống rất dễ nảy mầm vì chưa nhiều nước.- Củ giống khi bảo quản không được đóng góiTrên đây là bài viết so sánh sự giống và khác nhau giữa quy trình bảo quản hạt giống và quy trình bảo quản củ giống.

IV. VẬN DỤNG

CH: Sử dụng kỹ thuật lai tạo: Kỹ thuật lai tạo là phương pháp kết hợp gen của hai cá thể vật nuôi khác nhau để tạo ra những cá thể có phẩm chất tốt hơn. Việc lai tạo có thể được thực hiện bằng cách chọn lọc cá thể có gen di chuyền tốt và tiến hành lai tạo giữa chúng. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 kết nối tri thức, giải Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 kết nối tri thức trang 76, giải Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 KNTT trang 76

Bình luận

Giải bài tập những môn khác