Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối bài 5: Dự án: Tính toán chi phí bữa ăn theo thực đơn (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm kết nối tri thức bài 5: Dự án: Tính toán chi phí bữa ăn theo thực đơn (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Đọc thông tin sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

Tính chi phí bữa trưa cho một gia đình có ba người gồm: bố (42 tuổi), mẹ (38 tuổi), con gái (15 tuổi) với thực đơn như sau:

STTTên mónThực phẩmĐơn vị tínhSố lượng   
BốMẹConTổng    
1CơmGạog150100120370
2Thịt gà luộcThịt gà tag150120130400
3Trứng khoTrứng gàQuả1113
4Cải ngọt luộcRau cải ngọtg200200200600
5Dưa hấuDưa hấug200150150500
6SữaSữa bòmL  200200

Câu 1: Phương pháp nào sau đây là hiệu quả nhất để tối ưu hóa chi phí bữa ăn?

  • A. Sử dụng nguyên liệu rẻ hơn
  • B. Giảm khẩu phần ăn
  • C. Mua theo số lượng lớn
  • D. Thương lượng giá với nhà cung cấp

Câu 2: Theo dữ liệu trên, đơn vị tính của thực phẩm sữa là

  • A. Ki-lô-gam.
  • B. Mi-li-lít.
  • C. Tạ.
  • D. Đề-xi-mét.

Câu 3: 1 hộp sữa 350ml có đơn giá ước tính 21 000 đồng. Vậy chi phí dự tính cho 200ml là bao nhiêu đồng?

  • A. 10 000 đồng.
  • B. 13 568 đồng.
  • C. 12 000 đồng.
  • D. 9 250 đồng.

Câu 4: Khi tính toán chi phí bữa ăn, yếu tố nào là quan trọng nhất?

  • A. Số lượng người ăn
  • B. Giá nguyên liệu
  • C. Khẩu phần ăn tiêu chuẩn
  • D. Thời gian chuẩn bị

Câu 5: 0,5 quả ngô ngọt có đơn giá ước tính 10 000 đồng. Vậy chi phí dự tính là bao nhiêu đồng?

  • A. 15 000 đồng.
  • B. 3 000 đồng.
  • C. 7 000 đồng.
  • D. 5 000 đồng.

Câu 6: Theo dữ liệu trên, đơn vị tính của thực phẩm gạo là

  • A. Cen-ti-mét.
  • B. Ki-lô-gam.
  • C. Gam.
  • D. Đề-xi-mét.

Câu 7: Khi lập thực đơn, yếu tố nào cần được cân nhắc kỹ lưỡng?

  • A. Sự đa dạng về món ăn
  • B. Giá trị dinh dưỡng
  • C. Sở thích của người ăn
  • D. Khả năng chế biến và bảo quản

Câu 8: 0,37kg gạo có đơn giá ước tính 25 000 đồng. Vậy chi phí dự tính là bao nhiêu đồng?

  • A. 10 000 đồng.
  • B. 67 568 đồng.
  • C. 12 350 đồng.
  • D. 9 250 đồng.

Câu 9: Theo dữ liệu trên, đơn vị tính của thực phẩm trứng gà là

  • A. Mi-li-lít.
  • B. Gam.
  • C. Yến.
  • D. Quả.

Câu 10: 0,37kg gạo có đơn giá ước tính 25 000 đồng. Vậy chi phí dự tính là bao nhiêu đồng?

  • A. 10 000 đồng.
  • B. 67 568 đồng.
  • C. 12 350 đồng.
  • D. 9 250 đồng.

Câu 11: Để tính toán chi phí bữa ăn theo thực đơn cần thực hiện theo mấy bước?

  • A. 3 bước.
  • B. 4 bước.
  • C. 2 bước.
  • D. 6 bước.

Câu 12: Khi tính chi phí cần lưu ý điều gì giữa đơn vị tính khối lượng thực phẩm và giá tiền?

  • A. Tính thống nhất.
  • B. Tính chặt chẽ.      
  • C. Tính mâu thuẫn.
  • D. Tính giao nhau.

Câu 13: Phần mềm nào sau đây có thể hỗ trợ tính toán chi phí bữa ăn hiệu quả?

  • A. Microsoft Excel
  • B. Microsoft Word
  • C. Microsoft Power Point
  • D. Microsoft Project

Câu 14: Đơn vị tính là đồng/kg. Vậy 370g bằng bao nhiêu ki-lô-gam?

  • A. 37g.
  • B. 0,037g.
  • C. 3 700g.
  • D. 0,37g.

Câu 15: Theo dữ liệu trên, đơn giá ước tính của thực phẩm là

  • A. Quả.
  • B. Gam.
  • C. Tạ. 
  • D. Đồng.

Câu 16: Muốn làm món ăn soup gà nấm, cần chuẩn bị những thực phẩm nào?

  • A. Thịt gà nạc, ngô ngọt, nấm kim châm, nấm hương khô.
  • B. Thịt bò, ngô ngọt, nấm kim châm, nấm hương khô.
  • C. Thịt gà nạc, ngô ngọt, nấm đùi gà, nấm hương khô. 
  • D. Thịt gà nạc, ngô ngọt, nấm kim châm, rau muống.

Câu 17: Để tính toán chi phí bữa trưa, bước đầu tiên cần thực hiện là gì?

  • A. Xác định khối lượng các loại thực phẩm cần dùng như: gạo (370g), thịt gà luộc (400g), trứng gà (3 quả), rau cải ngọt (600g), dưa hấu (500g), sữa bò (200mL).
  • B. Xác định khối lượng các loại thực phẩm cần dùng như: gạo (370g), thịt gà ta (400g), trứng gà (3 quả), rau cải ngọt (600g), dưa hấu (500g), sữa bò (00mL).
  • C. Xác định khối lượng các loại thực phẩm cần dùng như: gạo (370g), thịt gà ta (400g), trứng kho (3 quả), rau cải ngọt (900g), dưa hấu (500g), sữa bò (200mL).
  • D. Xác định khối lượng các loại thực phẩm cần dùng như: gạo (370g), thịt gà ta (400g), trứng gà (3 quả), rau cải (600g), dưa hấu (500g), sữa bò (900mL).

Câu 18: Mục đích chính của dự án tính toán chi phí bữa ăn theo thực đơn là gì?

  • A. Tối ưu hóa chi phí cho bữa ăn 
  • B. Phân tích thực đơn và lập kế hoạch mua sắm
  • C. Lập báo cáo tài chính trong gia đình
  • D. Quản lý nguồn nguyên liệu

Câu 19: Đơn vị tính là lít. Vậy 200 mi-li-lít bằng bao nhiêu lít?

  • A. 2 lít.
  • B. 20 lít.
  • C. 200 lít.
  • D. 0,02 lít.

Câu 20: Bước đầu tiên để tính toán chi phí bữa ăn theo thực đơn là

  • A. Xác định giá thành hiện tại trên thị trường của từng loại thực phẩm có trong thực đơn.
  • B. Tính tổng chi phí cho bữa ăn.
  • C. Xác định khối lượng thực phẩm cần dùng trong bữa ăn.
  • D. Xác định đơn giá ước tính theo đơn vị đồng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác