Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận

Để giúp các bạn hiểu được khái niệm, các loại văn bản chính luận và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận, bài học này sẽ tóm tắt những nội dung chính và hướng dẫn soạn bài chi tiết cho các bạn. Hi vọng qua bài viết này, các bạn có thể biết cách phân tích và viết được một bài văn nghị luận!

Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tìm hiểu văn bản chính luận 

  • Văn bản chính luận thời xưa viết theo kiểu: hịch, cáo, sách, chiếu,...
  • Văn bản chính luận hiện đại bao gồm: các cương lĩnh, tuyên bố, tuyên ngôn,...
  • Trong đoạn "Tuyên ngôn độc lập" ta thấy: 
    • Thể loại của văn bản là: tuyên ngôn
    • Mục đích viết văn bản: trình bày quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam nhân ngày khai sinh nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
    • Thái độ và quan điểm của người viết: khẳng khái, quyết liệt khẳng định chắc chắn nền độc lập của dân tộc Việt Nam.
  • Trong đoạn văn b "Cao trào chống Nhật, cứu nước" ta thấy:
    • Thể loại văn bản: bài bình luận thời sự
    • Mục đích viết văn bản: Cho người đọc thấy được thành công của cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân ta, ca ngợi chiến công vẻ vang đó. Đồng thời cho thấy tinh thần rệu rã của quân Nhật, kêu gọi nhân dân ta kháng chiến.
    • Thái độ, quan điểm của người viết: Ca ngợi, tự hào.
  • Trong đoạn văn c "Việt Nam đi tới" ta thấy:
    • Thể loại của bài viết: xã luận
    • Mục đích viết văn bản: Bài viết chào mừng nhân dịp năm mới tới.
    • Thái độ, quan điểm của người viết: Hân hoan, rạo rực, khí thế đón mừng năm mới.

2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

  • Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện, thời sự,....nhằm trình bày, đánh giá, bình luận các sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,... theo một quan điểm chính trị nhất định.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Luyện tập

Bài tập 1: Trang 99 sgk ngữ văn 11 tập 2

Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận.

Bài tập 2: Trang 99 sgk ngữ văn 11 tập 2

Vì sao có thể khẳng định đoạn văn sau đây thuộc phong cách chính luận?

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

Bài tập 3: Trang 99 sgk ngữ văn 11 tập 2

Phân tích bài "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ngữ Văn 10, tập một, tr.23) để chứng minh: Lời văn trong văn bản giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn nhưng diễn đạt nội dung phong phú, lập luận vững chắc.

(Gợi ý: Phân tích mặt diễn đạt của văn bản qua các luận điểm:

- Tình thế nào buộc chúng ta phải chiến đấu??

- Chúng ta chiến đấu bằng vũ khí gì?

- Niềm tin tất thắng của chúng ta.)

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Phong cách ngôn ngữ chính luận ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác