Soạn văn bài: Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Đoạn trích "người cầm quyền khôi phục uy quyền" nằm ở cuối phần thứ nhất. Vì muốn cứu nạn nhân bị bắt oan, Giăng Van-giăng buộc phải tự thú nhận mình là ai và Man-đơ-len chỉ là một cái tên giả. Qua đoạn trích, ta thấy được trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người vẫn có thể bằng ánh sáng và tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền. Bài viết sau, sẽ tóm tắt nội dung và hướng dẫn soạn bài chi tiết. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn!

Soạn văn bài: Người cầm quyền khôi phục uy quyền

A.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả

  • Vích-to Huy-gô: (1802-1885) là một thiên tài nở rộ từ đầu thế kỉ XIX cho tới nay.
  • Tuổi thơ phải trải qua những giằng xé vì giữa cha và mẹ có mâu thuẫn. Cùng đó ông phải chuyển quân theo cha từ nơi này đến nơi khác, đó được coi là những trải nghiệm không bao giờ phai. 
  • Sự nghiệp:
    • Ông nói về thơ của mình: "Một tiếng vọng âm vang của thời đại" đây là một nhận định có thể dùng cho toàn bộ các sáng tác của ông.
    • Ông là một người có những hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ tới những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại.
    • Đóng góp: ông sáng tác trong nhiều lĩnh vực, một số tác phẩm tiêu biểu là Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín mươi ba (1874),...
  • Năm 1985, vào dịp 100 năm ngày mất của ông, thế giới đã làm lễ kỉ niệm Huy-gô - Danh nhân văn hóa của nhân loại.

2. Tác phẩm

  • “Người cầm quyền khôi phục quy quyền” nằm ở cuối phần thứ nhất của bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ”, đây là bộ tiểu thuyết được biết đến nhiều nhất trong kho tàng sáng tác đồ sộ của ông. Phăng-tin, thị trưởng Ma-đơ-len (Giăng  Van-giăng) rơi vào tay Gia-ve. Phăng-tin tắt thở khi biết sự thật về ông thị trưởng và con gái mình.
  • Tóm tắt đoạn trích: Phăng tin bị Gia-ve bắt bỏ tù, may nhờ có Ma-đơ-len cứu giúp, rồi đưa vào bệnh xá. Trong lúc đang hết lòng cứu giúp Phăng Tin, thì Ma-đơ-len lại quyết định ra tòa tự thú để cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan. Bởi vậy, ông đến từ giã Phăng-tin và Gia-ve đã theo ông đến tận bệnh xá nơi Phăng- tin nằm để canh chừng và bắt ông. Khi Gia-ve đến, Phăng-tin cứ nghĩ hắn đến để bắt chị và tỏ ra vô cùng sợ hãi. Ma-đơ-len cầu xin Gia-ve cho ông ta ba ngày để tìm ra đứa con gái của Phăng-tin,nhưng hắn không đồng ý và liên tục buông lời chửi mắng sỉ nhục Ma-đơ-len và Phăng-tin khi chị đang ốm nặng. Gia-ve túm lấy cổ áo của Ma-đơ-le và nói ” không có thị trưởng nào cả, chỉ có một tên cướp một tên tù khổ sai….Khi nghe xong nhưng lời ấy Phăng-tin vô cùng sợ hãi và tắt thở. Giăng-van-giăng cậy tay Gia-ve ra khổi cổ áo, từ từ đi đến chỗ giường sắt cũ, lăm lăm cần một thanh giường trong tay. Gia-ve sợ hãi lùi ra phía cửa, hắn định gọi quân lính nhưng sợ Giăng-van-giăng chạy trốn nên hắn đành im lặng. Giăng-van-giăng đến chỗ Phăng-tin nói những lời cuối với chị rồi đứng dậy quay về phái Gia-ve và nói ” giờ thì tôi thuộc về anh”.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 2

Phân tích nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve qua đối thoại, qua hành động. Nêu ý nghĩa của biện pháp này.

Câu 2: trang 80 sgk Ngữ Văn 11 tập hai

Phân tích những hình ảnh so sánh và ẩn dụ:

- Ở Gia-ve, tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Ẩn dụ mà Huy-gô nhằm gợi lên từ hình ảnh Gia-ve là gì?

- Ở Giăng Van-giăng, ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy chiếu về ẩn dụ như ở Gia-ve. Tuy nhiên, qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết, những chi tiết về Giăng Van-giăng có thể quy chiếu về hình ảnh của ai? (Căn cứ vào đoạn văn gồm những câu hỏi; đoạn nói về cảnh tượng mà "bà xơ Xem-pli-xơ, người độc nhất chứng kiến", câu văn miêu tả gương mặt Phăng-tin kèm theo lời bình luận của tác giả)

Câu 3: trang 80 sgk Ngữ Văn 11 tập hai

Đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của ai? Thuật ngữ văn học dùng đê chỉ tên loại ngôn ngữ này? Ở đây, trong câu chuyện kể, nó có tác dụng như thế nào?

Câu 4: trang 80 sgk Ngữ Văn 11 tập hai

Qua đoạn trích hãy nêu những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa.

Luyện tập

Bài tập 1: trang 80 sgk Ngữ Văn 11 tập hai

Phân tích nghệ thuật khắc họa nhân vật Phăng-tin: Trong tình thế tuyệt vọng, ngôn ngữ và hành động

Bài tập 3: trang 80 sgk Ngữ Văn 11 tập hai

Vai trò của Phăng-tin trong diễn biến cốt truyện?

 

Bài tập 3: trang 80 sgk Ngữ Văn 11 tập hai

Sự phân tuyến nhân vật ở đây có nét gì gần gũi với hệ thống nhân vật của văn học dân gian?

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Người cầm quyền khôi phục uy quyền "

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1Trình bày những nội dung chính trong bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 2

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tuần 28 đến 30 - Văn 11 kì II, Ngữ văn 11 tập 2, Soạn văn bài: Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Bình luận

Giải bài tập những môn khác