Soạn văn 11 bài: Tràng giang trang 28 sgk

Tràng giang là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Huy Cận. Bài thơ mang âm hưởng đường thi lại toát lên vẻ hiện đại, là một bài thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới. Hôm nay Tech12h xin tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn bài đầy đủ, chi tiết để các bạn cùng tham khảo!

Soạn văn 11 bài: Tràng giang trang 28 sgk

A.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả:

  • Huy Cận (1919 -2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận. Ông là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ Mới.
  • Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân. Quê làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
  • Cuộc đời và sự nghiệp:
    • Hồi nhỏ ông học ở quê sau đó rời vào Huế học, sau đó là ra hà Nội học tại trường Cao đẳng Canh nông.
    • Tác phẩm tiêu biểu: lửa thiêng, kinh cầu tự, vũ trụ ca,  trời mỗi ngày lại sáng, đất nở hoa, bài thơ cuộc đời.
    • Phong cách nghệ thuật:  Thơ thời kì trước Cách mạng tháng 8 mang một nỗi niềm u uất người ta gọi là nỗi sầu vạn kỉ, sau Cách mạng tháng 8 mang niềm vui hồ hởi hơn, ông cũng mang một tâm trạng chung với toàn dân tộc đó là niềm vui xây dựng chế độ mới, và đấu tranh vì hòa bình dân tộc.

2. Tác phẩm:

  • Tràng giang được viết vào mùa thu năm 1939 (in trong tập Lửa thiêng),
  • Hoàn cảnh sáng tác: lấy cảm xúc chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước. 
  • Giá trị tác phẩm:
    • Tràng giang là một bài thơ mới mang vẻ đẹp cổ điển, qua tác phẩm Huy Cận bộc lộ nỗi buồn của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm tha thiết đối với quê hương, đất nước mà thầm kín.
    • Bài thơ vừa mang âm hưởng đường thi vừa toát lên vẻ hiện đại, là một bài thơ tiêu biểu cho phong trào thơ Mới.
  • "Tràng giang" là một bài ca về tình yêu quê hương, đất nước nó dọn đường cho các tác phẩm sau này của Huy Cận như "đất nở hoa" hay "những bài thơ cuộc đời".

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 30 sgk ngữ văn 11 tập 2

Anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài? Đề từ đó có mối liên hệ gì với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả trong bài thơ?

Câu 2: Trang 30 sgk ngữ văn 11 tập 2

Nêu cảm nghĩ về âm điệu chung của toàn bài thơ.

Câu 3: Trang 30 sgk ngữ văn 11 tập 2

Vì sao nói bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi, thân thuộc?

Câu 4: Trang 30 sgk ngữ văn 11 tập 2

Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín không? Vì sao?

Câu 5: Trang 30 sgk ngữ văn 11 tập 2

Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

 LUYỆN TẬP

Câu 1: Trang 30 sgk ngữ văn 11 tập 2

Cách cảm nhận không gian và thời gian của bài thơ có gì đáng chú ý?

Câu 2: Trang 30 sgk ngữ văn 11 tập 2

Vì sao câu thơ cuối "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" lại làm cho người đọc liên tưởng đến hai câu thơ trong bài "Lầu Hoàng Hạc" của Thôi Hiệu?

Bài tham khảo thêm

Đề bàiPhân tích bài thơ Tràng giang

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Tràng Giang "

Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Tràng Giang"?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tuần 22 đến 24 - Văn 11 kì II, Soạn bài Tràng giang ngắn nhất, Soạn văn 11 bài: Tràng giang trang 28 sgk

Bình luận

Giải bài tập những môn khác