Soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 3: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử và Địa lí 4 bài 3: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: THIÊN NHIÊN VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được vị trí địa lí, một số địa danh tiêu biểu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
  • Quan sát lược đồ, tranh ảnh, mô tả được một trong những đặc điểm thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Nêu được một cách đơn giản ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của người dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra được lời khuyên phù hợp để đảm bảo sức khỏe và phòng chống thiên tai.

Năng lực đặc thù:

  • Xác định được vị trí địa lí của một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan – xi – păng, cao nguyên Mộc Châu) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên lược đồ hoặc biểu đồ.
  • Quan sát lược đồ, tranh ảnh và mô tả được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi,…) của vùng.
  • Đưa ra được ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, sông ngòi đến đời sống và sản xuất của người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Đưa ra được biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai.
  • Chăm chỉ: Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập và luôn tự giác tìm hiểu, khám phá tri thức liên quan đến nội dung bài học.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 4.
  • Lược đồ hình 1 trong SHS tr.15 phóng to.
  • Tranh ảnh về dãy Hoàng Liên Sơn, vùng trung du và một số cao nguyên nổi tiếng như Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), Mộc Châu (tỉnh Sơn La),… (nếu có).
  • Tranh ảnh một số thiên tai: lũ quét, sạt lở đất, giá rét,… (nếu có).
  • Máy tính, máy chiếu; phiếu học tập (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Kết nối được kiến thức đã biết với nội dung kiến thức mới trong bài để tạo hứng thú.

- Đưa ra được những hiểu biết về đỉnh núi cao nhất của nước ta.

b. Cách tiến hành

- GV nêu câu hỏi cho HS:

+ Em hãy cho biết đỉnh núi nào cao nhất nước ta.

+ Đỉnh núi đó thuộc vùng nào của Việt Nam?

- Lưu ý: Nếu HS sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, GV có thể cho HS chia sẻ hiểu biết về thiên nhiên vùng đất này.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đưa ra câu trả lời:

+ Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là Fansipan với độ cao 3.143m.

+ Đỉnh núi này thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Bài 3 – Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Vị trí địa lí

Hoạt động 1: Xác định vị trí địa lí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ, lược đồ.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 1 trong SHS tr.15.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp để thực hiện yêu cầu:

+ Chỉ ranh giới của vùng Trung du và niền núi Bắc Bộ.

+ Cho biết vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với những vùng nào, quốc gia nào.

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét câu trả lời và cách chỉ lược đồ.

- GV lưu ý với HS: Khi chi trên bản đồ phạm vi của vùng thì phải khoanh kín theo ranh giới của vùng đó.

- GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức về vị trí địa lí: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở phía bắc nước ta; tiếp giáp với vùng Đồng bằng Bắc Bộ, vùng Duyên hải miền Trung và nước Trung Quốc. Bên cạnh phần đất liền, vùng này còn có biển ở phía đông nam.

* Đặc điểm thiên nhiên

Hoạt động 2: Tìm hiểu về địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Mô tả được đặc điểm địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Xác định được vị trí một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, cao nguyên Mộc Châu,...) trên lược đồ.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS một số hình ảnh và chia lớp thành các nhóm (4 HS/nhóm).

- GV nêu nhiệm vụ: Đọc thông tin, quan sát hình 1(SHS tr.15) và các ảnh dưới đây em hãy:

+ Xác định vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, cao nguyên Mộc Châu.


+ Mô tả địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Dãy Hoàng Liên Sơn

Vùng trung du và cao nguyên Đồng Văn (tỉnh Hà Giang)

Cao nguyên Mộc Châu (Sơn La)

- GV mời đại diện một nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời và cách chỉ lược đồ.

- GV nhận xét và tổng kết: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có dãy Hoàng Liên Sơn cao, đồ sộ nhất nước ta và các dãy núi thấp hình cánh cung. Ngoài ra, nơi đây còn có vùng trung du với các đồi dạng bát úp và nhiều cao nguyên nổi tiếng.

- GV mở rộng cho HS thông tin về dãy Hoàng Liên Sơn: Dãy Hoàng Liên Sơn dài khoảng 180 km. Trên dãy núi này có nhiều cây hoàng liên nên được gọi là dãy Hoàng Liên Sơn.


- GV trình chiếu thêm một số hình ảnh về dãy Hoàng Liên Sơn.

• Hoạt động 3: Tìm hiểu về khí hậu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về khí hậu vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được đặc điểm khí hậu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Cách tiến hành

- GV chia lớp thành các nhóm (4 HS/nhóm) và nêu nhiệm vụ học tập.


+ Đọc thông tin và quan sát hình 2 (SHS tr.16), em hãy mô tả đặc điểm khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ GV khuyến khích HS hãy giới thiệu về một số bức ảnh tuyết rơi ở Trung du và miền núi Bắc Bộ mà em đã sưu tầm.

- GV mời đại diện một nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp kết hợp chia sẻ bức ảnh tuyết rơi (nếu có). Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- GV nhận xét và tổng kết: Ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, khi hậu có sự khác biệt giữa mùa hạ và mùa đông. Đây là nơi có mùa đông lạnh nhất nước ta và đôi khi có tuyết rơi ở một số vùng núi cao.


- GV trình chiếu cho HS một số hình ảnh tuyết rơi ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về sông ngòi vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được đặc điểm sông ngòi vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Cách tiến hành

 

 

 

 

 

 

-

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

 

 - HS quan sát lược đồ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo cặp.

 

 

- Các cặp trình bày kết quả.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hành theo nhóm.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm trình bày kết quả.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hành theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm trình bày kết quả làm việc.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hành theo cặp.

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 4 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác