Soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 10: Văn miếu - Quốc Tử Giám
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Bài 10: Văn miếu - Quốc Tử Giám - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 10: VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM
(2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xác định được một số công trình tiêu biểu: Khuê Văn Các, Nhà bia Tiến sĩ, Văn Miếu, Quốc Tử Giám trên sơ đồ khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
- Đọc tư liệu lịch sử, mô tả được kiến trúc và chức năng của một trong các công trình Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Nhà bia Tiến sĩ.
- Bày tỏ được cảm nghĩ về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.
- Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp để giữ gìn các di tích lịch sử.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia hoạt động nhóm, trình bày sản phẩm học tập được giao.
- Năng lực tự chủ và tự học: tích cực, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao thể hiện sự sáng tạo.
Năng lực đặc thù:
- Xác định được một số công trình tiêu biểu: Khuê Văn Các, Nhà bia Tiến sĩ, Văn Miếu, Quốc Tử Giám trên sơ đồ khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
- Đọc tư liệu lịch sử, mô tả được kiến trúc và chức năng của một trong các công trình: Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Nhà bia Tiến sĩ.
- Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp để giữ gìn các di tích lịch sử.
- Phẩm chất
- Yêu nước: Bày tỏ được cảm nghĩ về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.
- Chăm chỉ: Thực hiện được nhiệm vụ học tập được giao.
- Trách nhiệm: Giữ gìn các di tích lịch sử, văn hóa của dân tộc.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 4.
- Hình ảnh có trong bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
- Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Kết nối được những hiểu biết của HS về Văn Miếu – Quốc Tử Giám với nội dung bài học. - Tạo hứng thú cho HS tiếp nhận bài học mới. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu hình 1 SHS tr.52 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong mục Khởi động: Vì sao Khuê Văn Các lại được chọn làm biểu tượng của Thủ đô Hà Nội? Ngoài Khuê Văn Các, Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn có những công trình tiêu biểu nào? - GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đưa ra đáp án: + Khuê Văn Các thể hiện hình tượng ngôi sao Khuê là thể hiện sự vươn tới văn hóa, vươn tới tri thức của loài người, là một công trình kiến trúc quan trọng tạo nên quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Khê Văn Các chỉ có riêng ở Hà Nội, mang dấu ấn văn hóa Hà Nội rõ nét, xứng đáng là biểu tượng của Thủ đô. + Những công trình tiêu biểu khác là: nhà bia Tiến sĩ; khu Đại Thành; khu Thái Học; lầu Chuông; lầu Trống,… - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Bài 10 – Văn Miếu – Quốc Tử Giám. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hoạt động 1: Xác định một số công trình tiêu biểu: Khuê Văn Các, Nhà bia Tiến sĩ, Văn Miếu, Quốc Tử Giám trên sơ đồ khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được một số công trình tiêu biểu: Khuê Văn Các, Nhà bia Tiến sĩ, Văn Miếu, Quốc Tử Giám trên sơ đồ khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin, quan sát hình 2 SHS tr.52, 53 để thực hiện nhiệm vụ: Xác định được một số công trình tiêu biểu của khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám: Khuê Văn Các, Nhà bia Tiến sĩ, Văn Miếu, Quốc Tử Giám trên sơ đồ khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. - GV mời đại diện nhóm HS lên bảng xác định một số công trình tiêu biểu của khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV đánh giá, nhận xét và tổng kết: + Văn Miếu gồm các công trình kiến trúc tiêu biểu như: Cổng Văn Miếu; Cổng Đại Trung; Khuê Văn Các; Nhà bia Tiến sĩ; Cổng Đại Thành và khu Đại Thành. + Quốc Tử Giám có các công trình như: Cổng Thái Học; Khu Thái Học; Lầu Chuông; Lầu Trống. Hoạt động 2: Mô tả kiến trúc và chức năng của một trong số các công trình trong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được kiến trúc và chức năng của một trong số các công trình: Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Nhà bia Tiến sĩ. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm (4 – 5 HS/nhóm) và yêu cầu mỗi nhóm chọn một công trình trong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Văn Miếu, Khuê Văn Các, Quốc Tử Giám, Nhà bia Tiến sĩ) để mô tả. - GV mời đại diện HS các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời (nếu có). - GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức: + Văn Miếu: · Xây dựng năm 1070 để thờ Khổng Tử và các nhà nho có công phát triển Nho giáo. · Gồm các công trình: Cổng Văn Miếu, Cổng Đại Trung, Khuê Văn Các, Nhà bia Tiến sĩ, Cổng Đại Thành, Khu Đại Thành, Cổng Thái Học, Khu Thái Học. + Khuê Văn Các: · Xây dựng năm 1805, xung quanh trang trí phù điêu rồng với hoa lá. · Tầng trên có kiến trúc mái gỗ, lợp ngói ống, lan can bằng gỗ. Cửa sổ tròn với các thanh gốc tỏa ra bốn phía, tượng trưng cho sao Khuê. · Bốn mặt có câu đối ca ngợi nền văn hóa dân tộc. + Nhà bia Tiến sĩ: · Các nhà che bia làm bằng khung gỗ, lợp ngói mũi hài, nền lát gạch. · Có 82 tấm bia tiến sĩ (tương ứng với 82 khoa thi) được dựng từ năm 1484 đến năm 1780. Nội dung các tấm bia ghi tên, quê quán, khoa thi của 1304 tiến sĩ. · Thể hiện sự tôn vinh người hiền tài và truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. + Quốc Tử Giám: · Xây dựng năm 1076, làm nơi học tập của các hoàng tử và con các quan đại thần. · Đến thời Trần, nhận con nhà dân thường học giỏi vào học. · Gồm các công trình: Cổng Thái Học, Khu Thái Học, Lầu Chuông, Lầu Trống. * Một số biện pháp giữ gìn khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hoạt động 3: Biện pháp để giữ gìn các di tích lịch sử a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp để giữ gìn các di tích lịch sử. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, đọc thông tin và quan sát từ hình 4 SHS tr.55 để thực hiện nhiệm vụ: Cho biết những biện pháp nào đã được thực hiện để giữ gìn khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. - GV mời đại diện nhóm HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời (nếu có). - GV nhận xét, bổ sung và chuẩn xác kiến thức: + Trùng tu, tôn đạo. + Tuyên truyền đến khách tham quan có trách nhiệm bảo vệ môi trường, không xâm phạm hiện vật. + Giáo dục di sản cho HS. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức, kĩ năng đã học trong bài. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Trò chơi Ai nhanh hơn? - GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi. - GV lần lượt đọc các hỏi trắc nghiệm, các đội xung phong giành quyền trả lời. Đội nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất, đó là đội chiến thắng. - GV đọc câu hỏi: Câu 1: Văn Miếu được xây dựng vào năm nào? A. Năm 1070. B. Năm 1071. C. Năm 1072. D. Năm 1073. Câu 2: Nhà vua nào đã cho xây dựng Văn Miếu? A. Lý Thái Tổ. B. Lý Thánh Tông. C. Lý Nhân Tông. D. Lý Huệ Tông. Câu 3: Xung quanh Khuê Văn Các được trang trí bằng phù điêu nào? A. Phù điêu rồng với hoa lá. B. Phù điêu hình người. C. Phù điêu cá chép hóa rồng. D. Phù điêu chim công. Câu 4: Văn Miếu - Quốc Tử Giám có bao nhiêu tấm bia tiến sĩ? A. 81 tấm bia. B. 82 tấm bia. C. 83 tấm bia. D. 84 tấm bia. Câu 5: Văn Miếu – Quốc Tử Giám là thể hiện tinh thần tốt đẹp nào của dân tộc ta? A. Tinh thần nhân nghĩa. B. Tinh thần hiếu học. C. Tinh thần hiếu đạo. D. Tinh thần yêu nước. - GV mời các đội xung phong trả lời. - GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc. - GV chốt đáp án:
Nhiệm vụ 2. HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SHS tr.55 - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân và đưa ra câu hỏi: + Chức năng nào của Quốc Tử Giám khác với chức năng của Văn Miếu ở những điểm nào? + Hãy đề xuất một số biện pháp để giữ gìn các di tích lịch sử. - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời (nếu có). - GV nhận xét và chuẩn kiến thức: + Quốc Tử Giám là trường dạy học cho các hoàng tử và con của các quan đại thần, còn Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử và các nhà nho có công trong việc phát triển Nho giáo. + Một số biện pháp: · Thu gom rác trong khi di tích. · Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về di tích lịch sử. · Viết thư giới thiệu về di tích lịch sử cho bạn bè. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ mục Vận dụng: Hãy nêu cảm nghĩ của em về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam sau khi tìm hiểu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám. - Các nhóm thực hiện yêu cầu bài tập ở nhà, tiết sau sẽ trình bày sản phẩm trước lớp. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Thăng Long – Hà Nội. + Hoàn thành bài tập phần Vận dụng. + Đọc trước Bài 10 – Văn Miếu – Quốc Tử Giám (SHS tr.52). |
- HS đọc thông tin.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm.
- HS trả lời.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS chia thành các đội chơi. - HS lắng nghe GV phổ biến.
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS thực hành theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS tiếp thu, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo